Tìm
English
Thứ hai, 15/11/2021 - 12:33

Hội thảo quốc tế với vai trò của tài chính - kế toán trong thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững
(HVTC) – Ngày 12/11, tại điểm cầu trụ sở chính Học viện Tài chính, Hội thảo “Tài chính Kế toán Thúc đẩy Kinh tế Tư nhân Phát triển Nhanh và Bền vững” (FASPS-3) do Học viện Tài chính phối hợp với Đại học Tài chính Marketing, Đại học Tài chính Kế toán và Trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính đồng tổ chức, kết nối với hàng trăm các nhà quản lý, nhà khoa học trong và ngoài nước. Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được 120 bài báo đăng trong kỷ yếu bằng tiếng Anh.

Đại biểu tại điểm cầu trực tiếp, Hội trường A1, Học viện Tài chính

Tham dự Hội thảo, về phía Bộ Tài chính có: PGS.TS. Lưu Đức Tuyên – Phó cục Trưởng cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán; TS. Lê Thị Thuỳ Vân – Phó Viện trưởng Viện chiến lược và chính sách tài chính;

Đại biểu tham dự trực tuyến qua zoom

Diễn giả chính của Hội thảo có: PGS., TS. Simone Domenico Scagnelli, Phó trưởng khoa Tài chính Kế toán, Đại học Kinh doanh và Luật thuộc Đại học Edith Cowan, Perth, Australia; PGS. TS. Farhad Taghizadeh-Hesary, Phó giáo sư kinh tế, Đại học Tokai, Nhật Bản – Giáo sư thỉnh giảng, Khoa Kinh tế, Đại học Keio, Nhật Bản;

Về Đại học Tài chính – Maketing, có sự hiện diện của PGS.TS. Hồ Thủy Tiên - Phó Hiệu trưởng trường đại học Tài chính –Marketing; PGS.,TS. Phan Thị Hằng Nga – Phó Trưởng (Phụ trách) phòng Quản lý khoa học;

Về phía đồng chủ trì Hội thảo, Trường Đại học Tài chính – Kế toán có: TS. Phạm Sỹ Hùng- Hiệu trưởng trường đại học Tài chính – kế toán; TS. Bùi Thị Yến Linh – Phó Hiệu trưởng trường đại học Tài chính – kế toán; trường Bồi dưỡng cán bộ Bộ Tài chính, có ThS. Đỗ Văn Trường Giám đốc Trường Bồi dưỡng cán bộ, Bộ Tài chính; PGS.,TS. Nhữ Trọng Bách – Phó Giám đốc trường Bồi dưỡng cán bộ Bộ Tài chính; Về phía Học viện Tài chính, có PGS.,TS. NGND. Nguyễn Trọng Cơ - Giám đốc Học viện; PGS.TS. NGƯT. Trương Thị Thủy - Phó Giám đốc Học viện; PGS.,TS. NGƯT Nguyễn Vũ Việt, Phó Giám đốc Học viện; TS. Nguyễn Đào Tùng, Phó Giám đốc Học viện;  Tham dự Hội thảo có các nhà khoa học đến từ các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu trong cả nước.

PGS.,TS. NGND.Nguyễn Trọng Cơ - Giám đốc Học viện Tài chính

Phát biểu Khai mạc, PGS.,TS. NGND. Nguyễn Trọng Cơ - Giám đốc Học viện Tài chính đã nêu lên vai trò to lớn của kinh tế tư nhân và chủ trương lớn, nhất quán của Đảng về thành phần kinh tế quan trọng này. Theo đó, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển; tăng cường vai trò của thành phần kinh tế này trong phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng trong tình hình mới. Đại hội XIII của Đảng, vai trò, vị thế của kinh tế tư nhân ở nước ta đã được nâng lên và nó được coi là động lực của nền kinh tế. Thực tiễn hơn 35 năm đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, kinh tế tư nhân đã phát triển rộng khắp trong cả nước; đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an sinh xã hội của đất nước. PGS.,TS. NGND.Nguyễn Trọng Cơ nhấn mạnh vai trò của Hội thảo này: Tuy nhiên, kinh tế tư nhân chưa được phát huy hết vai trò, khả năng của nó và cần tiếp tục được hoàn thiện thể chế, nhất là chỉ đạo tổ chức thực tiễn để thực hiện đúng đường lối, chính sách, phát huy hơn nữa tiềm năng của kinh tế tư nhân. Đầu tư cho kinh tế tư nhân phát triển không phải là mục tiêu đạt tới, mà là phương tiện để phát triển kinh tế - xã hội và con người, góp phần xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam. Hội thảo hướng đến xây dựng và trang bị hệ thống cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn cùng các giải pháp cũng như kiến nghị đầy đủ hơn cho việc phát triển Tài chính, kế toán – kiểm toán trong bối cảnh mới.

