Thứ tư, 10/06/2015 - 21:36

GIỚI THIỆU VỀ CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN CÔNG
Chuyên ngành Kế toán công (mã số 23), thuộc ngành Kế toán (mã số D340301) được thành lập theo Quyết định số 350/QĐ-HVTC ngày 11 tháng 4 năm 2012 của Học viện Tài chính. Đây là chuyên ngành đầu tiên được mở ở Việt Nam nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên sâu về kế toán công, am hiểu một cách tường tận kiến thức về kế toán, tài chính trong cả hai khu vực công và tư.

1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển

Chuyên ngành Kế toán công (mã số 23), thuộc ngành Kế toán (mã số D340301)  được thành lập theo Quyết định số 350/QĐ-HVTC ngày 11 tháng 4 năm 2012 của Học viện Tài chính. Đây là chuyên ngành đầu tiên được mở ở Việt Nam nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên sâu về kế toán công, am hiểu một cách tường tận kiến thức về kế toán, tài chính trong cả hai khu vực công và tư. Sự tiên phong này xuất phát từ nhu cầu lớn về nhân lực Kế toán công có trình độ đại học và sau đại học trong trung và dài hạn, trước những đòi hỏi của tiến trình cải cách Quản lý Tài chính công và Kế toán công ở Việt Nam về sự công khai, minh bạch, hiệu quả của hệ thống thông tin kinh tế - xã hội, đặc biệt ở lĩnh vực công trong xu thế hội nhập. Thực tế qua 4 năm hoạt động, chuyên ngành Kế toán công ngày càng thu hút sinh viên khi đăng ký dự thi vào Học viện Tài chính khi số lượng sinh viên chuyên ngành Kế toán công tăng gấp đôi so với thời kỳ mới thành lập, từ 70 sinh viên năm đầu tiên lên tới gần 500 sinh viên ở thời điểm hiện tại. Điều này đã dần khẳng định đường hướng đúng đắn của chuyên ngành Kế toán công, một chuyên ngành đã, đang và sẽ dần được xã hội quan tâm, đánh giá cao và lựa chọn.

2. Mục tiêu đào tạo của chuyên ngành Kế toán công

2.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu đào tạo của chuyên ngành Kế toán công là nhằm đào tạo các cán bộ chuyên môn chuyên sâu, cán bộ quản lý và nghiên cứu có trình độ đại học trở lên nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực công.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán công được cấp bằng Cử nhân ngành Kế toán. Với mục tiêu sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán công có thể linh hoạt và chủ động thích ứng được với hầu hết các khu vực và lĩnh vực nghề nghiệp trên thị trường lao động, chuyên ngành Kế toán công còn trang bị cho sinh viên những kiến thức đủ sâu, đủ rộng về kế toán, tài chính ở cả hai khu vực công và tư, trong đó tập trung trọng tâm vào lĩnh vực công. Vì vậy, có thể nói, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán công như người “thắng ván cờ nước đôi”, làm việc ở khu vực công hay khu vực tư chỉ phụ thuộc vào sự lựa chọn và đam mê của chính sinh viên đó.

3. Về chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo chuyên ngành Kế toán công       

            Sinh viên chuyên ngành Kế toán công được trang bị kiến thức sâu rộng cả về lý thuyết lẫn thực tiễn, cả về nghiên cứu lần thực hành về ngành kế toán, tài chính, trong đó trọng tâm vào lĩnh vực kế toán công. Đồng thời, sinh viên còn được trang bị những kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thao tác thực hành, thực hiện các quy trình, nghiệp vụ kế toán nói chung và kế toán công nói riêng một cách thành thạo. Bên cạnh đó, sinh viên cũng sẽ được tôi luyện tác phong, thái độ, hành vi tích cực, tiên tiến, hình thành phong thái của một lao động chuyên nghiệp, phù hợp với xu thế hội nhập trong thời đại mới.

4. Về nội dung đào tạo chuyên ngành Kế toán công

Để đào tạo nguồn nhân lực có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ cần thiết cho công tác quản lý tài chính công và kế toán công, ngoài phần kiến thức giáo dục đại cương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo là phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp với ba  khối kiến thức: Kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành và kiến thức bổ trợ.

Được thiết kế theo mục tiêu sinh viên có thể thích ứng được với các công việc ở cả khu vực công và tư, nội dung chương trình đào tạo chuyên ngành Kế toán công có đầy đủ các môn học ở cả  5 lĩnh vực:

- Lĩnh vực kế toán công (các môn chuyên ngành): Tổ chức công tác kế toán công, Chuẩn mực kế toán công quốc tế,  Kế toán ngân sách và nghiệp vụ kho bạc Nhà nước, Kế toán hành chính sự nghiệp, Kế toán quản trị công, Kế toán Bảo hiểm xã hội, Kế toán nghiệp vụ thu Ngân sách Nhà nước, Kế toán ngân sách và tài chính xã, Kế toán các tổ chức chính trị - xã hội, Kế toán dự trữ Nhà nước…

- Lĩnh vực tài chính công: Quản lý Tài chính công, Quản lý tài chính ở các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công, Quản lý tài chính xã phường...

 - Lĩnh vực kế toán doanh nghiệp:  Kế toán tài chính 1, Kế toán tài chính 2, Đại cương về kế toán tập đoàn...

