Tìm
English
Thứ năm, 20/05/2021 - 8:59

Chuyên ngành Kế Toán Công – Lựa chọn mới cho thời đại mới
Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo trở thành nước đáng sống hàng đầu thế giới có thu nhập tốt và tăng trưởng cao. Chính phủ Việt Nam chuyển đổi thành Chính phủ kiến tạo, với nỗ lực không ngừng nghỉ, chính vì vậy, nhu cầu đội ngũ chuyên sâu về lĩnh vực kế toán, đặc biệt là Kế toán Công ngày càng được chú trọng.

Sinh viên Kế toán Công được trang bị tri thức làm việc trong nước và quốc tế, làm ở cả khu vực doanh nghiệp cũng như khu vực công,được miễn một số môn và tham dự các kỳ thi lấy chứng chỉ quốc tế, trong nước về nghề nghiệp như ACCA, ICEW, CPA Úc, CPA Việt Nam, CIMA, CIA, CFA, CMA, VACPA … Kế toán Công là chuyên ngành đầu tiên ở Việt Nam được mở ở Học viện Tài chính, cung cấp nhân lực chất lượng cao cho Tổng kế toán nhà nước, cho Bộ Tài chính, ngành Tài chính, cho đơn vị hành chính sự nghiệp, Kho Bạc Nhà nước, Thuế, Hải quan, Dự trữ nhà nước, …. Với hàng triệu đơn vị kế toán, người đi tiên phong trong quản lý tài chính, kế toán, tài sản công của nhà nước, không những thế chương trình chuyên ngành kế toán công còn thiết kế cho người học lựa chọn và phát huy tối đa cả ở kế toán khu vực tư, trở thành chủ nhân tương lai ở các vị trí kế toán trưởng trong các doanh nghiệp và đặc biệt là cung cấp tri thức để thành công trong con đường khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, tiên phong trong kỷ nguyên số, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Chuyên ngành Kế toán công – Mã CN: 23 thuộc khoa Tài Chính Công, Học viện Tài chính tự hào có loogo thương hiệu mạnh, có bài hát về chuyên ngành âm vang tên gọi: “Sáng giữa cuộc đời”

Logo chuyên ngành kế toán công - HVTC

Bài hát về chuyên ngành: Link bài hát

1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển

Chuyên ngành Kế toán công (mã số 23), thuộc ngành Kế toán (mã số D340301) được thành lập theo Quyết định số 350/QĐ-HVTC ngày 11 tháng 4 năm 2012 của Học viện Tài chính. Đây là chuyên ngành đầu tiên được mở ở Việt Nam nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên sâu về kế toán công, am hiểu một cách tường tận kiến thức về kế toán, tài chính trong cả hai khu vực công và tư. Sự tiên phong này xuất phát từ nhu cầu lớn về nhân lực Kế toán công có trình độ đại học và sau đại học trong trung và dài hạn, trước những đòi hỏi của tiến trình cải cách Quản lý Tài chính công và Kế toán công ở Việt Nam về sự công khai, minh bạch, hiệu quả của hệ thống thông tin kinh tế - xã hội, đặc biệt ở lĩnh vực công trong xu thế hội nhập. Thực tế qua 9 năm hoạt động, chuyên ngành Kế toán công ngày càng thu hút sinh viên khi đăng ký dự thi vào Học viện Tài chính khi số lượng sinh viên chuyên ngành Kế toán công tăng lên rất nhanh so với thời kỳ mới thành lập, từ hơn 120 sinh viên năm đầu tiên lên tới hơn 1000 sinh viên các thế hệ ở thời điểm hiện tại. Điều này đã dần khẳng định đường hướng đúng đắn của chuyên ngành Kế toán công, một chuyên ngành đã, đang và sẽ dần được xã hội quan tâm, đánh giá cao và lựa chọn.

2. Giảng viên bộ môn hiện nay

Qua 9 năm hoạt động, chuyên ngành Kế toán công đã xây dựng lên một đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn không ngừng được nâng cao.

