Tìm
English
Thứ sáu, 17/03/2017 - 11:8

Hội nghị tổng kết đào tạo đại học học cùng lúc hai chương trình giai đoạn 2010-2016
Sáng ngày 16/3 vừa qua tại HT A1 Đức Thắng, Học viện Tài chính đã tổ chức Hội nghị tổng kết đào tạo đại học học cùng lúc hai chương trình giai đoạn 2010-2016.

Chương trình đào tạo hệ ĐHCQ học cùng lúc 2 chương trình (gọi tắt là song ngành) được triển khai từ năm 2010 trên cơ sở quyết định 1197/QĐ-HVTC (ngày 2/12/2010) và quyết định 1274/QĐ-HVTC (ngày 27/12/2012) thay thế quyết định 1197/QĐ-HVTC đã được trên 6 năm và đã đạt được 1 số kết quả nhất định trong công tác đào tạo.

Đến dự Hội nghị có các đồng chí trong Ban Giám đốc; Toàn thể lãnh đạo bộ môn, Khoa, Ban và tương đương cùng các chuyên viên các ban QLĐT, KT&QLCL, CTCT&SV, VP các khoa chuyên ngành. Đồng chí PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ – Giám đốc Học viện chủ trì Hội nghị, thư ký Hội nghị là đồng chí Đoàn Thị Thuý Nga - Chuyên viên Ban QLĐT.

PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ – Giám đốc Học viện chủ trì Hội nghị

Mở đầu Hội nghị, TS. Nguyễn Đào Tùng - Trưởng Ban Quản lý đào tạo đã báo cáo trước Hội nghị về những thuận lợi, khó khăn, những việc đã làm được và chưa làm được khi thực hiện đào tạo đại học học cùng lúc hai chương trình trong thời gian qua và đề ra những phương hướng trong thời gian tới.

TS. Nguyễn Đào Tùng - Trưởng Ban Quản lý đào tạo đọc báo cáo tổng kết

PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ - Giám đốc Học viện đã nghiên cứu các ý kiến từ các đơn vị gửi lên bằng văn bản và lắng nghe các ý kiến phát biểu trực tiếp về đánh giá công tác đào tạo đại học học cùng lúc hai chương trình với các nội dung chính như: Chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, thời gian đào tạo, kinh phí đào tạo, cố vấn học tập…và các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo đại học học cùng lúc hai chương trình.

Phần cuối chương trình, các đại biểu tham dự Hội nghị cùng tham gia đóng góp rất nhiều ý kiến về các nội dung trong công tác đào tạo đại học cùng lúc hai chương trình. Các ý kiến được Hội nghị ghi nhận và đưa ra các giải pháp về tổ chức đào tạo cùng lúc hai chương trình trong thời gian tới cụ thể như sau:

Thứ nhất, công tác chính tr tư tưởng cần thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học cùng lúc 2 chương trình, giúp người học mở rộng được cơ hội tìm kiếm việc làm, giảm bớt nặng nề đối với sinh viên trúng tuyển vào ngành mà mình chưa thích ngay ban đầu, gia tăng thu nhập cho giáo viên, cán bộ; cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thường xuyên nhắc nhở, giám sát của các bộ phận trong Học viện. Đẩy mạnh công tác tuyển sinh, phổ biến tuyên truyền đến từng cán bộ, giảng viên những điểm cần chú ý để thu hút sinh viên.

Nghiên cứu ban hành hướng dẫn mang tính “cẩm nang” về việc học cùng lúc 2 chương trình. Trong đó, xây dựng các phương án triển khai theo các “lộ trình” hoặc “kịch bản” khác nhau để sinh viên và phụ huynh hiểu rõ ngay từ khi sinh viên mới nhập học.

