Tìm
English
Thứ năm, 07/05/2020 - 9:40

Chuyên ngành Quản lý Tài chính công, ngành Tài chính - Ngân hàng: Hiện thực ước mơ và hoài bão lập nghiệp của bạn

1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển

Tiền thân của Chuyên ngành Quản lý Tài chính công là Chuyên ngành Quản lý Ngân sách nhà nước - một trong những chuyên ngành được hình thành ngay từ những ngày đầu thành lập trường Cán bộ Tài chính - Kế toán Trung ương (nay là Học viện Tài chính) theo Quyết định số 117/CP ngày 31 tháng 7 năm 1963 của Hội đồng Chính phủ. Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, tên gọi và các môn học nghiệp vụ của Chuyên ngành đã có những thay đổi phù hợp với nhu cầu và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử.

- Giai đoạn 1963 - 1993: Chuyên ngành Quản lý Ngân sách nhà nước, đào tạo hai môn học nghiệp vụ chính là Quản lý thu ngân sách và Quản lý chi ngân sách.

- Giai đoạn 1994 - 2003: Chuyên ngành Quản lý Tài chính nhà nước, đào tạo nhiều môn học nghiệp vụ như Quản lý thu ngân sách; Quản lý chi ngân sách; Cấp phát và cho vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản; Quản lý Kho bạc Nhà nước; Kế toán ngân sách; Kế toán nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.

Giai đoạn 2004 - 2012: Chuyên ngành Quản lý Tài chính công, đào tạo hai môn học nghiệp vụ có tính chất tổng hợp là Quản lý Tài chính công và Kế toán công.

Giai đoạn 2012 - Nay: Chuyên ngành Quản lý Tài chính công, đào tạo các môn học nghiệp vụ chuyên sâu như Lý thuyết Quản lý tài chính công; Quản lý thu ngân sách; Quản lý chi ngân sách; Quản lý tài chính các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công; Quản lý tài chính xã, phường; Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng vốn ngân sách nhà nước…

2. Mục tiêu đào tạo của Chuyên ngành Quản lý Tài chính công

Trang bị cho sinh viên các kiến thức lý luận và thực tiễn về nghiệp vụ quản lý tài chính công của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Phát triển tư duy độc lập, sáng tạo và trau dồi phẩm chất chính trị, tư cách, đạo đức cho sinh viên để thực hiện có hiệu quả các nghiệp vụ quản lý tài chính công.

3. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Chuyên ngành Quản lý Tài chính công

3.1. Kiến thức ngành

Có kiến thức cơ bản, toàn diện và hệ thống về lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, cụ thể:

- Hiểu biết đầy đủ bản chất các quy luật kinh tế - tài chính trong nền kinh tế.

- Nắm vững cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước và vận dụng phù hợp trong thực tiễn.

- Có khả năng phân tích dữ liệu, đánh giá, dự báo, quản lý, quản trị các vấn đề trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng.

- Có khả năng tự cập nhật những vấn đề mới và những thay đổi trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng để phục vụ cho công tác chuyên môn; có kiến thức và trình độ sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật, phần mềm chuyên dùng phục vụ cho công tác chuyên môn.

3.2. Kiến thức chuyên ngành

Có kiến thức cơ bản, toàn diện về quy trình, nội dung, phương pháp quản lý tài chính công: xây dựng và thẩm định, tổ chức thực hiện, theo dõi và đánh giá quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính công của các cấp chính quyền nhà nước, các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công, các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức tài chính của Nhà nước.

- Có kiến thức cơ bản về phân tích các thông tin tài chính công và quản trị tài chính để tham mưu cho các cấp chính quyền nhà nước và lãnh đạo các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công, các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức tài chính của Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính một cách hiệu quả.

- Có kiến thức cơ bản, nắm vững và tự cập nhật được các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về kinh tế, tài chính nói chung và quản lý tài chính công nói riêng như Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý nợ công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công… để phục vụ công tác chuyên môn.

- Có kiến thức cơ bản về kế toán công, thuế và quản lý thuế, phân tích chính sách tài chính, tài chính doanh nghiệp và các kiến thức kinh tế vĩ mô liên quan đến hoạt động quản lý tài chính công.

4. Về nội dung đào tạo Chuyên ngành Quản lý Tài chính công

Ngoài phần kiến thức giáo dục đại cương, phần kiến thức giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sinh viên Chuyên ngành Quản lý Tài chính công được tiếp cận phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp gồm: Kiến thức cơ sở khối ngành; Kiến thức cơ sở ngành; Kiến thức chuyên ngành; Kiến thức bổ trợ.

