Tìm
English
Thứ năm, 15/08/2019 - 14:21

Bám sát tiêu chuẩn kiểm định về hoạt động Hội nhập và Hợp tác quốc tế
Cùng với yêu cầu hội nhập và quá trình đổi mới tại HVTC, thì hoạt động HTQT đã được Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện chỉ đạo sát sao, mạnh mẽ. Vì thế, Ban HTQT, HVTC đã xác định rõ các định hướng, mục tiêu cần phải thực hiện nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hình ảnh, ranking của HVTC, Cụ thể:

            Thứ nhất, thống nhất đầu mối quản lý hoạt động Hợp tác quốc tế và chuẩn bị các yêu cầu kiểm định

            Thống nhất đầu mối quản lý các hoạt động HTQT là chức năng, nhiệm vụ tại HVTC, nhằm nắm bắt kịp thời các thông tin "ra, vào có yếu tố nước ngoài" của hoạt động HTQT tại Học viện. Đảm bảo tuân thủ các quy định của Nhà nước về quản lý Người nước ngoài. Thực hiện tôn chỉ Học viện luôn mong muốn, mời gọi và tạo điều kiện tốt cho các Giảng viên, các nhà nghiên cứu nước ngoài đến trao đổi, hợp tác, giảng dạy...nhưng phải trong khuôn khổ quy định mới đảm bảo sự thống nhất quản lý cũng như định hướng phát triển hội nhập của Nhà nước nói chung và HVTC nói riêng, tiêu chí 8.1.1, 8.1.2, 8.2.1

            Đồng thời, nắm bắt các hoạt động HTQT để tổng hợp, đánh giá và đề xuất chiến lược đáp ứng yêu cầu phát triển Việt Nam, của HVTC nói chung và yêu cầu kiểm định theo tiêu chí Việt Nam hiện tại và các tiêu chí quốc tế trong tương lai. Thông tư 12/2017/TT-BGDDT ngày 19/05/2017 Ban hành quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học, chỉ ghi rõ 4 tiêu chuẩn như sau

       Điều 11. Tiêu chuẩn 8: Các mạng lưới và quan hệ đối ngoại:

            1. Tiêu chí 8.1: Có kế hoạch phát triển các đối tác, mạng lưới và quan hệ đối ngoại để đạt được tầm nhìn, sứ mạng và các mục tiêu chiến lược của cơ sở giáo dục;

            2. Tiêu chí 8.2: Các chính sách, quy trình và thỏa thuận để thúc đẩy các đối tác, mạng lưới và quan hệ đối ngoại được triển khai thực hiện;

            3. Tiêu chí 8.3: Các đối tác, mạng lưới và quan hệ đối ngoại được rà soát;

            4. Tiêu chí 8.4: Các đối tác, mạng lưới và quan hệ đối ngoại được cải thiện để đạt được tầm nhìn, sứ mạng và các mục tiêu chiến lược của cơ sở giáo dục".

            Căn cứ vào các tiêu chí Quy định tại Thông tư 12/2017/TT-BGDDT, đồng thời, qua tham khảo một số tiêu chí của Khu vực, Tác giả đưa ra bảng tiêu chí đánh giá và phấn đấu khi kiểm định, Bảng 1

Bảng. Tiêu chí đánh giá kiểm định về Hoạt động HTQT tại các cơ sở đào tạo

Tiêu chí 8.1: Các hoạt động hợp tác quốc tế được thực hiện theo quy định của Nhà nước

TT

Nội dung

Đối tác

Số lượng

Ghi chú

8.1.1

Số lượng MOU/thỏa thuận hợp tác đơn vị đã ký kết với đối tác nước ngoài

 

 

 

 

 

8.1.2

Các đoàn ra/đoàn vào đã thực hiện trong năm

 

 

Đoàn ra

 

 

Đoàn vào

 

 

