Tìm
English
Thứ hai, 23/03/2020 - 11:4

Vai trò lãnh đạo công tác chuyên môn các môn Khoa học cơ bản của chi bộ ở Học viện Tài chính
Bài viết bàn về một số phương pháp và những nhiệm vụ trọng tâm của chi bộ trong định hướng, lãnh đạo công tác chuyên môn nhằm đáp ứng được nhiệm vụ của Học viện trong thời kỳ đổi mới, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng, phát triển Học viện Tài chính thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học về Kinh tế - Tài chính - Kế toán hàng đầu Việt Nam, có uy tín trong khu vực.

 

1. Đổi mới chuyên môn là xu thế tất yếu của giáo dục đại học

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi căn bản cấu trúc, phương thức lao động trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội. Chỉ riêng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, theo báo cáo của tổ chức lao động quốc tế (ILO), nhu cầu đào tạo mới nhân lực ngành tài chính ngân hàng giai đoạn 2016 - 2020 của Việt Nam là trên 1,6 triệu người, đến năm 2020, tổng số nhân lực ước khoảng 300.000 người. Trước thực tiễn đó, Đảng bộ Học viện Tài chính đã chỉ đạo toàn diện để nguồn nhân lực Học viện cung cấp cho xã hội có chuyên môn vững vàng, có kỹ năng mềm, có trình độ công nghệ thông tin, sẵn sàng tiếp cận và đáp ứng được yêu cầu thời kỳ chuyển đổi số, thích ứng với thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

Là một trong các chi bộ có số lượng đảng viên đông nhất Học viện, chuyên ngành giảng dạy là những môn khoa học Cơ bản, là những môn học đầu tiên giảng dạy sinh viên trong quá trình đào tạo bậc đại học nên từng bộ môn, từng đảng viên cần nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân trong việc đổi mới phương pháp, nội dung giảng dạy để góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn, tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản, vững vàng tiếp cận chuyên ngành chuyên sâu.

Chi bộ Khoa Cơ bản quán triệt và chỉ rõ định hướng, cụ thể hóa nhiệm vụ cho từng bộ môn tập trung thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ đổi mới giảng dạy và có ứng dụng thực tiễn, khoa học công nghệ, gắn với định hướng nghiên cứu khoa học chuyên ngành. Các bộ môn phát huy tính chủ động, sáng tạo theo đặc thù môn học, liên kết học hỏi,… thực hiện thành công mục tiêu đổi mới giảng dạy các môn khoa học của Khoa Cơ bản.

2. Phối hợp tổ chức triển khai thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra

Chi bộ đã cùng lãnh đạo Khoa họp bàn và cụ thể hóa từng nhiệm vụ giảng dạy, NCKH cho từng bộ môn theo học kỳ, năm học, kết hợp xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát để đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu đặt ra.

Lãnh đạo Khoa đề xuất Học viện tổ chức các lớp học bồi dưỡng trang bị kiến thức kinh tế cơ bản cho giáo viên toàn khoa. Yêu cầu các đơn vị khuyến khích, tạo điều kiện để giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục như các chương trình chất lượng cao, chương trình liên kết giảng dạy quốc tế, chỉ đạo và tổ chức các đơn vị trong toàn khoa giảng mẫu, giảng thử. Các đơn vị bắt buộc tổ chức Hội thảo nghiên cứu khoa học cấp bộ môn, cấp Khoa theo lĩnh vực chuyên môn, khuyến khích mở rộng các hoạt động nghiên cứu liên kết trong và ngoài đơn vị. Định hướng hội thảo, tiếp cận các bài giảng mở, định hướng ứng dụng, tiến đến giảng thử giảng mẫu và xây dựng bài giảng chuyên đề mới.

