Tìm
English
Thứ hai, 05/07/2021 - 14:44

An toàn giao thông và phòng chống dịch bệnh COVID -19 để mùa hè trọn niềm vui
(HVTC) – Mùa hè đang đến với kỳ nghỉ dài sau thời gian học tập, giảng dạy. Học viện kêu gọi cán bộ quản lý, giảng viên và các sinh viên, học viên cùng nhau thực hiện một mùa hè ý nghĩa, thú vị với việc thực hiện nghiêm các quy định về ATGT cũng như thông điệp 5K của Bộ Y tế và tiêm vaccine phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Mùa hè là thời nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân tổ chức nghỉ mát, giã ngoại. Đây cũng là dịp kỳ thi Tốt nghiệp THPT diễn ra trên phạm vi cả nước. Tình hình trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ hè vì vậy luôn trong tình trạng “nóng” vì quá tải và các vụ tai nạn giao thông (TNGT) tăng cao... Mặt khác, tình hình dịch bệnh COVID-19 cũng đang diễn biến phức tạp, khó lường. Vì vậy, mỗi cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên và các học viên Học viện Tài chính phải luôn thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về an toàn giao thông (ATGT) cũng như thực hiện thông điệp 5K của Bộ Y tế và tiêm vaccine phòng, chống dịch bệnh  COVID-19.

Đảm bảo an toàn giao thông

Những năm gần đây ở Việt Nam, cả nước xảy ra hơn 40 vụ tai nạn giao thông (TNGT)/ 01 ngày, làm chết 34 người và bị thương 30 người. TNGT đường bộ chiếm trên 95% trong tổng số các vụ tai nạn giao thông. Trung bình có tới  trên 12.000 thiệt mạng vì TNGT/ 01 năm - tương đương dân số một xã/ phường và gấp hàng trăm lần số người chết vì đại dịch HIV/AIDS/ năm ở VN. TNGT làm cho nhiều  gia đình lâm vào cảnh tang thương, ngoài gây ra những cái chết tức thì, TNGT còn để lại những hậu quả lâu dài với sự đau đớn về thể xác, tinh thần với những chi phí khổng lồ, đẩy nhiều gia đình có người bị TNGT  lâm vào sự kiệt quệ về kinh tế bị và làm thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm.

Các lỗi vi phạm phổ biến là không đội mũ bảo hiểm, đánh võng, vượt đèn đỏ, tụ tập đông xe gắn máy dưới lòng đường, không tuân thủ quy định về tốc độ và đi đúng làn đường và tham gia giao thông khi đã uống rượu/ bia. Những lỗi vi phạm tưởng nhỏ này nhưng lại gây ra những hậu quả nghiêm trọng, không chỉ đối với người vi phạm mà đối với những người khác.

Để đảm bảo ATGT, mỗi cán bộ, giảng viên Học viện Tài chính luôn đi đầu, gương mẫu trong xây dựng, thực hiện  “Văn hoá giao thông”, tuân thủ tự giác pháp luật ATGT. Mỗi sinh viên, học viên Học viện phải thể hiện vai trò xung kích, tích cực của tuổi trẻ trong tự giác thực hiện các quy định của Luật ATGT nói riêng, pháp luật của Nhà nước nói chung.  

Thực hiên nghiêm thông điệp của Bộ Y tế về phòng, chống COVID-19

Dịch bệnh COVID-19 toàn cầu càng diễn biến phức tạp, khó lường khi một số “biến thể - biến chủng virus” ra đời. Hiện có 4 biến thể SARS-CoV-2 được WHO xếp vào nhóm đáng lo ngại được phát hiện lần đầu tại Anh, Nam Phi, Brazil và Ấn Độ, gồm Alpha, Beta, Gamma và Delta. Trong đó, biến thể Delta được coi là nguy hiểm nhất, là chủng lây nhiễm chủ đạo trên toàn cầu, theo cảnh báo mới đây của WHO.

 Biến thể Delta Plus mang đột biến K417N, phân biệt nó với biến thể Delta.

