Tìm
English
Thứ tư, 28/08/2019 - 5:16

TB Khóa học Hướng dẫn viết và công bố bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế.

Căn cứ vào thông tin đăng ký tham gia Khóa học Hướng dẫn viết và công bố bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế của anh/chị. Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ TP.HCM xác nhận anh chị đã đăng ký thành công, Trung tâm kính gửi anh chị thông tin về khóa học và hình thức đóng học phí như sau:

Mọi chi tiết về khóa học anh chị vui lòng liên hệ em qua sdt: 0909.065.119 (Mr Giang).Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ TP.HCM

- Thời gian khai giảng: Ngày 7/9/2019, học cả ngày 7/9 và ngày 8/9.

- Địa điểm học: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Bộ Khoa học và Công nghệ: Số 113 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

- Học phí: 1.000.000 Đ/Khóa (Một triệu đồng).

+ Do điều kiện vị trí địa lý cách xa nên Trung tâm sẽ thu học phí bằng hình thức chuyển khoản trước ngày 31/8/2019. Vì số lượng học viên có giới hạn nên Trung tâm sẽ ưu tiên những anh chị chuyển khoản học phí trước ạ. Hiện tại số lượng anh chị đăng ký khá đông so với dự kiến nên Trung tâm sẽ cố gắng bố trí phòng học rộng hơn để hỗ trợ cho anh/chị.

+ Thông tin tài khoản:

- Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ

- STK:19132669162027

- Tại: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) - chi nhánh Phạm Ngọc Thạch

+ Nội dung chuyển khoản: Cong bo quoc te Ha Noi_Ten hoc vien.

- Nội dung các buổi học:

* Buổi 1 (Từ 10g00 đến 11g30 ngày 7/9/2019):

- Giới thiệu về Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (phiên bản Tiếng Anh và Tiếng Việt), thể lệ, cách gửi bài và một số vấn đề liên quan.

* Buổi 2: (Từ 13g30 đến 17g00 ngày 7/9/2019):

- Phân biệt bài báo khoa học chuẩn ISI và bài báo cáo tổng hợp;

- Tầm quan trọng của việc công bố công trình đạt chuẩn ISI quốc tế;

- Phân biệt Nhà xuất bản danh tiếng và Nhà xuất bản dỏm;

- Phân hạng tạp chí (Q1, Q2, Q3, và Q4) trong Danh mục ISI;

- Các dạng/loại bài báo khoa học trong Danh mục ISI;

- Kỹ năng tìm kiếm tài liệu khoa học liên quan và đáng tin cậy;

- Một số công cụ hữu ít và thủ thuật để tăng cường kỹ năng viết Tiếng Anh dạng học thuật;

- Giới thiệu cách viết Tiếng Anh trong học thuật và khoa học;

- Quy trình gửi và đăng bài báo trên hệ thống các NXB uy tín thế giới;

- Áp lực của các biên tập viên khi thẩm định công trình khoa học?

- Lý do Nhà xuất bản/Chủ biên tập thu hồi công trình đã đăng?

- Hướng dẫn cách xin bản quyền từ Nhà xuất bản;

- Danh mục các tạp chí Việt Nam trong hệ thống ISI;

- Chia sẻ các trang học thuật hữu ít của cộng đồng người Việt Nam trên thế giới;

- Thực trạng công bố báo ISI: khách quan hay tiêu cực?

* Buổi 3: (Từ 8g00 đến 11g00 ngày 8/9/2019)

- Xử lý số liệu thí nghiệm và đánh giá số liệu phân tích;

- Hướng dẫn chương trình tính toán và vẽ đồ thị/hình ảnh ấn tượng;

- Thủ thuật trình bày số liệu thí nghiệm một cách khoa học, ấn tượng, và đầy đủ thông tin.

- Những điều nên/không nên khi viết bài báo khoa học và khi trả lời các nhà bình duyệt;

- Hướng dẫn cơ bản (và chia sẻ một số thủ thuật liên quan) về cách sử dụng chương trình;

- Quản lý tài liệu tham khảo và trích dẫn thông dụng hiện nay;

- Thủ thuật để tăng giá trị khoa học của bài báo khi số liệu thí nghiệm không quá nổi bật;

- Thủ thuật viết bản thảo để các nhà bình duyệt tin tưởng và đọc giả cảm thấy ấn tượng;

* Buổi 4: (Từ 13g30 đến 17g00 ngày 8/9/2019):

- Hướng dẫn cách viết “Capsule” hoặc “Statement of Novelty”;

- Chia sẻ cách viết “Highlights” và cách vẽ “Graphical Abstract” theo chuẩn chung;

- Cách đặt tựa đề (“Title”) cho một bài báo khoa học ấn tượng;

- Vai trò quan trọng của phần tóm lược (“Abstract”) và hướng dẫn các cách viết Abstract theo yêu cầu của tạp chí.

- Hướng dẫn các cách viết cơ bản phần mở đầu/dẫn nhập (“Introduction”) của một bài báo;

- Cách viết một “Cover Letter” cho từng dạng/loại bài báo khoa học trong Danh mục ISI;

- Thủ thuật trả lời các nhà bình duyệt (Reviewers) và Biên tập viên (Editor);

- Chia sẻ số kỹ năng đánh máy các ký tự, viết tắt, đơn vị, khoản cách… theo chuẩn quốc tế;

- Một số thông tin quan trọng cần nắm khi đọc mục hướng dẫn cho tác giả (“Guide for Authors”) của tạp chí;

- Thực hành các bước gửi bài báo khoa học trên nhà xuất bản nổi tiếng (Elsevier) và giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan.

- Chia sẻ cách giải quyết các vấn đề thường gặp sau khi công trình đã công bố thành công;

- Một số kỹ năng cần thiết trước khi gửi mẫu phân tích các đặc tính bằng công nghệ hiện đại (FTIR, SEM-EDS, TGA, XPS, XRD, BET surface area….);

- Chia sẻ kinh nghiệm của một “Assiciate Editor” khi duyệt bản thảo cho tạp chí thuộc danh mục ISI.

- Giải đáp thắc mắc của học viên;

- Trao giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.

Ban Hợp tác Quốc tế.
Số lần đọc: 1206

Danh sách liên kết