Tìm
English
Thứ sáu, 31/12/2021 - 12:52

Cùng bảo đảm kỳ nghỉ Lễ tết năm 2022 an toàn gắn với phòng, chống dịch bệnh COVID-19
(HVTC) - Thủ tướng Chính phủ có công điện số 1725/CĐ-TTg ngày 13/12/2021 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) gắn với phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Lễ hội xuân 2022.

Công điện nêu rõ, năm 2021, với nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân, nước ta đã từng bước kiểm soát và đẩy lùi  COVID-19, đồng thời các hoạt động kinh tế, xã hội cũng đang dần hồi phục và phát triển trở lại, nhu cầu vận tải hành khách hàng hóa và mật độ tham gia phương tiện giao thông cũng từng bước phục hồi và gia tăng nhanh trong điều kiện bình thường mới, đặc biệt trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Lễ hội xuân 2022.

Thực hiện theo nội dung công điện này cũng như công văn số 6190/BGDĐT- GDCTHSSV của Bộ Giáo dục và đào tạo ngày 29/12/2021, Học viện Tài chính kêu gọi toàn thể CBVC, người lao động, sinh viên, Lưu học sinh Lào nghiêm túc thực hiện các quy định:  

Về quản lý, sử dụng pháo

Tết đoàn viên trọn vẹn với sự an toàn của mọi thành viên

Nghị định 137/2020/NĐ-CP chỉ cho phép đốt pháo hoa

Cụ thể, tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được sử dụng pháo hoa trong các dịp Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật với điều kiện:

* Chỉ được sử dụng pháo hoa;

* Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng pháo hoa phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

* Chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Theo đó, Nghị định 137/2020/NĐ-CP chỉ cho phép người dân được đốt pháo hoa để ăn mừng vào những dịp Lễ, tết, ngày kỷ niệm. Điều này đồng nghĩa người dân sẽ không được phép sử dụng các loại pháo khác như pháo nổ. Cụ thể, pháo nổ và pháo hoa được phân biệt như sau:

- Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ.

- Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Như vậy, sự khác biệt rõ rệt để phân biệt pháo hoa với pháo nổ là không gây ra tiếng nổ, tiếng rít

 “Lén” đốt pháo nổ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Nghị định 167/2013/NĐ-CP chỉ cho phép người dân đốt pháo hoa vào các dịp Lễ, tết nên việc sử dụng các loại pháo khác không được cho phép, cụ thể hành vi "lén" đốt pháo nổ là hành vi bị nghiêm cấm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào tính chất, mức độ hành vi vi phạm:

Xử phạt vi phạm hành chính:

Điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định hành vi sử dụng các loại pháo mà không được phép có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Người có hành vi "lén" đốt pháo nổ còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự 2015. Cụ thể:

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Có thể thấy, từ 11/01/2021 người dân đã được cho phép đốt pháo trong các dịp Lễ, tết, ngày kỷ niệm,... nhưng cần lưu ý chỉ được đốt pháo hoa chứ không được đốt pháo nổ. Đối tượng vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 2.000.000 đồng thậm chí có thể bị phạt tù đến 07 năm về Tội gây rối trật tự công cộng.

Về An toàn giao thông

Phát huy vai trò tiên phong của tuổi trẻ Học viện Tài chính trong chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông

Để đảm bảo an toàn cho bản thân mỗi người và cho cộng đồng, mỗi người khi tham gia giao thông cần nâng cao ý thức tự giác thực hiện nghiêm những quy định của pháp luật về TTATGT.  Đối với CBVC, sinh viên, học viên Học viện Tài chính – lực lượng tri thức, nhất là tri thức trẻ cần tiên phong trong việc thực hiện nghiêm các quy định này và tuyên truyền, nhắc nhở người khác cùng thực hiện.

Tuyệt đối  thực hiện “Đã uống rượu, bia - không lái xe”; “Không sử dụng điện thoại khi lái xe”; “Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện”; “Thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô”...  Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc luật giao thông, người tham gia giao thông cần tôn trọng cộng đồng, vì lợi ích cộng đồng. Đây chính là ứng xử văn hóa, tôn trọng và đặt lợi ích cộng đồng, vì cộng đồng lên trên. Tính cộng đồng khi tham gia giao thông sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tắc đường do ai cũng muốn đi nhanh muốn chen lấn, giúp ngăn chặn những vụ việc va chạm, tranh cãi hoặc thậm chí xô xát không đáng có trên đường cũng như chấm dứt tình trạng vô cảm trước nỗi đau và rủi ro của người khác.  Cần chú ý cập nhật kịp thời tình hình tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông trong dịp Tết và tại khu vực diễn ra Lễ hội xuân trong các bản tin thời sự.