Những biến thể giúp virus xâm nhập và lây lan nhanh hơn mới là biến thể sẽ tồn tại và dần dần thay thế các chủng virus ban đầu. Gần đây, Delta có 2 đột biến khiến nó nguy hiểm hơn phần còn lại gồm L452R (giúp virus dễ lây lan từ người sang người hơn) và E484Q (giúp virus tăng khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch, ngay cả người đã mắc COVID-19 cũng có khả năng bị nhiễm biến thể này).

 Chôn cất nạn nhân mắc Covid-19 tử vong ở Indonesia (Nguồn VOV)

Đến hôm nay, Delta vẫn đang là biến chủng SARS-CoV-2 nguy hiểm nhất. Nếu tiếp tục đột biến, chủng này sẽ gây ra mối đe dọa vô cùng lớn với khả năng lây nhiễm cao.

Một phụ nữ Indonesia khóc nấc bên nấm mộ sơ sài của người thân qua đời vì Covid-19 ngày 28/6. ( Ảnh: Reuters)

Trong thời điểm hiện tại, tiêm chủng đúng liều lượng là giải pháp vô cùng quan trọng, không chỉ để bảo vệ người dân khỏi tử vong và bệnh nặng, mà còn để nâng cao miễn dịch cộng đồng và giảm thiểu lây nhiễm.

Song song quá trình đó cần phải thực hiện tốt khuyến cáo 5K để hạn chế thấp nhất việc lây lan trong cộng đồng. Thông báo ngay cho cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất khi có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 và tuyệt đối không tự mua thuốc uống điều trị tại nhà.

Mỗi cá nhân tự giác và vận động người thân, bạn bè tự giác sẽ tạo nên một xã hội tự giác chấp hành quy định phòng, chống dịch.

Để mùa hè an toàn và thật ý nghĩa, đừng quên tuân thủ nghiêm quy định pháp luật về ATGT, chủ động thực hiện thông điệp 5K của Bộ y tế cùng với  tiêm vaccine phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Luật giao thông đường bộ mới nhất 2020: Những mức phạt cần biết

Nghị định 100/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 46/2016 do Chính phủ ban hành có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2020. Trong đó có hàng loạt hành vi vi phạm giao thông được sửa đổi, tăng nặng mức xử phạt.

Sau đây là những sửa đổi mới nhất, đáng chú ý nhất của bộ luật giao thông đường bộ năm 2020 so với luật giao thông đường bộ năm 2019, mà người tham gia giao thông cần biết.

1. Những thay đổi mới nhất trong bộ luật giao thông đường bộ năm 2020:

1.1 Từ 01/01/2020, cấm uống rượu bia khi lái xe

Cấm điều khiển phương tiện tham gia luật giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn (khoản 8 Điều 8 Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 sửa đổi tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia số 44/2019/QH14, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020).

  • Theo đó, từ ngày 01/01/2020, nghiêm cấm người uống rượu, bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

  • Trước đó, người điều khiển phương tiện được lái xe dù trong người có nồng độ cồn miễn là dưới ngưỡng 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/l khí thở.

  • Như vậy, từ ngày 01/01/2020, cấm hoàn toàn việc lái xe khi có nồng độ cồn. Người vi phạm có thể bị phạt tới 40 triệu đồng, tước Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.

Vì thế, giao Bộ Công an chủ trì, hoàn thiện Hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét. Bổ sung Dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 để Quốc hội khóa XIV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10, thông qua tại kỳ họp thứ 11.

1.2 Quy định về đèn vàng

Tại khoản 3 Điều 10, đèn giao thông được quy định bao gồm: Đèn xanh, Đèn đỏ và Đèn vàng. Trong đó, đèn xanh là được đi; đèn đỏ là cấm đi.

Đèn vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Thêm vào đó, tại điểm 10.3.2 khoản 10.3 Điều 10 QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ (ban hành kèm theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT, nhấn mạnh:

Tín hiệu vàng báo hiệu thay đổi tín hiệu của đèn xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp.

Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác.