Keynote Speaker PGS.,TS. Simone Domenico Scagnelli, Phó trưởng khoa Kế toán và Tài chính, Trường Kinh doanh và Luật, Đại học Edith Cowan, Úc trình bày tại Hội thảo

Tại phiên toàn thể, Keynote Speaker PGS.,TS. Simone Domenico Scagnelli, Phó trưởng khoa Kế toán và Tài chính, Trường Kinh doanh và Luật, Đại học Edith Cowan, Úc trình bày chủ đề “Phát triển bền vững và chế độ báo cáo, góc nhìn sau đại dịch”. Tác giả phân tích về các công ty trong bối cảnh biến đổi khí hậu, đại dịch COVID-19 và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời nhấn mạnh về bảo vệ môi trường, các mục tiêu phát triển bền vững và quản trị công ty (ESG) là cần thiết. Tiêu chuẩn của sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI) đã được áp dụng ở Châu Âu, song những thách thức đối với các nước đang phát triển. Do đó, chính phủ các nước đang phát triển phải có chính sách khuyến khích, tiến tới bắt buộc các doanh nghiệp đưa các tiêu chuẩn của GRI vào báo cáo.

Trong phiên toàn thể thứ 2, Phó giáo sư kinh tế Farhad Taghizadeh-Hesary, đại học Tokai, Nhật Bản trình bày chủ đề “Tài chính xanh để chuyển đổi năng lượng và phát triển xanh”. Tác giả đã đi sâu phân tích những thách thức với tài chính xanh, vai trò của các nhà đầu tư tổ chức với đầu tư xanh dài hạn, việc tận dụng hiệu ứng lan tỏa để tăng tỷ suất sinh lời; Giải pháp mang tính cộng đồng để tài trợ dự án năng lượng có quy mô nhỏ; Sự phát triển của cơ chế bảo lãnh tín dụng xanh. Tác giả cũng chỉ ra 4 thách thức đối với tài chính xanh: Thiếu nguồn vốn dài hạn; Dự án xanh nhiều rủi ro; Tỷ suất sinh lời thấp; năng lực của chủ thể tham gia thị trường. Trong đó, các các công ty bảo hiểm, các quỹ hưu trí đóng vai trò then chốt trong đầu tư dài hạn cho các dự án xanh. Tác giả đưa ra đề xuất giải pháp để thúc đẩy động cơ đầu tư vào các dự án năng lượng, nhằm thúc đẩy  tăng trưởng xanh. Quỹ tín thác đầu tư quê hương (HIT), giải pháp dựa vào cộng đồng, là đề xuất mới. Ngoài ra, cơ chế bảo lãnh tín dụng cũng được tác giả đề cập đến nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong tiếp cận nguồn vốn.

Tại phiên thảo luận,  2 chủ đề “Kế toán và phát triển kinh tế tư nhân” và “Tài chính và phát triển kinh tế tư nhân” với 4 phiên độc lập. 14 tham luận đã được lựa chọn để trình bày, lôi cuốn nhiều ý kiến đóng góp, phản biện. Các tác giả tập trung vào vào giải quyết cũng như đề xuất những vấn đề thực tiễn, cấp thiết như các tham luận: “Vai trò của ngân hàng số trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay”; “Cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam” hay “Phân tích tác động của Cơ chế một cửa ASEAN đối với việc cải thiện chỉ số hoạt động logistics: Các nước ASEAN và chính sách đối với Việt Nam” hay “Tác động của tỷ lệ sở hữu cổ phần của Giám đốc đối với chất lượng báo cáo tài chính của các công ty thuộc nhóm ngành niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán HCM.”….

Sinh viên Đặng Trường Thịnh, chương trình DDP, Viện đào tạo quốc tế, Học viện Tài chính trình bày tham luận

Bên cạnh những tham luận của tác giả và nhóm tác giả là các nhà khoa học đầu ngành – các giảng viên đến từ các trường đai học, học viện về tài chính - kế toán trong cả nước, còn có tham luận của nhóm sinh viên (Đặng Trường Thịnh, Nguyễn Thu Hà, Đàm Việt Hoàng) dẫn đến từ chương trình DDP, Viện đào tạo quốc tế, Học viện Tài chính do TS. Trần Thanh Thu hướng dẫn: “Những yếu tố quyết định thay đổi giá trị doanh nghiệp trong bối cảnh covid 19: Bằng chứng thực nghiệm từ các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh”. Đây là tham luận  thu hút được sự chú ý của nhiều nhà khoa học tham gia Hội thảo. Nhóm tác giả đã làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của giá trị doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch từ đó đưa ra 1 số đề xuất vớí chính phủ về các gói cứu trợ kinh tế, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ dành cho các doanh nghiệp nhỏ cũng như việc đẩy mạnh tiến trình cố phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và thúc đẩy vai trò tích cực chủ động của khu vực kinh tế tư nhân.