Việc phòng, chống dịch bệnh COVID-19

Học viện Tài chính luôn thực hiện nghiêm túc cũng như triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19

Dù hiện nay nhiều địa phương được nới lỏng giãn cách xã hội khi tình hình dịch COVID-19 đã ổn định và kiểm soát được. Tuy vậy, nguy cơ vẫn khá cao nếu không thực hiện một số biện pháp cơ bản để bảo đảm an toàn khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Ngoài tiêm đầy đủ vaccine, cần thực hiện đày đủ khuyến cáo 5K của Bộ Y tế.

Vi-rút COVID-19 lây lan khi dịch nhầy hay dịch tiết đường hô hấp chứa vi-rút xâm nhập vào cơ thể của bạn từ mắt, mũi hay họng, chủ yếu là qua bàn tay. Rửa tay thường xuyên với xà phòng trong ít nhất 30 giây hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn có trên 60% nồng độ cồn khi không có điều kiện rửa tay với xà phòng khi tiếp xúc với bên ngoài. Thường xuyên súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng, đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh, đủ dinh dưỡng; Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi, động vật hoang dã.

Các dữ liệu gần đây ghi nhận những người trưởng thành chưa được tiêm vaccine phòng bệnh có khả năng xét nghiệm COVID-19 cho kết quả dương tính cao hơn 6 lần và có nguy cơ tử vong do COVID-19 cao hơn 11 lần so với người đã được tiêm chủng vaccine. 

Các nhà khoa học khuyến cáo hành động quan trọng nhất mà mọi người cần thực hiện ngay bây giờ để bảo vệ bản thân và những người khác là tiêm phòng vaccine. Mặc dù đã có nhiều tài liệu ghi nhận có một số trường hợp bị nhiễm COVID-19 có tính cách đột phá sau khi tiêm vaccine nhưng chúng xảy ra có xu hướng nhẹ và rất hiếm khi dẫn đến tình trạng bệnh nặng.

Những người đã được tiêm chủng vaccine cũng được cho là ít có khả năng bị lây nhiễm hơn nhưng họ có khả năng lây truyền virus sang cho người khác khi nhiễm bệnh. Các nhà khoa học cũng cho rằng không có gì là có kết quả tuyệt đối 100% nhưng vaccine là cách bảo vệ tốt nhất để phòng bệnh.

Tuy nhiên, tiêm vaccine phòng bệnh chỉ là biện pháp sinh học hỗ trợ; thực tế cần phải thực hiện thêm các biện pháp cơ học "5K" bao gồm Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế để bảo đảm an toàn trong phòng chống dịch bệnh.

Nói không với tệ nạn xã hội (cờ bạc, ma túy...)

Ngày 31/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

Cụ thể, phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng; tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng...

Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng đối với các hành vi tổ chức đánh bạc: Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép; dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc; đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép; tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.

Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng với một trong các hành vi như làm chủ lô, đề; tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề; tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền… (Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 và thay thế Nghị định 167/2013/NĐ-CP)

Tội đánh bạc được quy định tại  Điều 321 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 cụ thể như sau:

"Điều 321: Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng."

Về phòng, chống ma túy

Tình trạng sử dụng ma túy trong thanh thiếu niên trên cả nước đang ở mức báo động, bởi tâm lý ham vui tụ tập bạn bè, sinh nhật của giới trẻ được bạn bè rủ rê, lôi kéo. Nhiều trường hợp sinh viên xa nhà, tự chăm lo cuộc sống, dễ bị bạn bè,  kẻ xấu lôi cuốn, rủ rê chơi bời, sa ngã vào con đường nghiện ngập ma túy. Việc sử dụng ma túy tổng hợp trong giới trẻ đang có dấu hiệu gia tăng. Tại các quán hát, quán bar, nhà nghỉ… thường là các tụ điểm phổ biến để các đối tượng tập trung, lôi kéo nhau sử dụng ma túy. Điều đáng nói, các loại ma túy tổng hợp xuất hiện ngày càng nhiều với nhiều hình dạng khác nhau, kích thước nhỏ, giống hình viên thuốc, hạt muối… nên rất dễ tiêu thụ, vận chuyển và sử dụng.

