Tìm
English
Thứ ba, 29/11/2022 - 13:55

Nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá người học là nhân tố quan trọng thúc đẩy chất lượng giảng dạy trong nhà trường
(HVTC)- Sáng 28/11/2022, tại hội trường A1-Học viện Tài chính, khoa Cơ bản tổ chức hội thảo khoa học thường niên với chủ để “Về phương pháp đánh giá năng lực người học”. Hội thảo đã tổng kết, đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học năm 2022 và định hướng nhiệm vụ năm 2023. Có 6 báo cáo chuyên sâu và nhiều ý kiến tập trung về đánh giá năng lực người học các môn khoa học cơ bản - vấn đề thời sự và có ý nghĩa trong bối cảnh đào tạo gắn với chuẩn đầu ra hiện nay.

 Đại biểu tại Hội thảo

Đến dự Hội thảo có: TS. Nguyễn Đào Tùng - chủ tịch Hội đồng trường; NGƯT. PGS.,TS Trương Thị Thủy - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện; GS. Chúc Anh Tú - Trưởng ban Khảo thí và Quản lý chất lượng, Học viện Tài chính.

Về phía chuyên gia, khách mời có sự tham dự của PGS.TS. Vũ Trọng Lưỡng - Trưởng bộ môn Thống kê và Khoa học dữ liệu trong giáo dục, Đại học Giáo dục; TS. Nguyễn Thị Cẩm Vân - Trưởng bộ môn Toán Cơ bản, Đại học Kinh tế Quốc dân.

Về phía Khoa Cơ bản có sự tham dự của toàn thể bộ giảng viên.

TS. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Trưởng khoa Cơ bản phát biểu Khai mạc

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Trưởng khoa Cơ bản, đã chỉ rõ vai trò quan trọng của Hội thảo thường niên hàng năm. Theo đó, nhiều năm qua, Khoa tập trung Hội thảo về đổi mới nâng cao chất lượng giảng dạy nhưng ba năm gần đây, các Hội thảo định hướng tập trung vấn đề có tính chuyên môn như: Hội thảo “Mô hình kinh tế lượng trong lĩnh vực kinh tế tài chính”, năm 2017; “Hoàn thiện nội dung, chương trình giảng dạy các môn học Giáo dục thể chất tại Học viện Tài chính”, năm 2019;  “Ứng dụng của xác suất thống kê trong kiểm tra sức chịu đựng của Ngân hàng”, năm 2020; “Công tác giảng dạy, NCKH các môn học cơ bản trong điều kiện chuẩn đầu ra”, năm 2021; ….Và Hội thảo năm 2022 có chủ đề “Nghiên cứu các phương pháp đánh giá năng lực người học các môn khoa học cơ bản”. TS. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh cũng nếu ý nghĩa, vai trò của việc nội dung đổi mới chất lượng giảng dạy trong công tác NCKH, trong đó việc nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá người học là nhân tố quan trọng thúc đẩy chất lượng giảng dạy trong nhà trường

Hội thảo đã diễn với hai phần,

Phần I:  Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học năm 2022 và dự kiến chỉ tiêu kế hoạch nghiên cứu khoa học năm 2023 của Khoa Cơ bản

Phần II, Các báo cáo về phương pháp đánh giá năng lực người học.

Trong phần 1, TS. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, trưởng khoa Cơ bản đã báo cáo khái quát những kết quả đạt được trong công tác nghiên cứu khoa học năm 2022.

Theo đó, quan điểm NCKH Khoa Cơ bản là sự thống nhất tương đối để phát huy đặc thù từng chuyên môn khác biệt trong NCKH. Với đội ngũ gồm 33 cán bộ giảng viên (17 nữ, 16 nam),  trong đó có 01 PGS.,TS; 03 TS.GVC; 20 ThS.GVC và 03 ThS, 03 Cử nhân, năm qua toàn Khoa đã đạt được kết quả nghiên cứu cụ thể như sau:

Kết quả nghiên cứu

Năm 2021

Năm 2022

Đề tài cấp Nhà Nước (tham gia)

0

0

Đề tài cấp Bộ ngành (Tham gia)

0

2 (KTL: 1; GDTC: 1)

