Thứ sáu, 12/06/2015 - 13:24

GIỚI THIỆU VỀ BỘ MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Bộ môn Tài chính – Tiền tệ được thành lập vào năm 1963 cùng với việc thành lập Trường Cán bộ Tài chính – Kế toán - Ngân hàng trung ương (nay là Học viện Tài chính). Trải qua trên 50 năm thực hiện nhiệm vụ đào tạo, Bộ môn đã có nhiều sự thay đổi và những bước phát triển mới phù hợp với nhu cầu của xã hội.
  • Huân chương lao động hạng 3 (2001)
  • Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (1998)
  • Tập thể lao động XHCN
  • Tập thể lao động xuất sắc Bộ khen.

1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển

Bộ môn Tài chính – Tiền tệ được thành lập vào năm 1963 cùng với việc thành lập Trường Cán bộ Tài chính – Kế toán - Ngân hàng trung ương (nay là Học viện Tài chính). Trải qua trên 50 năm thực hiện nhiệm vụ đào tạo, Bộ môn đã có nhiều sự thay đổi và những bước phát triển mới phù hợp với nhu cầu của xã hội.

Thời kỳ đầu (giai đoạn 1963-1969), bộ môn có tên gọi là “Bộ môn Tài chính” chỉ có 4 giảng viên giảng dạy bậc Đại học môn học là  Tài chính học cho các hệ Đại học chính quy tập trung và Đại học chuyên tu tập trung.

Giai đoạn 1970 -1978, tên bộ môn được đổi thành “Bộ môn Tài chính học” và số giảng viên tăng lên là 10 người. Môn học đảm nhận là Tài chính học được chia thành hai phần là Tài chính học và Tài chính Tư bản chủ nghĩa giảng dạy cho các hệ Đại học chính quy tập trung, Đại học chuyên tu tập trung và Đại học tại chức.

Giai đoạn 1979-1989, lực lượng giảng viên tăng  lên 15 người, trong đó có 01 tiến sĩ.

Giai đoạn 1990-1994, bộ môn giảng dạy thêm môn Thanh tra tài chính. Trong giai đoạn này, giảng viên của bộ môn có 11 người, trong đó có 1 tiến sĩ và 01 thạc sĩ.

Giai đoạn 1995-2000, tên bộ môn được đổi thành “Bộ môn Lý thuyết tài chính” và tên môn học đổi thành Lý thuyết tài chính (năm 2000). Trong thời kỳ này, bộ môn tham gia giảng dạy cho các hệ đại học chính quy tập trung, đại học tại chức, Hoàn chỉnh kiến thức đại học, Đại học bằng 2. Từ năm 1996, bộ môn đảm nhận giảng dạy cho hệ Sau đại học (cao học và nghiên cứu sinh), với tên môn học là Nguồn lực tài chính. Lực lượng giảng viên thời kỳ này là 12 người, trong đó có 05 tiến sĩ và 04 thạc sĩ.

Giai đoạn 2001 đến nay, bộ môn có nhiều thay đổi quan trọng cả về nhân sự và nhiệm vụ đảm nhận. Đến năm 2007, tên bộ môn được đổi thành “Bộ môn Tài chính – Tiền tệ” qua việc sáp nhập hai môn học Lý thuyết tài chính và Lý thuyết tiền tệ thành môn học Tài chính – Tiền tệ. Tính đến năm 2008, đội ngũ giáo viên của Bộ môn có 11 người, trong đó có 06 tiến sĩ, 04 thạc sĩ và 03 Phó giáo sư.

Hiện nay, bộ môn có 13 giảng viên, trong đó có 01 giảng viên kiêm chức, và các giảng viên đều có trình độ Thạc sĩ trở lên, trong đó có 06 tiến sĩ và 01 Phó giáo sư. Bộ môn tham gia giảng dạy cho các hệ đại học, sau đại học, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức... trong và ngoài Học viện.