TT

MÃ HP

TÊN HỌC PHẦN

SỐ TC   

 

Kiến thức cơ sở khối ngành

6

1

MAE0101

Kinh tế vĩ mô

3

2

MIE0100

Kinh tế vi mô

3

 

Kiến thức cơ sở ngành

25

1

SFL0115

Ngoại ngữ chuyên ngành 1

3

2

SFL0116

Ngoại ngữ chuyên ngành 2

3

3

APR0123

Nguyên lý kế toán

4

4

ELA0142

Pháp luật kinh tế

3

5

SPR0124

Nguyên lý thống kê

3

6

FAM0192

Tài chính tiền tệ

4

7

ACO0234

Tin học ứng dụng

2

8

QEC0096

Kinh tế lượng

3

 

Kiến thức ngành

18

1

TAX0215

Thuế

2

2

INS0001

Bảo hiểm

2

3

CUS0030

Hải quan

2

4

IFI0190

Tài chính quốc tế

3

5

CFI0186

Tài chính doanh  nghiệp 1

3

6

SBM0156

Quản lý tiền tệ ngân hàng trung ương

2

7

SMI0196

Thị trường chứng khoán và đầu tư chứng khoán

2

8

AVA0025

Định giá tài sản 1

2

 

Kiến thức chuyên ngành

14

 

 

Phần bắt buộc

12

1

PFM0106

Lý thuyết quản lý tài chính công

2

2

BRM0153

Quản lý thu ngân sách

2

3

BEM0145

Quản lý chi ngân sách

4

4

FIO0149

Quản lý tài chính các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công

2

5

FIC0152

Quản lý tài chính xã, phường

2

 

 

Phần tự chọn

2

1

FST0198

Thống kê tài chính

2

2

CCM0146

Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng vốn ngân sách nhà nước

2

 

Kiến thức bổ trợ

20

 

 

Phần bắt buộc

12

1

BTA0041

Kế toán ngân sách & nghiệp vụ kho bạc

3

2

OAC0038

Kế toán hành chính sự nghiệp 1

2

3

OAC0249

Kế toán hành chính sự nghiệp 2

2

4

PEC0094

Kinh tế công cộng

3

5

PAS0009

Chuẩn mực kế toán công

2

 

 

Phần tự chọn

8

1

IEC0099

Kinh tế quốc tế 1

2

2

MMO0113

Mô hình toán kinh tế

2

3

PMA0147

Quản lý dự án

2

4

IEC0033

Internet & Thương mại điện tử

2

5

CCU0246

Văn hoá doanh nghiệp

2

6

PRE0144

Quan hệ công chúng

2

7

GAU0078

Kiểm toán căn bản

2

8

MSI0056

Khoa học quản lý

2

9

PFM0151

Quản lý tài chính công (giảng bằng tiếng Anh)

2

10

BMA0167

Quản trị kinh doanh

2

 

Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Học viện Tài chính, sinh viên Chuyên ngành Quản lý Tài chính công được tiếp cận kiến thức chuyên môn thực tế qua các buổi tọa đàm với các báo cáo viên đến từ các cơ quan chuyên môn của Quốc hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước, Sở Tài chính…; tham gia nghiên cứu khoa học, hội thảo khoa học; thực tập các nghiệp vụ quản lý tài chính công tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức và viết luận văn tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn của các giảng viên, các nghiên cứu sinh có kinh nghiệm của bộ môn.

5. Về vị trí và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường

Chuyên viên tài chính - ngân sách nhà nước tại các cơ quan quản lý tài chính - ngân sách của các cấp chính quyền nhà nước như: Bộ Tài chính, Sở Tài chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư; Kho bạc Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Kho bạc Nhà nước huyện; cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan; Dự trữ nhà nước; Bảo hiểm xã hội…

- Chuyên viên tài chính tại các cơ quan nhà nước như Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ; Văn phòng Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân các cấp chính quyền địa phương; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước trực thuộc các Bộ và cơ quan ngang Bộ, các cơ quan nhà nước khác ở trung ương; các Sở và các cơ quan nhà nước khác ở cấp tỉnh; các Phòng và các cơ quan nhà nước khác ở cấp huyện...

- Chuyên viên tài chính tại các đơn vị sự nghiệp như trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu, bảo tàng, thư viện, nhà xuất bản, truyền hình Việt Nam và truyền hình ở các địa phương…

- Chuyên viên tài chính tại các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Liên đoàn Lao động Việt Nam; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam…

- Giảng viên, nghiên cứu viên về quản lý tài chính công tại các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu khoa học trên phạm vi cả nước như các học viện, các viện nghiên cứu, các đại học, trường đại học...

- Chuyên gia tư vấn về quản lý tài chính công cho các cấp chính quyền nhà nước, các bộ, các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức quốc tế…

- Chuyên viên tài chính, kế toán viên, kiểm soát viên tại các doanh nghiệp, các ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các công ty bảo hiểm thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.

6. Về cơ hội triển vọng nghề nghiệp

- Có cơ hội phát triển chuyên môn trở thành các nhà lãnh đạo về kinh tế tài chính của các cấp chính quyền nhà nước, các cơ quan quản lý tài chính - ngân sách của các cấp chính quyền nhà nước, các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

- Có cơ hội phát triển chuyên môn trở thành chuyên viên và cán bộ lãnh đạo tài chính, kế toán, kiểm soát tại các ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các công ty kiểm toán, các công ty bảo hiểm thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.

- Có cơ hội phát triển chuyên môn trở thành các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, chuyên gia về kinh tế, tài chính.

 

Khoa Tài chính công
Số lần đọc: 31

Danh sách liên kết