Tìm
English
Thứ tư, 15/05/2019 - 14:56

Hội thảo Khoa học giảng viên khoa Tài chính quốc tế chủ đề “Tác động của xu hướng bảo hộ thương mại đến nền kinh tế Việt Nam”
Chiều 08/5/2019, tại phòng họp A1, trụ sở Học viện Tài chính, số 58, Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra Hội thảo nghiên cứu KH giáo viên Khoa Tài chính quốc tế với chủ đề “Tác động của xu hướng bảo hộ thương mại đến nền kinh tế Việt Nam”. Hội thảo là cơ hội giúp các giảng viên, sinh viên Khoa TCQT và các nhà khoa học quan tâm có thể nghiên cứu, phân tích, trao đổi về xu hướng bảo hộ trong thời kì mới và tác động hai mặt của nó tới nền kinh tế Việt Nam. Từ đó đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của xu hướng này đến nền kinh tế nước ta trong thời gian tới.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Tham dự hội thảo có sự góp mặt của PGS.TS. Vũ Duy Vĩnh, phó trưởng khoa TCQT, , TS. Lê Thanh Hà - Phụ trách BM Quản trị Tài chính quốc tế, TS. Hoàng Thị Phương Lan, phó trưởng bộ môn Kinh tế quốc tế, Th.S Vũ Việt Ninh - Phụ trách BM Tài chính quốc tế, TS. Nguyễn Thị Thúy Nga, phó trưởng Ban Quản lí Khoa học, nhà báo Đức Việt – Thời báo Tài chính Việt Nam cùng toàn thể giảng viên và các em sinh viên khoa Tài chính quốc tế.

Mở đầu Hội thảo, PGS.TS Vũ Duy Vĩnh đã nêu tầm quan trọng của việc nghiên cứu tác động của xu hướng bảo hộ thương mại trong giai đoạn hiện nay. Song song với xu hướng toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại, trên thế giới tồn tại xu hướng bảo hộ thương mại mà biểu hiện cụ thể nhất chính là  cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang có nhiều diễn biến phức tạp có khả năng cản trở sự tăng trưởng của kinh tế toàn cầu.

Toàn cảnh hội thảo

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh phát biểu tại hội thảo

Cả Mỹ và Trung Quốc đều là những thị trường xuất khẩu cũng như nhập khẩu quan trọng của Việt Nam. Do đó ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc này là khó tránh khỏi cả trong ngắn hạn và dài hạn. Th.S Vũ Việt Ninh tham luận về tổng quan và diễn biến của xu hướng bảo hộ thương mại hiện nay, giúp các nhà nghiên cứu có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề hết sức thời sự này.

ThS.Vũ Việt Ninh phát biểu tại hội thảo

Th.S Phí Thị Thu Hương trình bày về các công cụ, biện pháp và liên quan được áp dụng gây tổn hại đối với thương mại quốc tế…từ đó đưa ra quan điểm chủ nghĩa bảo hộ quay lại xuất phát từ Mỹ và các nước phát triển tác động tiêu cực đến thương mại và kinh tế toàn cầu. Đồng tình với quan điểm đó TS. Lê Thanh Hà đã phát biểu và đưa ra những khó khăn gặp phải của nền kinh tế Việt Nam khi đứng trước nguy cơ chiến tranh thương mại, chủ nghĩa bảo hộ có thể xuất hiện và lan rộng trên phạm vi toàn cầu.

ThS.Phí Thị Thu Hương phát biểu tại hội thảo

TS.Lê Thanh Hà phát biểu tại hội thảo

Tuy nhiên cơ hội có thể đạt được cho Việt Nam cũng được các nhà KH nhìn nhận ở nhiều góc độ như về xuất khẩu các sản phẩm vốn đang là thế mạnh của TQ tại thị trường Mỹ (như dệt may, da giày, nông sản, thủy sản, đồ gỗ, nội thất…), cơ hội trong lĩnh vực công nghệ ( là lĩnh vực đóng vai trò lớn trong chiến tranh thương mại bởi hàng điện tử và linh kiện liên quan chiếm lượng lớn nhất trong danh mực nhập khẩu vào Mỹ từ TQ). Ngoài ra là cơ hội về đầu tư, Việt Nam có thể là sự lựa chọn điểm đến đầu tư an toàn cho các nhà đầu tư Mỹ và Trung quốc, trong tương lai có thể có sự dịch chuyển của hai luông vốn đầu tư này vào Việt Nam nhằm giảm thiểu rủi ro chính trị có thể gặp phải…). Để hiện thực hóa được các cơ hội trên. PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đã phát biểu nêu ra các giải pháp cụ thể cần làm trước mắt cho nền kinh tế Việt Nam như nâng cao nhận thức của DN về vấn đề này, nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, tăng cường thông tin trao đổi,tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các DN, đặc biệt là các DN FDI nhằm tránh hiện tượng thoái vốn đầu tư…

Kết thúc hội thảo, PGS.TS Vũ Duy Vĩnh đã tổng kết lại vai trò, tầm quan trọng của việc nghiên cứu xu hướng bảo hộ mới và những ứng phó cần thiết của nền kinh tế VN nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực.

Một số hình ảnh tại hội thảo:

 

Khoa Tài chính quốc tế
Số lần đọc: 1

Danh sách liên kết