2. Lực lượng giảng viên của Bộ môn hiện nay

STT

HỌ VÀ TÊN

NĂM SINH

HỌC VỊ, HỌC HÀM

NƠI TỐT NGHIỆP

CHỨC DANH

1

Phạm Ngọc Dũng

1961

PGS Tiến sĩ

Học Viện Tài chính

Trưởng BM

GV chính

2

Lê Thu Huyền

1965

Tiến sĩ

Học Viện Tài chính

Phó BM

GV chính

3

Đỗ Đình Thu

1965

Tiến sĩ

Học Viện Tài chính

Phó BM

GV chính

4

Vũ Quốc Dũng

1977

Tiến sĩ

Học Viện Tài chính

Giảng viên

5

Nguyễn Thuỳ Linh

1977

Tiến sĩ

Học Viện Tài chính

Giảng viên

6

Nguyễn Thanh Giang

1977

Thạc sĩ

Học Viện Tài chính

Giảng viên

7

Nguyễn Thu Hương

1974

Thạc sĩ

Học Viện Tài chính

Giảng viên chính

8

Nguyễn Thị Thương Giang

1983

Thạc sĩ

Học Viện Tài chính

Giảng viên

9

Lê Thị Thúy

1984

Thạc sĩ

Học Viện Tài chính

Giảng viên

10

Phùng Thanh Loan

1986

Thạc sĩ

Học Viện Tài chính

Giảng viên

11

Nguyễn Sơn Hải

1990

Thạc sĩ

Học Viện Tài chính

Giảng viên

12

Nguyễn Thị Hương Thủy

1981

Thạc sĩ

Học Viện Tài chính

Giảng viên kiêm chức

3. Mục tiêu của môn học Tài chính – Tiền tệ

  • Trang bị cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản, tổng quan về tài chính-Tiền tệ và những nội dung chủ yếu của các hoạt động tài chính - Tiền tệ trong các lĩnh vực khác nhau của nền KTQD.
  • Trang bị cho sinh viên những nhận thức đúng đắn về vị trí quan trọng và vai trò to lớn của tài chính đối với các hoạt động kinh tế xã hội.
  • Trang bị cho sinh viên những tư tưởng quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về công tác tài chính – Tiền tệ, những định hướng lớn về tổ chức và sử dụng tài chính – Tiền tệ trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam.
  • Tạo cơ sở cho sinh viên học tập nghiên cứu các môn học nghiệp vụ như: Quản lý tài chính công, Thuế, Bảo hiểm, Ngân hàng, Tài chính doanh nghiệp, Kế toán...
  • Giúp sinh viên có được những nhận thức cơ bản, có phương hướng đúng đắn và tự tin trong công tác tài chính thực tiễn sau khi tốt nghiệp ra trường.

4. Kỹ năng người học cần đạt được

Qua việc nghiên cứu môn học với sự hướng dẫn và giúp đỡ của giảng viên, Môn học đặt mục tiêu về kỹ năng cho người học là:

- Nắm bắt được phương pháp nghiên cứu đặc thù đối với các vấn đề thuộc khoa học Tài chính - Tiền tệ.

- Có khả năng nhận thức ban đầu và ứng xử với các vấn đề Tài chính - Tiền tệ.

- Có kỹ năng đọc, hiểu và phân tích nội dung của một số văn bản pháp luật Tài chính - Tiền tệ quan trọng.

- Người học có thêm kỹ năng phân tích và đánh giá các vấn đề xã hội dưới góc nhìn của khoa học Tài chính - Tiền tệ.

- Đánh giá được cách dạy và học môn học. 

5. Nội dung của môn học

Môn học Tài chính- Tiền tệ là môn học lý luận cơ sở ngành có vị trí như cầu nối giữa các môn học lý luận cơ bản và các môn học nghiệp vụ.

Môn học trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về tài chính – Tiền tệ như: Tổng quan về Tài chính – Tiền tệ, bản chất, chức năng của tài chính – Tiền tệ; cung cầu tiền, các khối tiền... Hệ thống tài chính, vị trí, vai trò của các phân hệ trong hệ thống tài chính, lý luận về thị trường tài chính...; khái quát những nội dung chủ yếu của hoạt động tài chính trong các lĩnh vực khác nhau như: NSNN, bảo hiểm, tín dụng, tài chính doanh nghiệp, tài chính quốc tế...

Môn học tập trung trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về tài chính – Tiền tệ, những vấn đề có tính nguyên tắc, những tư tưởng, quan điểm cơ bản, những định hướng lớn về tổ chức và sử dụng tài chính- tiền tệ trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam mà không đi sâu vào các vấn đề có tính chất kỹ thuật, nghiệp vụ của công tác quản lý tài chính – Ngân hàng.

Số lần đọc: 18230
Tin phản hồi
Chuyên mục chính

Hoạt động qua ảnh
Trao Quyết định chuyển Đảng chính thức cho 02 đ/c Phạm Thu Huyền bộ môn Kế toán công và Phạm Thanh Hà bộ môn Quản lý TCC0 Trao Quyết định chuyển Đảng chính thức cho 02 đ/c Phạm Thu Huyền bộ môn Kế toán công và Phạm Thanh Hà bộ môn Quản lý TCC1 Trao Quyết định chuyển Đảng chính thức cho 02 đ/c Phạm Thu Huyền bộ môn Kế toán công và Phạm Thanh Hà bộ môn Quản lý TCC2 Trao Quyết định chuyển Đảng chính thức cho 02 đ/c Phạm Thu Huyền bộ môn Kế toán công và Phạm Thanh Hà bộ môn Quản lý TCC3 Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.20150 Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.20151 Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.20152 Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.20153 Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.20154 Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.20155

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức  |  Thư viện ảnh  |  Video hoạt động  |  Liên hệ
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA TÀI CHÍNH CÔNG
© Cơ quan chủ quản: Học viện Tài chính
Chịu trách nhiệm chính: Ths. Ngô Vút Bổng - Phó Giám đốc (PT) Trung tâm Thông tin
Địa chỉ: Học viện Tài chính, đường Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại:
E-mail: khoatcc1963@gmail.com | Website: http://www.hvtc.edu.vn/taichinhcong
Phát triển bởi Công ty TNHH Phần mềm Hoàng Hà