Với 18 giảng viên; trong đó có 10 giảng viên cơ hữu, 04 giảng viên kiêm chức và 04 giảng viên thỉnh giảng; 04 PGS, 13 tiến sĩ, 05 thạc sĩ; 02 GVCC, 01 GVC, 07 GV. Giảng viên cơ hữu: NGƯT.PGS.TS. Ngô Thanh Hoàng (Phó trưởng ban Quản lý khoa học, Trưởng bộ môn); TS. Võ Thị Phương Lan (Phó trưởng bộ môn); PGS.TS. Chúc Anh Tú (Trưởng ban Hợp tác quốc tế, Phó trưởng bộ môn); TS. Lê Văn Liên; TS. Phạm Thu Huyền; TS. Hy Thị Hải Yến; ThS. Phạm Thu Trang; ThS. Ngô Thị Thùy Quyên; ThS. Lê Thị Bích Ngọc; ThS. Lê Thanh Dung. Giảng viên kiêm chức: PGS.TS.NGƯT Trương Thị Thủy (Phó Giám đốc HVTC); TS.GVCC Nguyễn Đào Tùng (Phó giám đốc HVTC), PGS.TS. Nguyễn Mạnh Thiều (Trưởng ban Tổ chức cán bộ); TS. Nguyễn Hồng Chỉnh. Giảng viên thỉnh giảng có: TS Vũ Đức Chính (Cục trưởng cục kiểm tra giám sát kế toán kiểm toán, Bộ Tài chính); TS. Hoàng Xuân Hòa (Nguyên vụ trưởng vụ kinh tế tổng hợp ban kinh tế trung ương, nguyên trợ lý UV Bộ Chính Trị Vương Đình Huệ; TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Vụ phó, Ban kiểm tra trung ương; TS. Nguyễn Đức Thọ, Phó Cục trưởng Cục Tài vụ quản trị Tổng cục Hải quan.

3. Mục tiêu và nội dung đào tạo của chuyên ngành Kế toán công:

Sinh viên học Kế toán công giống như “Đánh cờ thắng nước đôi” khi chỉ phải đi “một nước”, tức là lựa chọn được công việc cả lĩnh vực công và lĩnh vực tư.

Sinh viên Kế toán công sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng Cử nhân Kế toán như cácchuyên ngành Kế toán khác. Bên cạnh đó, chuyên ngành Kế toán công còn trang bị cho sinh viên những kiến thức đủ sâu, đủ rộng về kế toán, tài chính ở cả hai khu vực công và tư, trong đó tập trung trọng tâm vào lĩnh vực công.

Nội dung chương trình đào tạo chuyên ngành Kế toán công có đầy đủ các môn học ở cả nhiều lĩnh vực:

- Lĩnh vực kế toán công: Tổ chức công tác kế toán công, Chuẩn mực kế toán công, Kế toán HCSN, Kế toán NSNN&NVKBNN, Kế toán nghiệp vụ thu NSNN, kế toán NS và TC xã, Kế toán quản trị công,Kế toán quỹ dự trữ, Kế toán BHXH, …. Đây là những môn học chỉ riêng có ở Chuyên ngành Kế toán công, Học viện Tài chính. Với những môn học này, sinh viên hoàn toàn có được lợi thế vô cùng lớn khi tham gia tuyển dụng vào khu vực công.

- Lĩnh vực Kế toán doanh nghiệp: Sinh viên được học 3/6 môn trong kiến thức ngành và chuyên ngành, như: Kế toán tài chính 1, Kế toán tài chính 2, Đại cương về kế toán tập đoàn...

- Lĩnh vực Kiểm toán: Sinh viên được học 2/5 môn kiến thức ngành và chuyên ngành kiểm toán như: Kiểm toán căn bản, Kiểm toán NSNN

- Lĩnh vực Tài chính công: Sinh viên được học 3/5 môn kiến thức chuyên ngành (phần bắt buộc) như: Quản lý Tài chính công, Quản lý tài chính ở các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công, Quản lý tài chính xã phường...

- Lĩnh vực Tài chính doanh nghiệp: Sinh viên được học 2/5 môn kiến thức chuyên ngành (phần bắt buộc) như: Tài chính doanh nghiệp 1, Tài chính doanh nghiệp 2.