Tiêu chí 8.2: Các hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo có hiệu quả, thể hiện qua các chương trình hợp tác đào tạo, trao đổi học thuật; các chương trình trao đổi giảng viên và người học, các hoạt động tham quan khảo sát, hỗ trợ, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường đại học

TT

Chương trình

Đối tác

Số lượng

Ghi chú

8.2.1

Các chương trình/dự án đào tạo và NCKH được cấp phép đã triển khai với đối tác nước ngoài

  • Chương trình đào tạo Tiến sỹ
  • Chương trình đào tạoThạc sỹ
  • Chương trình đào tạo Cử nhân
  • Trao đổi sinh viên
  • Trao đổi giảng viên/nghiên cứu viên
  • Chương trình tham quan/khảo sát/thực tập/kiến tập

 

 

 

8.2.2

Số đầu sách giáo trình/chuyên khảo/tham khảo phục vụ cho các chương trình đào tạo liên kết

 

 

8.2.3

Số đầu sách giáo trình/chuyên khảo/tham khảo được xuất bản bởi một nhà xuất bản quốc tế

 

 

8.2.4

Số sinh viên đã tốt nghiệp từ các chương trình liên kết

  • Chương trình đào tạoTiến sỹ
  • Chương trình đào tạo Thạc sỹ
  • Chương trình đào tạo Cử nhân

 

 

 

8.2.5

Số sinh viên được cử đi học tập ở nước ngoài bằng hiệp định giáo dục/học bổng

8.2.6

Số sinh viên đã tuyển thêm từ các chương trình liên kết

  • Chương trình đào tạo Tiến sỹ
  • Chương trình đào tạo Thạc sỹ
  • Chương trình đào tạo Cử nhân

 

 

 

8.2.7

Số giảng viên nước ngoài tham gia giảng dạy tại các chương trình trong nước và chương trình liên kết

 

8.2.8

Số giảng viên của Học viện tham gia giảng dạy/tu nghiệp tại các chương trình đào tạo liên kết và các trường đại học nước ngoài

8.2.9

Số nghiên cứu viên của Học viện tham gia các chương trình/dự án nghiên cứu khoa học quốc tế

 

8.2.10

Các tổ chức nghề nghiệp quốc tế có ký kết hợp tác trong giáo dục và nghiên cứu khoa học

 

8.2.11

Các công ty/tập đoàn đa quốc gia có quan hệ đối tác với Học viện trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu, thực tập và tuyển dụng

 

 

 

 

 

 

 

Tiêu chí 8.3: Các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học có hiệu quả, thể hiện qua việc thực hiện dự án, đề án hợp tác nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, các chương trình áp dụng kết quảng hiên cứu khoa học và công nghệ vào thực tiễn, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học chung, công bố các công trình khoa học chung

8.3.1

Các hội thảo/tọa đàm NCKH quốc tế đã thực hiện

 

 

 

 

8.3.2

Số kỷ yếu đã xuất bản

 

 

 

 

8.3.3

Số bài tham luận hội thảo/tọa đàm quốc tế được xuất bản trên các tạp chí quốc tế có uy tín

 

 

 

 

8.3.4

Số bài báo/công trình khoa học của cán bộ/giảng viên đơn vị được xuất bản trên các tạp chí khoa học quốc tế/danh mục quốc tế có uy tín

 

 

 

 

8.3.5

Số giảng viên/nghiên cứu viên của đơn vị có các bài báo/công trình nghiên cứu được xuất bản/đăng trên các tạp chí/danh mục quốc tế

 

 

 

 

8.3.6

Số giảng viên/nghiên cứu viên của đơn vị có các bài báo quốc tế có học hàm GS/PGS

 

 

 

 

8.3.7

Số giảng viên/nghiên cứu viên của đơn vị có các bài báo quốc tế có học vị tiến sỹ

 

 

 

 

8.3.8

Số công trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở đã thực hiện

 

  • Cấp Nhà nước
  • Cấp Cơ sở

 

8.3.9

Số công trình nghiên cứu được thừa nhận có đóng góp thiết thực cho sự phát triển KT-XH