Đề tài cấp Học viện (chủ nhiệm)

7 (Toán: 3; KTL: 2; GDTC: 2)

9 (Toán: 3; KTL: 4; GDTC: 2)

Đề tài cấp Khoa (chủ nhiệm)

4 (Toán: 2; GDTC: 2)

4 (Toán: 2; GDTC: 2)

Bài viết Hội thảo Quốc tế

1 (KTL:1)

0

Bài viết Hội thảo Quốc gia

1 (KTL: 1)

5 (KTL: 2; GDTC: 3)

Bài viết Hội thảo cấp Khoa

29 (Toán: 13; KTL: 7; GDTC: 9)

21 (Toán: 10; KTL: 3; GDTC: 8)

Bài báo Quốc tế

3 (Toán: 2; KTL:1)

4 (Toán: 4)

Bài báo chuyên ngành

5 (Toán: 1; KTL: 3; GDTC: 1)

8 (Toán: 3; KTL: 2; GDTC: 3)

Sách giáo trình, TLTK

1 (KTL: 1)

0

Các hoạt động NCKH khác

  • BM Toán: GV Hướng dẫn 02 NCS và 01 thạc sĩ.
  • BM KTL: Tổ chức và hướng dẫn NCKH OLP KTL, hướng dẫn 02 thạc sĩ.
  • BM GDTC: Tổ chức tập luyện đội tuyển thi đấu đạt giải cao và bồi dưỡng GV.
  • 2 GV đăng ký NCS; 2 GV học ThS bằng 2; 3 GV học văn bằng 2 Ngoại ngữ

Bảng 1: Kết quả NCKH của Khoa Cơ bản năm 2021 và năm 2022

Khoa Cơ bản cũng đã nhận diện được hạn chế đó là cần phải tập trung xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn, có học hàm học vị, có trình độ ngoại ngữ, tăng cường kết quả nghiên cứu bằng sản phẩm khoa học là bài báo chuyên ngành, bài báo quốc tế; Các giảng viên tích cực tham gia hội nghị, hội thảo các cấp, tham gia liên kết nghiên cứu khoa học, đồng thời chủ động xây dựng môi trường học thuật, hướng dẫn sinh viên NCKH, hướng dẫn thạc sĩ, nghiên cứu sinh; Cần nâng cao vai trò NCKH của Khoa trong cho Học viện, trong cộng đồng chuyên môn chung. Bộ môn Toán tiếp tục giữ vững và đẩy mạnh phong trào sinh viên tham gia Olympic Toán học toàn quốc hàng năm, Bộ môn Kinh tế lượng tích cực tổ chức Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc “Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng” thường niên; Bộ môn Giáo dục thể chất nghiên cứu bài giảng các môn học mới, xây dựng các hoạt động thể thao chất lượng cao mang tính đặc trưng của Học viện Tài chính…

Năm 2023, Khoa Cơ bản dự kiến kế hoạch NCKH như sau:

Dự kiến

Năm 2023

Đề tài cấp Nhà Nước

(tham gia)

0

Đề tài cấp Bộ ngành

(đồng chủ nhiệm)

1 (KTL: 1)

Đề tài cấp Học viện

(chủ nhiệm)

8 (Toán: 2; KTL: 2; GDTC: 4)

Đề tài cấp Khoa

4 (Toán: 2; KTL: 1; GDTC: 1)

Bài viết Hội thảo Quốc tế

1-2 bài

Bài viết Hội thảo Quốc gia

2-3 bài

Bài viết Hội thảo cấp Khoa

20 bài

Bài báo Quốc tế

2-3 bài

Bài báo chuyên ngành

5-7 bài

Sách giáo trình, TLTK

3 (Toán: 1; KTL: 1; GDTC: 1)

Các hoạt động NCKH khác

  • Tổ chức Hội thi Khoa học sinh viên toàn quốc “Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng” lần thứ VIII, năm 2023
  • Bồi dưỡng đội tuyển sinh viên tham gia Olympic Toán sinh viên toàn quốc.
  • Hoàn thiện nghiên cứu các môn học mới, tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao cho cán bộ và sinh viên tham gia các giải trong và ngoài học viện.
  • Hướng dẫn NCS, ThS, Sinh viên NCKH, liên kết làm đề tài thực tiễn, tham gia trao đổi khoa học