Bên cạnh đó, với các môn học bổ trợ và môn học tự chọn liên quan đến các ngành, chuyên ngành khác nhau trong khối ngành kinh tế, chắc chắn với chương trình đào tạo được thiết kế ưu việt – rộng về lĩnh vực – sâu về chuyên môn, cho phép sinh viên chuyên ngành Kế toán công lựa chọn tích lũy kiến thức sâu ở khu vực công hay khu vực tư, ở cả thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Sinh viên Kế toán công sau khi ra trường sẽ đạt chuẩn về:

  • Kiến thức ngành và chuyên ngành
  • Kỹ năng chuyên môn (Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm)
  • Thái độ, văn hoá cũng như phẩm chất nghề nghiệp
  • Kỹ năng Tiếng Anh và Tin Học

4. Cơ hội, ví trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán công ra trường có thể làm những công việc liên quan đến chuyên môn sâu của mình về tài chính – kế toán ở những khu vực sau:

(Số liệu thống kê đến cuối năm 2020)

5. Nhận định khách quan của sinh viên, xã hội hiện nay

Đối với xã hội Việt Nam hiện nay, quá trình phát triển ngày càng được đẩy mạnh từ trung ương đến địa phương. Cơ chế tài chính theo định hướng cải cách ngày càng tiếp cận phương thức quản lý mới, kèm theo đó cần nâng cao trách nhiệm của các đơn vị kế toán. Nền kinh tế thị trường luôn đòi hỏi công tác kế toán nói chung, kế toán trong lĩnh vực công nói riêng phải thừa nhận các nguyên tắc, thông lệ phổ biến của quốc tế, nhưng đồng thời phải phù hợp với đặc điểm mô hình quản lý và trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước. Sự phát triển này đi kèm với việc nhu cầu về nhân lực trình độ đại học chuyên ngành kế toán công ngày càng lớn. Chính vì vậy, sinh viên Kế toán công sẽ được tiếp cận gần hơn đến môi trường này và có nhiều cơ hội việc làm hơn sau khi ra trường.

Đối với sinh viên đang theo học và đã tốt nghiệp, chuyên ngành Kế toán công trang bị cho sinh viên đầy đủ kiến thức về lĩnh vực công và lĩnh vực tư, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường. 95% sinh viên Kế toán công sau khi tốt nghiệp có việc làm. Với khối kiến thức thức ngành Kế toán và chuyên ngành được đào tạo, nghiên cứu, cử nhân Kế toán công – Học viện Tài chính có điều kiện tuyệt vời để tìm kiếm vị trí công tác như mong đợi.

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán công:

1. Nguyễn Đăng Quang CQ 50: Tổng cục Thuế;

2. Phùng Thị Thanh Huyền CQ51:  Kế toán Sở GTVT Tỉnh Quảng Ninh;

3. Nguyễn Thanh Trang CQ 50: Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex;

4. Nguyễn Diệu Hà CQ51: Ngân hàng Agribank chi nhánh Phú Thọ;

 5. Trần Thị Ngọc Mai CQ51: Kế toán trưởng Công ty Dino LLC- Vốn đầu tư nước ngoài;

6. Nguyễn Cảnh Hưng CQ51: Kiểm toán viên tại KPMG Việt Nam;

7. Nguyễn Thị Thu Hiền CQ51: Giảng viên môn Thuế, Kế toán tài Chính tại Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật và Nghiệp vụ Hà Nội;

Một số hoạt động của sinh viên chuyên ngành KTC

Lễ tốt nghiệp khóa 52

 

Sinh viên chuyên ngành Kê Toán Công tổ chức gala tri ân thầy cô 20/11

Đại diện sinh viên chuyên ngành Kế Toán Công nhận học bổng từ Uỷ viên HĐQT công ty cổ phần Fecon

Tọa đàm hành trang tân sinh viên chuyên ngành KTC khóa 57

Tọa đàm hành trang tân sinh viên khóa 58

Tọa đàm Phương pháp học tập ở bậc đại học sinh viên K58

Chuyên ngành Kế toán Công
Số lần đọc: 5487

Danh sách liên kết