 

  • Cấp địa phương
  • Cấp quốc gia
  • Cấp khu vực
  • Toàn cầu

 

8.3.10

Các sáng kiến/cải tiến được thừa nhận

 

  • Phát minh
  • Sáng chế
  • Bản quyền công nghệ

 

                       

(Nguồn: 12-2017-TT-BGDDT ngày 19/05/2017 và tổng hợp của Tác giả)

 

            Thứ hai, tập hợp và phát huy năng lực đội ngũ Giảng viên, Nghiên cứu viên có trình độ Ngoại ngữ, đồng thời từng bước xây dựng môi trường làm việc tốt

            Đội ngũ GV, NCV có trình độ Ngoại ngữ tốt, tâm huyết cần thiết phải được tập hợp, nâng cao hiệu quả và phát huy tốt nhất năng lực của họ trong định hướng phát triển của Học viện. Cách khuyến khích của thể thực hiện theo quy luật Đẩy - Push hoặc quy luật Kéo - Pull. Đội ngũ GV, NCV cần được sử dụng vào giảng dạy chương trình Chất lượng cao, chương trình liên kết...với ngôn ngữ giảng dạy là Tiếng Anh hoàn toàn, tiêu chí 8.2.7. Đội ngũ này, cũng cần được sử dụng vào hỗ trợ các hoạt động HTQT, trong đó có HTQT trong NCKH. Cụ thể, với các GV, NCV đã có thời gian học tập tại nước ngoài thì họ có mối quan hệ với trường đối tác, có mối quan hệ với các Thầy Cô của trường đối tác, có các bài luận cuối khóa...những mối quan hệ này cần được kết nối lại và phát huy, theo định hướng mời gọi sự hỗ trợ của họ về mọi mặt. Đồng thời, tổng hợp các bài luận, công trình cuối khóa để triển khai hoạt động công bố các công trình NCKH này theo các kênh https://www.researchgate.net/, https://scholar.google.com/, https://www.mendeley.com/...tiêu chí 8.3.4, 8.4.5, 8.3.6, 8.3.7.  Quá trình công bố các công trình NCKH ra lĩnh vực quốc tế, đảm bảo cho nhiều đối tượng quan tâm, tiếp cận và tham khảo, trích dẫn. Có như vậy, các công trình NCKH này mới có ý nghĩa thực tiễn góp phần đánh dấu và nâng cao thương hiệu HVTC

            Đồng thời, tập huấn nhằm chuẩn bị đội chuyên nghiệp đón tiếp: tập hợp đội ngũ GV, NCV và các bạn SV có trình độ tiếng anh tốt, thường xuyên trao đổi, sinh hoạt theo chủ đề nhằm duy trì và luôn sẵn sàng đón tiếp các đoàn khách quốc tế, các cuộc hội thảo, tọa đàm quốc tế

            Thứ ba, mở rộng mối quan hệ để tăng cường trao đổi Giảng viên, Sinh viên

            Theo Tiêu chí 8.2.1. Các chương trình/dự án đào tạo và NCKH được cấp phép đã triển khai với đối tác nước ngoài, gồm có Trao đổi sinh viên, Trao đổi giảng viên/nghiên cứu viên, Chương trình tham quan/khảo sát/thực tập/kiến tập.

            + Đối với hoạt động trao đổi Sinh viên, Ban HTQT sẽ kết nối và đặt quan hệ đối tác với nhiều nước (phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh), và triển khai hai hình thức cơ bản là Study tour và Visiting tour, tiêu chí 8.2.4, 8.2.6