Trong hai năm qua có 02 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, 03 cán bộ giảng viên hoàn thành chương trình thạc sĩ, đã có giáo viên tham gia chủ nhiệm đề tài cấp bộ, đề tài nhánh các ngành, có bài báo đăng trên các tạp chí khoa học xếp hạng ISI, tham gia hội thảo quốc tế, hội thảo quốc gia và có nhiều bài báo trên các tạp chí chuyên ngành toán, tài chính, kinh tế xã hội,… Kết quả cụ thể trong hai năm qua được thể hiện dưới bảng sau.

Bảng 1: Kết quả công tác chỉ đạo giảng dạy của chi bộ Khoa Cơ bản nhiệm kỳ

            Bộ môn

Năm 2017-2018

Năm 2018-2019

Tổng

Bình quân

Tổng

Bình quân

Toán

8.640

508

8.220

514

Kinh tế lượng

2.880

411

3.060

437

GDTC

14.220

948

9.694

692

GDQP

8.369

929

8.263

800

 

34.109

710

29.237

636

 

Bảng 2: Kết quả công tác chỉ đạo NCKH của chi bộ Khoa Cơ bản nhiệm kỳ

Kết quả nghiên cứu

(Chủ nhiệm và tác giả chính)

Năm 2017-2018

Năm 2018-2019

Đề tài cấp Bộ ngành

0

1

Đề tài cấp Học viện

5

7

Đề tài cấp Khoa

7

8

Bài báo và Hội thảo quốc gia quốc tế

2

6

Bài viết Hội thảo cấp Học viện, cấp Khoa

55

37

Bài báo chuyên ngành trong nước

4

4

Sách giáo trình

1

1

Khoa Cơ bản đã tháo gỡ được công tác nghiên cứu nhờ vào sự đổi mới từ cơ sở ví dụ như từ Hội thảo liên khoa Khoa Cơ bản Đại học Ngoại thương Hà Nội, Khoa Tài chính Ngân hàng của Học viện Ngân hàng về ứng dụng Toán, Kinh tế lượng trong Tài chính, giáo viên bộ môn Kinh tế lượng đề xuất xây dựng Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc “Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng”. Đến năm 2020 đã là lần thứ V, tập thể Bộ môn Kinh tế lượng thường trực cho Hội thi do Học viện Tài chính và Trung ương Hội sinh viên Việt Nam tổ chức. Mỗi năm, Hội thi đã thu hút gần 100 đề tài xuất sắc của khoảng hơn 300 sinh viên đến từ các trường trên toàn quốc và bước đầu đã có sinh viên Việt Nam ở nước ngoài tham gia. Các đề tài nghiên cứu trải rộng trên nhiều lĩnh vực như Tài chính, Kiểm toán, Ngân hàng, Thuế, Ngoại thương, Xuất nhập khẩu, Du lịch, Marketting, Logistics, …và có đề tài đặt hàng từ doanh nghiệp.

Bộ môn Toán có nhiều đổi mới trong tổ chức thành lập, ôn luyện cho sinh viên Học viện tham gia Olympic Toán học toàn quốc hàng năm và luôn đạt giải cao. Kết quả năm 2018 có 10 sinh viên tham gia và 7/10 sinh viên đạt giải: 2 giải nhất (1 giải thủ khoa), 2 giải nhì, 2 giải 3 và 1 giải khuyến khích; Năm 2019 có 7/10 sinh viên đạt giải: 2 giải nhì và 7 giải ba.

Lãnh đạo bộ môn Giáo dục thể chất hoàn thành tốt chức năng tham mưu, trực tiếp tổ chức các hoạt động phong trào TDTT trong học viện và tham gia các giải đấu khác đạt kết quả tốt. Trung bình mỗi năm Bộ môn GDTC làm cố vấn chuyên môn và trọng tài 5-7 giải cấp khoa, 6-6 giải cấp Học viện; tổ chức tập luyên các đoàn vận động viên Học viện tham gia 7-10 giải hội cấp trên và địa phương đạt nhiều thành tích cao.