Tội phạm ma tuý được xem là “tội phạm của các loại tội phạm”. Hậu quả do ma túy gây ra rất nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, trật tự, an toàn xã hội, đến sức khỏe của con người và giống nòi của dân tộc.

Hiểu biết về ma túy (các loại ma túy, tác hại của việc sử dụng và nghiện ma túy, dấu hiệu để nhận biết người nghiện ma túy...) và các kỹ năng phòng chống ma túy là 02 vấn đề mà mỗi CBVC, sinh viên  và học viên của Học viện cần phải tìm hiểu để trang bị cho bản thân. Đây là kiến thức cần thiết không chỉ để bản thân mà giúp người thân, bạn bè tránh xa ma túy.

Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy

1. Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi;
g) Qua biên giới;
h) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
i) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
k) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
l) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;
m) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
n) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
o) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;

p) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm h đến điểm o khoản này;

q) Tái phạm nguy hiểm.

Người sử dụng trái phép chất ma túy vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính - phạt tiền; áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;...

Một số lưu ý về các mức phạt vi phạm giao thông

Tăng hàng loạt mức phạt vi phạm giao thông từ ngày 01/01/2022

Theo đó, sửa đổi một số quy định về xử phạt hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019.

Cụ thể, tăng mức phạt hành chính với một số hành vi vi phạm giao thông, đơn cử như:

- Người điều khiển xe không đội mũ bảo hiểm bị phạt từ 400.000 đến 600.000 đồng. (Theo điểm b khoản 4 Điều 2)

(Theo điểm i, k khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bị phạt từ 200.000 đến 300.000 đồng).
- Tăng mức phạt đối với hành vi điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng;... Cụ thể:

+ Đối với xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng;
(Còn theo Nghị định 100, hành vi che biển số xe ô tô chỉ bị phạt tiền từ 800.000 đến 1.000.000 đồng)

+ Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sẽ bị phạt tiền 300.000 đến 400.000 đồng.
(Theo Nghị định 100, hành vi che biển số xe mô tô, xe gắn máy chỉ bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng).

Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

41 mức phạt mới của Nghị định 100/2019/NĐ-CP đối với ô tô, xe máy

Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực từ 01/01/2020. Dưới đây là tổng hợp về các mức phạt mới của Nghị định 100 so với Nghị định 46 liên quan đến ô tô, xe máy. Toàn văn Nghị định: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/vi-pham-hanh-chinh/Nghi-dinh-100-2019-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-linh-vuc-giao-thong-duong-bo-va-duong-sat-426369.aspx

16 mức phạt mới đối với ô tô của Nghị định 100/2019/NĐ-CP 

STT

Lỗi

Mức phạt tại Nghị định 100

Mức phạt tại Nghị định 46

1

Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo, vạch kẻ đường (trừ một số trường hợp)

200.000 - 400.000 đồng

100.000 - 200.000 đồng

2

Chở người trên buồng lái quá số lượng quy định

400.000 - 600.000 đồng

300.000 đồng - 400.000 đồng

3

Không thắt dây an toàn khi điều khiển xe

 

800.000 - 01 triệu đồng

 

100.000 - 200.000 đồng

4

Chở người trên xe không thắt dây an toàn khi xe đang chạy

5

Bấm còi, rú ga liên tục, sử dụng đèn chiếu xa trong khu dân cư (trừ xe ưu tiên)

800.000 - 01 triệu đồng

600.000 - 800.000 đồng

6

Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe

01 - 02 triệu đồng

600.000 - 800.000 đồng

7

Lái xe không đủ điều kiện để thu phí tự động không dừng đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức tự động không dừng tại các trạm thu phí

01 - 02 triệu đồng

Chưa quy định

8

Vượt đèn đỏ, đèn vàng

03 - 05 triệu đồng

(tước Bằng 01 - 03 tháng)

1,2 - 02 triệu đồng

9

Không chấp hành hiệu lệnh của CSGT

10

Chạy quá tốc độ từ 05 - 10km

800.000 - 01 triệu đồng

600.000 - 800.000 đồng

11

Chạy quá tốc độ từ 10 - 20km

03 - 05 triệu đồng

(tước Bằng 01 - 03 tháng)

02 - 03 triệu đồng

12

Chạy quá tốc độ từ 20 - 35km

06 – 08 triệu đồng

(tước Bằng từ 02 - 04 tháng)

05 – 06 triệu đồng

(tước Bằng từ 01 - 03 tháng)