            Study tour là chương trình SV ra nước ngoài học tập (học một môn, học cả kỳ, học cả giai đoạn, thực tập/kiến tập...). Với hình thức này thì nội dung và kết quả học tập là mục đích chủ yếu, để làm được điều này dựa trên mối quan hệ song phương hoặc đa phương tức là phải có sự cam kết và thừa nhận lẫn nhau giữa các nước có mối quan hệ. Để từ đó, SV khi tham gia khóa học đầy đủ và kết thúc sẽ được thừa nhận thời gian học tập, nội dung học tập và điểm. Hình thức này có ưu điểm là mang lại nội dung cụ thể cho Phụ huynh cũng như các bạn SV khi tham gia Study tour do mức kinh phí phải bỏ ra. Nhưng cũng có hạn chế là giảm đi khoản học phí thu được của Học viện do các bạn khi học ở nước ngoài và được thừa nhận sẽ không phải đóng và học tại Học viện. Vì thế để đảm bảo hài hòa giữa hai mục đích, cần xây dựng một mức phí phù hợp gọi là phí chuyển điểm đối với SV tham gia Study tour và tự nguyện xét miễn học, miễn thi và thừa nhận điểm, điều này giống như SV có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế hoặc các bằng cấp quốc tế chuyên môn

            Visiting tour là chương trình đưa SV ra nước ngoài với mục đích tham quan (doanh nghiệp, danh lam thắng cảnh, trao đổi văn hóa, học kỹ năng mềm, khảo sát...) là chủ yếu. Với hình thức này thì SV sẽ tự chủ động trang bị các kiến thức mà bản thân thấy cần thiết và không liên quan đến quá trình xét chuyển điểm. Ưu điểm của hình thức này là đơn giản hơn trong các khâu tổ chức, không ảnh hưởng đến khoản thu của HV, nhưng lại hạn chế là khó hấp dẫn SV cũng như các bậc Phụ huynh vì mặc dù đều là cần thiết nhưng kết quả mang tính định tính nhiều hơn

            + Đối với trao đổi giảng viên và nghiên cứu viên: hoạt động này sẽ chỉ liên quan đến trao đổi GV giảng dạy và nghiên cứu viên mang tính ngắn hạn (Visiting Lecturer, Visiting Reaseach) giữa hai bên. Hình thức này đòi hỏi HVTC cần xây dựng Quy chế làm việc quy định về Visiting Lecturer, Visiting Reaseach, cũng như cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, trình độ ngoại ngữ của lớp SV học đối với trường hợp GV, NCV đến HVTC và lựa chọn những GV, NCV có chuyên môn tốt, trình độ ngoại ngữ tốt, ưu tiên chứng chỉ quốc tế đối với trường hợp GV, NCV của HVTC được cử đi, tiêu chí 8.2.7, 8.2.8

            Kết nối và mời gọi các diễn giả, chuyên gia và các nhà kinh tế có uy tín đến trao đổi, trình bày theo các chủ đề nhằm có những định hướng về các vấn đề lý luận, thực tiễn của quốc tế. Vì thế, sẽ tổ chức thường xuyên cuộc hội thảo quốc tế, các buổi tọa đàm, nói chuyện theo từng chủ đề

            Thứ tư, Cùng tổ chức nhóm chung về các hoạt động NCKH

            Tổ chức chung các hoạt động NCKH là hoạt động rất cần thiết đối với các cơ sở đào tạo nói chung và HVTC nói riêng. Cách thức tổ chức có thể theo các hình thức cử/giới thiệu đại diện các nhóm để cùng nhau NCKH; cùng tổ chức các cuộc hội thảo; cùng tham gia viết các bài báo có chất lượng tốt, các đề tài NCKH, các quyển sách hay. Cùng tổ chức nhóm để đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm các Quỹ như ADB, WB, Ford, Nafosted...để các nhà khoa học tại Học viện Tài chính phát huy được kiến thức, cũng như liên kết giữa các vấn đề lý luận và thực tiễn