1.3 Vượt xe phải báo hiệu bằng đèn hoặc còi

Điều 14 quy định, xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; khi xe điện đang chạy giữa đường; khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

1.4 Chuyển hướng phải bật đèn xi nhan

Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ (khoản 1 Điều 15).

Khi chuyển hướng phải nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ và các xe đi ngược chiều.

Lưu ý, chỉ được rẽ khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác

1.5  7 nơi không được lùi xe

Điều 16 quy định, không được lùi xe tại các địa điểm sau:

  • Ở khu vực cấm dừng;

  • Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

  • Nơi đường bộ giao nhau;

  • Nơi đường bộ giao với đường sắt;

  • Nơi tầm nhìn bị che khuất;

  • Trong hầm đường bộ;

  • Đường cao tốc.

1.6 Dừng, đỗ xe không cách lề đường phố quá 0,25m

– Dừng xe là trạng thái đừng yên tạm thời của xe trong một khoảng thời gian cần thiết để cho người lên, xuống xe, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác (khoản 1 Điều 18);

– Đỗ xe là trạng thái đứng yên của xe không giới hạn thời gian (khoản 2 Điều 18).

Theo đó, nguyên tắc dừng, đỗ xe trên đường phố được quy định tại Điều 19 Luật Giao thông đường bộ như sau:

Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách lề đường, hè phố quá 0,25m; trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20m.

Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước.

1.6  Xe chữa cháy được đi trước tiên

Theo Điều 22, trong số các xe ưu tiên thì xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ được ưu tiên đi trước các xe khác. Sau đó là lần lượt là

  • Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp;

  • Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

  • Xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai; Đoàn xe tang.

Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường

1.7. Chỉ được “kẹp 3” trên xe máy trong 3 trường hợp

Người điều khiển xe máy chỉ được chở một người, trong 03 trường hợp sau thì được chở 02 người: Chở người bệnh đi cấp cứu; Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; Chở trẻ em dưới 14 tuổi.

Khi ngồi trên xe máy không được sử dụng ô; mang, vác vật cồng kênh; đứng trên yên xe… – theo Điều 30.

1.8.  Tốc độ cho phép của các loại xe

Theo khoản 1 Điều 12 Luật giao thông mới nhất, người lái xe phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường. Điều 6, Điều 7, Thông tư 31/2019/TT-BGTVT hướng dẫn cụ thể quy định này như sau:

  • Trong khu vực đông dân cư:

– Đường đôi; đường một chiều có từ 02 làn xe cơ giới trở lên: Tối đa 60km/h;

– Đường hai chiều; đường một chiều có 01 làn xe cơ giới: Tối đa 50km/h.

  • Ngoài khu vực đông dân cư:

– Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn:

  • Tối đa 90 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

  • Tối đa 80km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới;

– Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc):

  • Tối đa 80 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

  • Tối đa 70km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

– Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông):

  • Tối đa 70 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

  • Tối đa 60km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

– Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc:

  • Tối đa 60 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;

  • Tối đa 50km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

1.9 Khoảng cách an toàn giữa các xe

Bên cạnh đảm bảo tốc độ cho phép, Luật Giao thông yêu cầu người lái xe phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình. Thông tư 31/2019/TT-BGTVT hướng dẫn về điều này như sau:

Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:

Khoảng cách an toàn giữa các xe trong giao thông đường bộ
– Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường quanh co, đèo dốc…, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách theo biển báo trên đường.

1.10. Cấm người đi bộ đi vào đường cao tốc

Điều 26 Luật giao thông đường bộ 2008 cấm người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Với các phương tiện khác, khi đi vào đường cao tốc, người lái xe phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe…

Ngoài ra còn có một số quy định khác cũng được bổ sung trong điều luật nhằm mục đích xây dựng nền giao thông an toàn, văn minh. Cụ thể: Lái xe có nồng độ cồn bị phạt cao nhất đến 40 triệu và tước GPLX 2 năm

2. Mức xử phạt cụ thể trong các trường hợp vi phạm luật giao thông như sau:

Cùng với Luật phòng, chống tác hại của rượu bia, kể từ đầu năm 2020, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông (ngoại trừ người đi bộ) mà có nồng độ cồn trong người đều bị tăng mức xử phạt so với trước đây.