Hội thảo cũng đã trao giải Best Paper cho 8 bài báo tiêu biểu.

Phát biểu tổng kết Hội thảo, PGS.,TS. NGND.Nguyễn Trọng Cơ - Giám đốc Học viện Tài chính đã khẳng định: Hội thảo là một trong những sự kiện khoa học quan trọng năm 2021 của Học viện Tài chính, và là thông điệp về trăn trở, khát vọng đóng góp vào việc thúc đẩy sự hợp tác và chia sẻ kiến thức kinh nghiệm giữa các nhà khoa học trong nước và nước ngoài về lĩnh vực tài chính kế toán trong bối cảnh kỷ nguyên kỹ thuật số phát triển bùng nổ.

FASPS-3 là nỗ lực tiếp theo nhằm thúc đẩy nghiên cứu và quan tâm đối với lĩnh vực tư nhân, đưa lĩnh vực này thành “động lực chính” của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Học viện Tài chính và các đơn vị đồng tổ chức tin tưởng rằng FASPS-3 sẽ đưa ra được những phân tích, đánh giá, đề xuất, ý tưởng có hàm lượng khoa học cao và chuyên sâu cũng như các giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh, mạnh và bền vững của kinh tế tư nhân, hướng tới mục tiêu tổng thể đưa Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.

Gần 200 câu hỏi và các ý kiến phát biểu trao đổi trực tiếp tại 2 zoom và rất nhiều câu hỏi của nhiều nhà khoa học, học giả, chuyên gia trong nước và quốc tế; những người quan tâm đến lĩnh vực tài chính, kế toán được gửi trong chat book của 2 Zoom và sẽ được BTC tổng hợp trả lời trao đổi vào các dịp khác, trên các diễn đàn khoa học khac.

Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, những ý tưởng độc đáo, những luận cứ khoa học thực tiễn, đặc biệt các ý kiến phát biểu, thảo luận đã giúp những người tham gia có được được những bài học thực tiễn sinh động, quý giá và cần thiết cho quá trình nghiên cứu.

Đây là một trong những sự kiện khoa học quan trọng năm 2021 của Học viện Tài chính. Hội thảo là thông điệp về  sự trăn trở, khát vọng đóng góp thúc đẩy sự hợp tác và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm giữa các nhà khoa học trong và nước ngoài về phát triển kinh tế tư nhân.

Các tham luận được trình bày tại các phiên Hội thảo chuyên đề:

1. Vai trò của ngân hàng số trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay.

2.  Việc ưu tiên quản lý ngân sách nhà nước tại cơ quan kiểm toán nhà nước

3. Kế toán ở Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp và xu hướng hội nhập kế

 4. Cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam.

5.  Những yếu tố quyết định thay đổi giá trị doanh nghiệp trong bối cảnh covid 19: Bằng chứng thực nghiệm từ các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

6. Mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID- 19.

7. Sở hữu của nhà nước và đòn bẩy tài chính: Trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

8.  Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh - Những doanh nghiệp năng lượng trên sàn chứng khoán Việt Nam.

9.  Phát triển nền kinh tế xanh ở Việt Nam để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

4. Cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam.

5.  Những yếu tố quyết định thay đổi giá trị doanh nghiệp trong bối cảnh COVID- 19: Bằng chứng thực nghiệm từ các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

6. Mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID- 19

7. Sở hữu của nhà nước và đòn bẩy tài chính: Trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

8.  Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh - Những doanh nghiệp năng lượng trên sàn chứng khoán Việt Nam

9.  Phát triển nền kinh tế xanh ở Việt Nam để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

10. Phân tích tác động của Cơ chế một cửa ASEAN đối với việc cải thiện chỉ số hoạt động logistics: Các nước ASEAN và chính sách đối với Việt Nam

11. Một số vấn đề còn tồn tại đối với việc phát triển hội nhập kế toán của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

12. Tác động của tỷ lệ sở hữu cổ phần của Giám đốc đối với chất lượng báo cáo tài chính của các công ty thuộc nhóm ngành niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán HCM.