            Đồng thời, mời gọi các chuyên gia uy tín quốc tế đầu ngành để cùng tham gia Hội đồng biên tập các Tạp chí của HV, thành lập Ban đề án triển khai xây dựng Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán của Học viện từng bước đạt các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, xứng tầm với năng lực NCKH sẵn có tại Học viện Tài chính. Nhằm hướng đến nâng cao chất lượng, thứ hạng vừa uy tín, ranking cũng như dần đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.  Đồng thời, tiếp cận với các quy định xếp hạng của các Trường Đại học trên thế giới để dần chuẩn hóa các nội dung đạt các yêu cầu này, hướng đến xếp hạng trong khu vực và quốc tế. Tìm hiểu các thủ tục xuất bản sách của nhà xuất bản có uy tín quốc tế, để từ đó thông báo và hỗ trợ cho các Nhà khoa học Học viện Tài chính có nhu cầu

            Đẩy mạnh các công trình NCKH quốc tế và hoạt động công bố quốc tế: luôn tìm kiếm, triển khai các công trình NCKH quốc tế đó là các dự án, đề tài, chương trình, các bài báo khoa học...Đây vừa là quy định bắt buộc của Bộ giáo dục và đào tạo, cũng như phát huy được tiềm năng sẵn có của các nhà khoa học tại Học viện Tài chính, tiêu chuẩn 8.3.8, 8.3.9, 8.3.10

            Thứ năm, tăng cường liên kết với các Hiệp hội, tổ chức quốc tế để hướng đến sự thừa nhận chung

            Hiện tại HVTC đang có mối quan hệ với các Hiệp hội kế toán nước ngoài như CPA Australia, ACCA và ICAEW. Trong đó ACCA có chương trình chất lượng cao về kế toán và Tài chính doanh nghiệp; ICAEW có chương trình chất lượng cao về kiểm toán và phân tích tài chính; Đồng thời, cũng đang dần tìm kiếm mở rộng các đối tác khác như CIMA...Mỗi Hiệp hội đều có những môn học được thừa nhận lẫn nhau với HVTC và trong mạng lưới chứng chỉ quốc tế. Tuy nhiên, nếu tách biệt sẽ dẫn đến khó đồng nhất và đáp ứng đầy đủ, vì thế, định hướng và mục tiêu cần xây dựng nhóm các môn cơ bản và nhóm các môn chuyên ngành. Việc phân chia hai nhóm là xuất phát từ nguyên lý xây dựng chương trình quốc tế là "Step by Step" từng cấp cơ bản lên cấp cao (Những môn cơ bản F đến môn P chuyên sau trong ACCA, những môn cơ bản CFAB đến các môn Advanced Level trong ICAEW...), từ cơ bản đến chuyên sâu, nhưng đảm bảo bao hàm các nội dung của lĩnh vực kế toán của tất cả các chứng chỉ quốc tế. Như vậy, chương trình sẽ hướng được sự thừa nhận chung giữa các chứng chỉ kế toán, kiểm toán quốc tế, tiêu chí 8.2.10

            Cuối cùng, nâng cao chất lượng và điều kiện của CBVC trong Ban

            Đây là yếu tố, vấn đề rất then chốt, quan trọng quyết định các định hướng, mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ thực hiện của Ban HTQT. Chất lượng và điều kiện về môi trường làm việc, là tạo nên môi trường làm việc "cứng" sạch sẽ, gọn gàng, đầy đủ phương tiện làm việc; còn môi trường làm việc "mềm" là đảm bảo tính chuyên nghiệp nhưng vẫn phải tạo sự đoàn kết, chân thành, thoải mái, chia sẻ, hỗ trợ và cùng giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống. Đồng thời, chất lượng và điều kiện làm việc còn được thể hiện ở mức sống, mức thu nhập. Cần phát huy nhiều hơn nữa, tận dụng năng lực nhàn rỗi để tìm kiếm, khai thác các nguồn thu như khai thác các nguồn thu từ dịch thuật tài liệu, từ thực hiện các công trình NCKH, từ hợp tác hỗ trợ các hoạt động liên kết và trong tương lai là dịch vụ hỗ trợ công bố các công trình quốc tế, các nhà xuất bản quốc tế...

Ban HTQT
Số lần đọc: 111

Danh sách liên kết