13

Chạy quá tốc độ từ 35km trở lên

10 - 12 triệu đồng

(tước Bằng từ 02 - 04 tháng

07 - 08 triệu đồng

(tước Bằng từ 02 - 04 tháng)

14

Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở;

06 - 08 triệu đồng

(tước Bằng từ 10 - 12 tháng)

02 - 03 triệu đồng

(tước Bằng từ 01 - 03 tháng)

15

Nồng độ cồn vượt quá 50 mgđến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1l khí thở

16 - 18 triệu đồng

(tước Bằng 16 - 18 tháng)

07 - 08 triệu đồng

(tước Bằng 03 - 05 tháng)

16

Nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 l khí thở;

30 - 40 triệu đồng

(tước Bằng 22 - 24 tháng)

16 - 18 triệu đồng

(tước Bằng 04 - 06 tháng)

25 mức phạt mới đối với xe máy theo Nghị định 100
 

STT

Lỗi

Mức phạt tại Nghị định 100/2019

Mức phạt tại Nghị định 46/2016

1

Không xi nhan khi chuyển làn

100.000 - 200.000 đồng

80.000 - 100.000 đồng

2

Không xi nhan khi chuyển hướng

400.000 - 600.000 đồng

300.000 - 400.000 đồng

3

Chở theo 02 người

200.000 - 300.000 đồng

100.000 - 200.000 đồng

4

Chở theo 03 người

400.000 - 600.000 đồng

(tước Bằng từ 01 - 03 tháng)

300.000 - 400.000 đồng
(tước Bằng từ 01 - 03 tháng)

5

Không xi nhan, còi khi vượt trước

100.000 - 200.000 đồng

60.000 - 80.000 đồng

6

Dùng điện thoại, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính)

600.000 - 01 triệu đồng

(tước Bằng từ 01 - 03 tháng)

100.000 - 200.000 đồng

7

Vượt đèn đỏ

600.000 - 01 triệu đồng

(tước Bằng từ 01 - 03 tháng)

300.000 - 400.000 đồng
(bị tước Bằng từ 01 - 03 tháng)

8

Sai làn

400.000 - 600.000 đồng

300.000 - 400.000 đồng

9

Đi ngược chiều

01 - 02 triệu đồng

300.000 - 400.000 đồng

10

Đi vào đường cấm

400.000 - 600.000 đồng

300.000 - 400.000 đồng

11

Không gương chiếu hậu

100.000 - 200.000 đồng

80.000 - 100.000 đồng

12

Không mang Bằng

100.000 - 200.000 đồng

80.000 - 100.000 đồng

13

Không có Bằng

800.000 đồng - 1.2 triệu đồng

800.000 đồng - 1.2 triệu đồng

14

Không mang đăng ký xe

100.000 - 200.000 đồng

80.000 - 120.000 đồng

15

Không có đăng ký xe

300.000 - 400.000 đồng

300.000 - 400.000 đồng

16

Không có hoặc không mang bảo hiểm

100.000 - 200.000 đồng

80.000 - 120.000 đồng

18

Vượt phải

400.000 - 600.000 đồng

300.000 - 400.000 đồng

19

Dừng, đỗ không đúng nơi quy định

200.000 - 300.000 đồng

100.000 - 200.000 đồng

20

Có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc dưới 0.25 mg/1 lít khí thở

02 - 03 triệu đồng

(tước Bằng từ 10 - 12 tháng)

Không phạt

21

Nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0.25 đến 0.4 mg/1 lít khí thở

04 - 05 triệu đồng

(tước Bằng từ 16 - 18 tháng)

01 - 02 triệu đồng
(tước Bằng từ 01 - 03 tháng)

22

Nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0.4 mg/1 lít khí thở

06 - 08 triệu đồng

(tước Bằng từ 22 - 24 tháng)

03 - 04 triệu đồng
(tước Bằng từ 03 - 05 tháng)

23

Chạy quá tốc độ quy định từ 05 đến dưới 10 km/h

200.000 - 300.000 đồng

100.000 - 200.000 đồng

24

Chạy quá tốc độ quy định từ 10 đến 20 km/h

600.000 đồng - 01 triệu đồng

500.000 đồng - 01 triệu đồng

25

Chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h

04 - 05 triệu đồng

(tước Bằng từ 02 - 04 tháng)

03 - 04 triệu đồng
(tước Bằng từ 01 - 03 tháng)

 

Ban CTCT&SV
Số lần đọc: 216

Danh sách liên kết