13. Những yếu tố ảnh hưởng từ covid 19 và chiến lược ứng phó của các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ ở Việt Nam

14. Chiến lược phát triển cân đối của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.

TN18: Danh sách Best Paper

HỘI TRƯỜNG A1; ZOOM 1

Chủ đề: Kế toán và phát triển kinh tế tư nhân.

 (10h00-11h30)

Chủ trì:

1.PGS.TS. Trương Thị Thủy - Phó Giám đốc Học viện Tài chính;

2.PGS.TS. Nhữ Trọng Bách - Phó Giám đốc Tr. BDCBTài chính.

Chairman:

  1. TS. Bùi Thị Yến Linh
  2. PGS.TS Ngô Thanh Hoàng
  3. PGS.TS Mai Ngọc Anh
  4. PGS.TS. Chúc Anh Tú;
  5. PGS.TS. Ngô Thị Thu Hồng;
  6. TS. Nguyễn Thị Hồng Vân;
  7. PGS.TS. Vũ Duy Vĩnh;
  8. TS. Ngô Đức Tiến

Tổ Thư ký:

1. TS. Nguyễn Minh Thành (Trưởng nhóm)

2. TS. Nguyễn Hương Giang;

3. TS. Nguyễn Bá Linh;

4. Ths. Bùi Tố Quyên;

5. Ths. Nguyễn Phương Tuyến.

6. Ths Lê Thị Yến Oanh

Chủ đề Kế toán và phát triển kinh tế tư nhân

(13h30-15h20)

Chủ trì:

1.PGS.TS. Nguyễn Vũ Việt - Phó Giám đốc Học viện Tài chính;

2.Ths. Đỗ Văn Trường -Giám đốc Trường BDCBTài chính.

Chairman:

  1. PGS. Farhad Taghizadeh-Hesary
  2. PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh;
  3. PGS.TS Ngô Thanh Hoàng
  4. PGS.TS. Chúc Anh Tú;
  5. PGS.TS Mai Ngọc Anh
  6. PGS.TS. Vũ Duy Vĩnh;
  7. TS. Nguyễn Thị Hồng Vân;
  8. TS. Ngô Đức Tiến

Tổ Thư ký:

1. TS. Nguyễn Minh Thành (Trưởng nhóm);

2. TS. Nguyễn Hương Giang;

3. TS. Nguyễn Bá Linh;

4. Ths. Bùi Tố Quyên;

5. Ths. Nguyễn Phương Tuyến.

6. Ths Lê Thị Yến Oanh

HỘI TRƯỜNG B; ZOOM 2

Chủ đề: Tài chính và phát triển kinh tế tư nhân.

(10h00-11h30)

Chủ trì:

1. TS. Phạm Sỹ Hùng- Hiệu trưởng Trường ĐHTC - KT;

2. PGS.TS. Hồ Thủy Tiên - Phó HT Trường ĐHTC-Marketing

Chairman:

  1. PGS.TS. Phan Thị Hằng Nga
  2. TS. Trần Tùng Lâm
  3. PGS.TS. Lê Xuân Trường
  4. PGS.TS. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư
  5. PGS.TS. Vũ Văn Ninh;
  6. TS. Bùi Tiến Hanh;
  7. TS. Nghiêm Văn Bảy;
  8. PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hòa;

Tổ Thư ký:

 1. TS. Nguyễn Anh Quang (Trưởng nhóm).

2. TS. Bùi Hà Linh;

3. TS. Phùng Thu Hà;

4. Ths. Hoàng Hồng Hạnh;

5. TS. Nguyễn Thùy Dung

 

Chủ đề: Tài chính và phát triển kinh tế tư nhân

(13h30-15h20)

Chủ trì:

1. TS. Nguyễn Đào Tùng - Phó Giám đốc Học viện Tài chính

2. PGS.TS. Hồ Thủy Tiên - Phó HT Trường ĐHTC-Marketing Chairman:

  1. PGS.TS. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư
  2. TS. Phạm Hoài Nam.
  3. PGS.TS. Lê Xuân Trường;
  4. PGS.TS. Vũ Văn Ninh;
  5. TS. Bùi Tiến Hanh;
  6. TS. Nghiêm Văn Bảy;
  7. PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hòa;

Tổ Thư ký:

 1. TS. Nguyễn Anh Quang (Trưởng nhóm).

2. TS. Bùi Hà Linh;

3. TS. Phùng Thu Hà

4. Ths. Hoàng Hồng Hạnh;

5. TS. Nguyễn Thùy Dung

Một số hình ảnh khác: Các nhà khoa học, các tác giả tại Hội thảo:

 

Ban CTCT&SV
Số lần đọc: 728

Danh sách liên kết