Bảng 2: Dự kiến hoạt động NCKH của Khoa Cơ bản năm 2023

Cùng với tăng chất lượng và số lượng nghiên cứu, đã có những đề tài của bộ môn Kinh tế lượng được đặt hàng từ doanh nghiệp; Các đề tài của giảng viên bộ môn Toán mang tính trọng điểm, chất lượng cao. Các môn học mới tự chọn của bộ môn giáo dục thể chất đa dạng, phong phú,… Đây sẽ là những kết quả, là động lực để giảng viên Khoa Cơ bản hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ NCKH, phục vụ tốt công tác đào tạo của học viện.

Trong thời gian tới, tập thể hội đồng khoa học Khoa Cơ bản cũng đã nhận diện những thách thức: (1) Toán và Kinh tế lượng không còn nằm trong các môn bắt buộc theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo vì vậy hoàn toàn phải làm sáng tỏ vai trò vị trí của môn học trong chuẩn đầu ra của các chương trình, các ngành chuyên môn; (2) Một số mức độ trong các tiêu chí của chuẩn đầu ra đối với các môn khoa học cơ bản không được hiển thị, ví dụ trong khi chuẩn đầu ra đối với sinh viên đại trà là mức vận dụng, ứng dụng, với sinh viên chất lượng cao phải có thêm mức phân tích, tổng hợp, sáng tạo và thích nghi với điều kiện công nghệ 4.0 thì các môn học khoa học cơ bản sẽ thuyết minh như thế nào cho các chuyên ngành khi sinh viên tiếp cận môn học chưa có kiến thức chuyên ngành, kiến thức thực tiễn; (3) Thực tế kiến thức Toán, Kinh tế lượng đang được đòi hỏi mạnh hơn khi sinh viên ra trường, học chương trình cao học, NCS hoặc thi chứng chỉ nghề, các kiến thức chỉ có thể nghiên cứu được khi có nền toán vững, như vậy trong điều kiện rút ngắn thời gian, thời lượng, giải pháp nào cho các bộ môn cơ bản; (4) Chiến lược nào cho phát triển nâng cao vị thế khoa học cho giảng viên các môn khoa học cơ bản trong khối các trường kinh tế hay trong cộng đồng khoa học chuyên môn. (5) Lựa chọn hình thức tổ chức nào cho định hướng thời gian tới khi phát triển xây dựng khoa chuyên ngành….Bên cạnh đó (6) Các hoạt động thể thao thể chất phải hướng đến phát triển thể lực, kỹ năng mềm,…và vì vậy cần phải nghiên cứu một cách khoa học để đổi mới.

Phần II. Các báo cáo về phương pháp đánh giá năng lực người học

 PGS.TS. Vũ Trọng Lưỡng - Đại học Giáo dục trình bày tham luận tại Hội thảo

PGS.TS. Vũ Trọng Lưỡng - Đại học Giáo dục đã trình bày tham luận“Tổng quan về lý thuyết đánh giá năng lực và đánh giá thích ứng với mô hình nhị phân 3 tham số”. Đây là một mô hình hệ thống lý thuyết cơ bản về năng lực và các phương pháp đánh giá năng lực người học nói chung, một phương pháp chuyên sâu với mô hình nhị phân ba tham số. Các vấn đề tác giả trình bày không những áp dụng đối với các môn khoa học cơ bản nói riêng mà còn có thể được triển khai phổ biến cho các loại hình đánh giá và các môn học khác nói chung.

 TS. Nguyễn Thị Cẩm Vân - Đại học Kinh tế Quốc dân trình bày tham luận tại Hội thảo

TS. Nguyễn Thị Cẩm Vân - Đại học Kinh tế Quốc dân đã trình bày tham luận “Phương pháp đánh giá năng lực người học các môn Toán tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân”. Báo cáo cũng trình bày các thống kê kết quả thi của sinh viên qua các hình thức đánh giá khác nhau, qua đó có sự so sánh, làm rõ các ưu nhược điểm của mỗi phương pháp đánh giá. Hội thảo cũng đã nhận được nhiều ý kiến trao đổi trong việc nâng cao chất lượng đánh giá và xây dựng chương trình giảng dạy đa dạng theo các chuyên ngành.