Thứ hai, rà soát, hoàn thiện đồng bộ các văn bản, CTĐT, quy định về học cùng lúc hai chương trình…để phục vụ và đáp ứng kịp thời nhu cầu đào tạo. VD về sửa đổi  chương trình đào to để tạo thuận lợi cho sinh viên có nhu cầu học 2 chương trình cần thiết kế chương trình có sự giao thoa và linh hoạt hơn theo hướng: các môn tự chọn, bổ trợ của từng ngành/chuyên ngành nên là các môn nghiệp vụ/cơ sở ngành của các ngành khác. Các môn lựa chọn và bổ trợ được thiết kế theo các nhóm môn định hướng theo các chương trình học thứ 2.

Thứ ba nghiên cứu kế hoạch đào tạo,thời khóa biểu,  bố trí lại thời gian học cho sinh viên một cách hợp lý, hạn chế học tối vì trùng với lịch học lại, học cải thiện; có thể bố trí lịch học vào kỳ phụ (tháng 7) để sinh viên tiếp thu tốt hơn

Thứ tư củng cố lực lượng cố vấn học tập, tập huấn, tăng cường cố vấn: Cần tăng cường công tác tập huấn cho cố vấn học tập về hình thức đào tạo cùng lúc 2 chương trình. Gắn trách nhiệm và quyền lợi (hỗ trợ kinh phí quản lý) của cố vấn học tập với các sinh viên có thực hiện học 2 chương trình.

Thứ năm, về chính sách học phí: Đối với sinh viên học cùng lúc 2 chương trình, Học viện có thể nghiên cứu chính sách học phí linh hoạt, ưu đãi ở mức độ nhất định.

Thứ sáu, tăng cường công tác thanh tra, đánh giá phản hồi ý kiến người dạy, người học, người phục vụ để kịp thời điều chỉnh phù hợp với nhu cầu  người học; tăng cường quản lý chặt coi thi, chấm thi, ra đề thi nhằm nâng cao chất lượng sinh viên học cùng lúc hai chương trình.

- Định kỳ tổ chức thăm dò ý kiến sinh viên song ngành về công tác quản lý-giảng dạy như đối với ngành 1 nhằm rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời đối với công tác quản lý và giảng dạy theo hướng nâng cao không ngừng chất lượng quản lý phục vụ và chất lượng đào tạo các hệ đào tạo của học viện, trong đó có hệ song ngành.

Thứ bảy, về công tác quản lý/hỗ trợ sinh viên: Học viện xác định rõ việc giao trách nhiệm quản lý sinh viên học cùng lúc 2 chương trình cho khoa nào quản lý, xác định sinh viên học ngành thứ 2 cũng được hỗ trợ như sinh viên ngành 1 về các hoạt động ngoại khóa, các lợi ích khác. Tăng cường cố vấn học tập cho khoa quản lý sinh viên cho phù hợp.

- Có phương án hỗ trợ các khoa chuyên ngành có sinh viên học chương trình 2 để tăng cường công tác quản lý, hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập như: hỗ trợ sinh hoạt ngoại khóa, hỗ trợ học bổng ngoài ngân sách, hỗ trợ thực tập tốt nghiệp…, hoăc có chính sách học bổng riêng ngoài học bổng ngành 1 để khuyến khích sinh viên.

Thứ tám, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên xây dựng cơ chế hỗ trợ sinh viên học cùng lúc hai chương trình.

Một số hình ảnh các đại biểu phát biểu trong Hội nghị:

PGS.TS. Nguyễn Vũ Việt - Phó Giám đốc Học viện

PGS. TS. Trương Thị Thủy - Phó Giám đốc Học viện

PGS.TS. Bùi Văn Vần - Trưởng Khoa Tài chính doanh nghiệp

PGS. TS. Mai Ngọc Anh - Trưởng khoa Kế toán

PGS. TS. Nguyễn Xuân Thạch - Trưởng Ban CTCT&SV

Ths. Phạm Trung Kiên - Trưởng Ban KT&QLCL

PGS. TS. Thịnh Văn Vinh -  Phó trưởng khoa Kế toán

PGS.TS. Đào Thị Minh Thanh - Phó trưởng Khoa Quản trị kinh doanh

 

 

Trung tâm Thông tin
Số lần đọc: 32
Các bài đã đăng

Danh sách liên kết