Cụ thể, mức xử phạt thấp nhất là 80.000 đồng, cao nhất có thể lên đến 40 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị phạt bổ sung bằng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) trong 2 năm.

 Mức phạt rất nặng với trường hợp vi phạm luật giao thông năm 2020

2.1 Mức phạt vi phạm vượt quá tốc độ tăng cao đến 20 triệu đồng

Trước đây, Nghị định 46 quy định nhóm vi phạm hành vi lái xe chạy quá tốc độ có mức xử phạt thấp nhất từ 600.000 – 800.000 đồng, cao nhất là 2-3 triệu đồng và bị xử phạt tước GPLX lâu nhất từ 2 – 4 tháng. Tuy nhiên, tại Nghị định 100 đã tăng mức xử phạt lên mức thấp nhất là 800 nghìn – 1 triệu đồng, cao nhất ở mức 10 – 20 triệu đồng. Đối với thời gian tước GPLX được bổ sung cho hành vi chạy quá tốc độ từ 20-35 km. Cụ thể:

 2.2 Bổ sung hình phạt cho hành vi đi lùi, đi ngược chiều trên đường cao tốc

Nghị định 46 trước đây mới chỉ quy định về mức xử phạt đối với hành vi đi ngược chiều trên cao tốc. Nghị định 100 hiện nay đã bổ sung thêm quy định về việc đi lùi trên đường cao tốc. Theo đó, kể từ nay trở đi, những trường hợp đi lùi, đi ngược chiều trên cao tốc sẽ bị phạt từ 16 -18 triệu đồng và bị tước GPLX từ 5-7 tháng.

 Mức phạt với trường hợp vi phạm trên đường cao tốc

2.3 Sử dụng điện thoại khi lái xe cũng bị phạt đến 2 triệu đồng

Cũng trong Nghị định 100 mới ban hành của Chính phủ, tại Điểm a, Khoản 4 Điều 5 quy định rất rõ người đang điều khiển phương tiện xe ô tô và các loại xe tương tự có sử dụng điện thoại di động sẽ bị nâng mức xử phạt lên mức cao nhất là 2 triệu đồng. Trường hợp gây ra tai nạn giao thông, tài xế sẽ bị phạt bổ sung bằng cách tước quyền sử dụng GPLX từ 2 – 4 tháng.

Ngoài ra, một điểm đáng chú ý trong quy định mới này là kể từ nay trở đi, người đi xe mô tô, xe máy, xe máy điện, các loại xe tương tự xe máy, mô tô, sử dụng điện thoại di động, ô (dù), tai nghe…cũng sẽ bị xử phạt từ 600 nghìn đến 1 triệu đồng, thậm chí có thể bị tước GPLX từ 2-4 tháng.

 Mức phạt với trường hợp sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông

2.4 Lái xe vào làn thu phí mà không đủ điều kiện bị phạt 2 triệu đồng

Quy định về việc xe ô tô không đủ điều kiện đi vào làn thu phí tự động nhưng tài xế vẫn đi vào làn đường này sẽ bị xử phạt từ 1-2 triệu đồng. Trước đó quy định này chưa từng xuất hiện trong điều luật.

2.5 Nâng mức phạt của một số hành vi vi phạm giao thông khác

Ngoài những điểm đáng chú ý về mức xử phạt các hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ đáng chú ý ở trên, Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn tăng nặng mức xử phạt của một số lỗi vi phạm khác như: không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; vượt đèn đỏ/đèn vàng; bấm còi, rú ga, sử dụng đèn chiếu xa trong khu đông dân cư; tài xế không thắt dây an toàn khi điều khiển xe và hành khách không thắt dây an toàn khi xe chạy. Cụ thể:

Một số mức phạt trong nghị định 100/2019-NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt cần lưu ý:

5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;

b) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;

b) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều này;

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;

đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

g) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;

h) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;

i) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.

9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 2 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;

Ban CTCT&SV (Tổng hợp)
Số lần đọc: 1246
Các bài đã đăng

Danh sách liên kết