ThS. Phạm Thị Hồng Hạnh – Phó trưởng khoa Cơ bản phát biểu

Hội thảo cũng nhận được nhiều ý kiến tham luận của các giảng viên đại diện các bộ môn, ở đó đã làm rõ các kết quả đạt được trong kiểm tra đánh giá môn học các môn khoa học Cơ bản ở Học viện. Đặc biệt trong thời gian qua, Học viện đã áp dụng nhiều hình thức đánh giá khác nhau, trong đó tiến trình triển khai hình thức thi trắc nghiệm máy đang được các bộ môn thực hiện quyết liệt. Vì vậy vấn đề biên soạn hệ thống câu hỏi, đổi mới hình thức giảng dạy, phương pháp đánh giá đo lường người học qua các hình thức kiểm tra được thảo luận sôi nổi. Hội nghị thống nhất cần thiết phải nâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá các môn khoa học cơ bản; Các bộ môn phải nghiên cứu và nắm bắt được xu thế đánh giá người học hiện nay - đó là phương pháp đánh giá năng lực người học. Các giảng viên trong khoa phải nhận thức và hiểu sâu sắc về vấn đề này. Việc đánh giá người học phải đảm bảo tính phân loại sinh viên, tính tương quan giữa điểm kiểm tra đánh giá trên lớp của giáo viên và điểm thi kết thúc môn học, tính tương các học phần của cùng một bộ môn. Việc đánh giá phải phục vụ cho mục tiêu giảng dạy môn học được cam kết trong đề cương giảng dạy trước nhà trường và xã hội; Kết quả đánh giá người học phải là một căn cứu tốt để các nhà tuyển dụng đánh giá nguồn nhân lực. Đặc biệt các môn khoa học cơ bản cần phát huy đặc thù chuyên môn sẵn sàng tham gia và có đóng góp cụ thể cho quá trình đánh giá sinh viên của Học viện.

NGƯT. PGS., TS Trương Thị Thủy – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện phát biểu

Đại diện lãnh đạo Học viện, NGƯT. PGS., TS Trương Thị Thủy – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện đã đánh giá cao, ghi nhận những nỗ lực trong NCKH mà tập thể cán bộ giảng viên Khoa Cơ bản đã đạt được và chúc mừng Khoa đã tổ chức Hội thảo có nội dung có ý nghĩa, thời sự. Trong thời gian tới, từng bộ môn trong Khoa tiếp tục phát huy đặc thù môn học để đóng góp tích cực vào công tác NCKH của Học viện, cụ thể như bộ môn Kinh tế lượng, bộ môn Toán cần phải kết hợp chặt chẽ hơn nữa với các khoa chuyên ngành trong công tác nghiên cứu khoa học, để các sản phẩm khoa học được mô hình hóa và lượng hóa tốt hơn. Các chương trình giảng dạy cơ bản cần gắn theo từng chuyên ngành để sinh viên có nghiệp vụ tốt trên nền tảng toán học vững chắc. Các hoạt động thể thao cần đi vào cuộc sống để sinh viên có được sức khỏe tốt nhất về thể lực, có sức khỏe tốt về tinh thần, góp phần xây dựng môi trường giáo dục toàn diện của Học viện.

Sau hơn 3 tiếng làm việc nghiêm túc, Hội thảo đã thành công tốt đẹp. Những thành công và kết quả được ghi nhận, những khó khăn, thách thức được nhận diện và đưa ra biện pháp khắc phục. Đây là cơ hội để toàn thể Khoa có căn cứ xây dựng kế hoạch tốt hơn, hiệu quả hơn trong công tác NCKH năm 2023.

Một số hình ảnh khác

ThS. Phan Thị Phương Thanh trình bày tham luận tại Hội thảo

ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Trâm trình bày tại Hội thảo.

Đại biểu đóng góp ý kiến tại Hội thảo

Đại biểu tham dự

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Khoa Cơ bản
Số lần đọc: 1833

Danh sách liên kết