Tìm
English
Chủ nhật, 25/08/2019 - 6:1

Giới thiệu chuyên ngành Phân tích chính sách Tài chính

1. ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN: Chuyên ngành Phân tích chính sách Tài chính - Học viện Tài chính có đội ngũ nhân sự trình độ chuyên môn cao, hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn về ngành Tài chính - Ngân hàng, gồm có 1 Phó Giáo sư, 1 Tiến sĩ, 2 NCS, 1 Thạc sĩ và 1 GV kiêm chức.

STT

Họ và tên

Học hàm, học vị, chức vụ

1

Vũ Sỹ Cường

PGS - Phó Trưởng Bộ môn

2

Hoàng Trung Đức

TS - Giảng viên

3

Nguyễn Anh Quang

NCS - Giảng viên

4

Nguyễn Hữu Đại

NCS - Giảng viên

5

Nguyễn Thị Thảo

ThS - Giảng viên

6

Hà Thị Đoan Trang

TS - Kiêm chức

2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO CỦA CHUYÊN NGÀNH PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH

2.1. Mục tiêu chung:

Đào tạo cử nhân ngành Tài chính Ngân hàng chuyên ngành Phân tích chính sách tài chính có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt. Nắm vững những kiến thức cơ bản, hệ thống và hiện đại theo chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới về kinh tế – xã hội, quản trị kinh doanh và tài chính - ngân hàng; có năng lực phân tích, nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói chung,  phân tích chính sách tài chính nói riêng; có khả năng sử dụng ngoại ngữ tiếng Anh trong giao tiếp và công việc chuyên môn.  Cử nhân chuyên ngành Phân tích chính sách tài chính tại Học viện Tài chính được yêu cầu đầu vào cao, trong quá trình học phải đạt được trình độ đại học về chuyên môn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Bên cạnh khối kiến thức bắt buộc, tại HVTC, sinh viên còn  được nhà trường hỗ trợ về tài liệu, phòng máy tính, internet giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có điều kiện tiếp xúc với kiến thức mới, hiện đại về chuyên môn cũng như những hiểu biết nhất định về thực tế kinh tế Việt Nam và trên thế giới. Với các kỹ năng về nghiên cứu và học tập được Học viện trang bị nhằm xây dựng mô hình con người toàn diện đạt hiểu quả cao nhất trong công tác

2.2. Mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu đào tạo của chuyên ngành Phân tích chính sách tài chính thuộc ngành Tài chính - Ngân hàng là nhằm đào tạo các cán bộ quản lý và nghiên cứu có:

- Có kiến thức cơ bản, toàn diện và hệ thống về khoa học Tài chính-ngân hàng, về khoa học xã hội.

- Có đủ kỹ năng và năng lực phân tích để giải quyết các vấn đề chuyên môn với mức độ phức tạp cao, có tính liên ngành trong phân tích chính sách tài chính; có khả năng xây dựng chiến lược, kế hoạch tài chính trong doanh nghiệp và phân tích tác động của chính sách tài chính đến các chủ thể trong nền kinh tế. 

- Có kỹ năng tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu về chất lượng cũng như đòi hỏi ngày càng cao của xã hội về nhân lực ngành Tài chính ngân hàng và có thể tiếp tục học tập ở trình độ đào tạo cao hơn.

3.  TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP CỦA CHUYÊN NGÀNH PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH

          Chuyên ngành phân tích chính sách tài chính thuôc ngành Tài chính – Ngân hàng song lại được đào tạo sâu về kỹ năng phân tích. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp, các sinh viên chuyên ngành phân tích chính sách tài chính có đủ khả năng và chuyên môn để làm việc tại nhiều các cơ quan khác nhau. Cụthể:

          - Triển vọng nghệ nghiệp khu vực công: Ở cấp Trung ương, sinh viên có thể làm việc chuyên môn về thực thi và phân tích chính sách tại các Tổng cục, Vụ, Cục, Viện nghiên cứu thuôc các bộ, ban ngành liên quan – như Bộ Tài chính (Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan, Kho bạc), Bộ Kế Hoạch đầu tư, Ngân hàng nhà nước, Bộ công thương…cũng như các Bộ, Ngành khác. Ở câp địa phương sinh viên có thể làm việc tại các đơn vị như Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Sở Tài chính, Sở kế hoạch và đầu tư, các Sở, Ban, Ngành ở địa phương là những cơ quan hành chính nhà nước liên quan lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng. Sinh viên cũng có chuyên môn để có thể làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập từ trung ương đến địap hương.

            - Triển vọng nghệ nghiệp khu vực tư: Do kiến thức và kỹ năng được cung cấp đa dạng nên sinh viên chuyên ngành phân tích chính sách tài chính có thể làm phân tích tài chính và thẩm định dự án, quản lý dự án, chuyên viên phân tích đầu tư, phân tích tài chính tại các bộ phận kế hoạch, tài chính, tư vấn, hoạch định chiến lược của các Tổng công ty, các công ty và các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Sinh viên chuyên ngành cũng có nhiều cơ hội làm việc trong các tổ chức phi chính phủ, các công ty tư vấn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các công ty chứng khoán…

          - Ngoài ra sinh viên chuyên ngành cũng sẽ có nhiều cơ hội để làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường, các cơ quan nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, cũng như nhân viên của các tổ chức trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực kinh tế tài chính.

Số lần đọc: 106

Danh sách liên kết