Lãnh đạo bộ môn Giáo dục Quốc phòng thực hiện các chương trình an ninh quốc phòng, dân quân tự vệ, tập huấn nghiệp vụ theo yêu cầu chuyên môn đặc thù. Tập trung tháo gỡ và triển khai công tác nghiên cứu khoa học theo quy định của Học viện.

Sự lãnh đạo toàn diện và cụ thể trong chỉ đạo chuyên môn của chi bộ chính là yếu tố then chốt để công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy của Khoa Cơ bản đạt được những kết quả cụ thể, đóng góp chung vào thành công của sự nghiệp đào tạo của Học viện Tài chính.

3. Bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo chuyên môn

Các kết quả của Chi bộ Khoa là kết quả của nhiều thế hệ. Tập thể chi ủy đã nhận diện được những khó khăn và không né tránh các hạn chế của tập thể, cá nhân, luôn nghiêm túc phân tích để đưa ra những giải pháp tháo gỡ, đề xuất những nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với đặc thù để đảm bảo thành công kế hoạch đặt ra. Điển hình (1) chi bộ thông qua kế hoạch giảng thử theo năm học, triển khai theo từng đơn vị, có biên bản góp ý, rút kinh nghiệm, từ đó định hướng tiếp cho các buổi giảng sau,… Mặc dù kết quả là tốt song sau 3 năm thì chi bộ quyết định dừng và chuyển định hướng giảng dạy chuyên đề mở… Hiện nay chi bộ đang tính toán thời điểm phù hợp để tiếp tục triên khai thực hiện; (2) quyết tâm thực hiện hội thảo cấp bộ môn, thông qua đó nâng cao chất lượng bài viết khoa học, định dạng, xây dựng các bài viết mẫu để toàn khoa thống nhất, đồng thời là diễn đàn bàn và định hướng nghiên cứu đặc thù các bộ môn, nghiêm túc phê bình các bài viết chưa đạt yêu cầu, thống kê các lượt tham gia báo cáo, bài viết để xét phân loại thi đua,…(3) chi bộ ra nghị quyết về công tác coi thi từng đợt thi, công tác coi thi được chuẩn hóa qua từng đợt thi, có định lượng về hệ số coi thi cho từng giáo viên, từng bộ môn, có chế độ báo cáo và đánh giá chất lượng, ý thức coi thi của từng đợt,….để đảm bảo nội quy, quy chế của học viện.

Thống nhất cao trong công tác chỉ đạo thực hiện, đề cao công tác đánh giá hiệu quả cũng như hạn chế của các kế hoạch thực hiện. Bên cạnh việc cụ thể hóa các hoạt động chi bộ cũng yêu cầu các bộ môn phát huy tính chủ động, sáng tạo. Các chi ủy viên cũng là các tổ trưởng tổ đảng theo dõi và hỗ trợ công tác xây dựng và triển khai hoạt động đảm bảo mục tiêu và tính thống nhất cao trong chỉ đạo thực hiện.

Quán triệt công tác chính trị tư tưởng, nêu cao vai trò tiên phong của đảng viên trong từng nhiệm vụ. Tiếp thu và lắng nghe ý kiến phải hồi, xây dựng của các đảng viên để nắm bắt và điều chỉnh các biện pháp thực hiện phù hợp.

Nhất quán trong đánh giá phân loại đảng viên gắn với những nội dung, nhiệm vụ cụ thể của Khoa, thực hiện nghiêm túc phê và tự phê để khắc phục những nhược điểm, phát huy những ưu điểm của từng đảng viên góp phần xây dựng chi bộ đoàn kết vững mạnh thực hiện thành công mục tiêu đề ra.

   

Tập thể giảng viên Khoa Cơ bản Học viện Tài chính

Nguyễn Thị Thúy Quỳnh - Chi bộ Khoa Cơ bản – Học viện Tài chính
Số lần đọc: 2261

Danh sách liên kết