- Lĩnh vực kiểm toán: Kiểm toán căn bản, Kiểm toán NSNN

- Lĩnh vực tài chính doanh nghiệp:  Tài chính doanh nghiệp 1, Tài chính doanh nghiệp 2 ...

Ngoài ra còn có một số môn học mang tính chất tự chọn liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, định giá tài sản hay quản trị kinh doanh...

Với chương trình đào tạo được thiết kế theo xu hướng đào tạo mới như trên, nếu sinh viên nghiên cứu và học tập tích cực thì con đường nghề nghiệp tương lai chắc chắn hoàn toàn rộng mở.

5. Về vị trí công tác sau khi tốt nghiệp ra trường

Sinh viên được đào tạo chuyên ngành Kế toán công sau khi tốt nghiệp ra trường có khả năng lựa chọn nơi làm việc là rất rộng lớn, cụ thể có thể đảm nhiệm ở nhiều vị trí công tác khác nhau như sau:

* Đối với các đơn vị khối chính phủ chung và các đơn vị phi chính phủ (NGO) 

Trong trung và dài hạn, các đơn vị khối chính phủ chung và các đơn vị phi chính phủ (NGO) đã và đang cần lao động trình độ đại học và sau đại học chuyên ngành kế toán công, trong trung hạn và dài hạn có bốn khu vực sau cần nhân lực trình độ đại học và sau đại học chuyên ngành kế toán công: (i) Cơ quan quản lý Tài chính công (ii) Đơn vị sử dụng kinh phí từ Tài chính công; (iii) Cơ quan nghiên cứu về Tài chính công; (iv) Các đơn vị NGO như các hội, tổ chức chính trị, chính trị nghề nghiệp, đoàn thể… Cụ thể số lượng nhu cầu nhân lực trình độ đại học chuyên ngành kế toán công ước tính, theo số liệu thống kê như sau:

Cấp trung ương có 22 bộ và ngang bộ với khoản 520 cơ quan độc lập có phòng tài chính kế toán với nhu cầu nhân lực khoảng: 5.000 kế toán công trình độ đại học và sau đại học;

Cơ quan lập pháp và tư pháp cấp trung ương có khoảng 300 đơn vị độc lập cần kế toán công với nhu cầu khoảng 1.500 người;

Ở hệ thống quản lý Tài chính công theo ngành dọc bao gồm: Tài chính, Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước, với nhu cầu khoảng 15.000 cán bộ kế toán công, đặc biệt trong lộ trình chuyển đổi sang mô hình tổng Kế toán công;

Ở địa phương cấp tỉnh có 63 tinh thành, với khoảng 960 sở và tương đương sở có phòng tài chính kế toán và cần khoảng 15.000 kế toán công trình độ đại học và sau đại học;

Ở cấp huyện có trên 700 huyện với trên 7.000 phòng và tương đương, cần kế  toán công và nhu cầu có khoản 12.000 cán bộ kế toán công;

Chính quyền cấp xã khoảng có 11.000 xã, mỗi xã cần có 2 kế toán, tức là cần 22.000 cán bộ kế toán công cấp xã trên toàn quốc;

Ở khu vực đơn vị Sự nghiệp, có khoảng 45.0000 trường học, có nhu cầu khoảng 60.000 kế toán công; có khoảng 1.100 bệnh viện đa khoa và chuyên ngành cần kế toán công với số lượng khoảng 11.000 cán bộ kế toán công; các đơn vị sự nghiệp khác có khoảng 8.000 đơn vị, cần 16.000 kế toán công;

Ở khu vực NGO có khoảng 2000 đơn vị, với nhu cầu cần 4.000 kế toán công

Tóm lại, tổng nhu cầu nguồn nhân lực kế toán công trình độ đại học ước tính trên trăm nghìn cán bộ, công chức kế toán công trong các khu vực chung của chính phủ.

- Đối với khu vực doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: Sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể làm việc tại Ban Tài chính tại các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty; làm việc tại Phòng Tài chính - Kế toán tại các công ty, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Đối với các doanh nghiệp tài chính như Ngân hàng, Công ty chứng khoán, Công ty tài chính,… : Sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể làm ở các vị trí như chuyên viên tại các doanh nghiệp này hoặc chuyên gia tư vấn tài chính ở các công ty chứng khoán, công ty kiểm toán…

6. Về triển vọng và cơ hội nghề nghiệp

 Thực tế chứng minh rằng, vai trò của kế toán, và kế toán trưởng trong đơn vị là vô cùng to lớn, giữ vị trí vô cùng quan trọng trong việc duy trì nền tảng tài chính vững mạnh giúp đơn vị tồn tại và phát triển. Trong xu thế hội nhập kinh tế tài chính ngày càng sâu và rộng ở tất cả các quốc gia trên thế giới, nhu cầu phải có được thông tin kế toán công chính xác, đầy đủ, và có thể so sánh được với các quốc gia khác trên thế giới đang được đặt ra cấp thiết hơn lúc nào hết. Do đó, vai trò của Kế toán công đang dần được khẳng định và coi trọng đúng mức.

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán công không những có rất rất nhiều cơ hội trong thị trường lao động trong nước, mà còn có nhiều cơ hội tại thì trường lao động quốc tế, những chứng chỉ như CPA, ACCA,… CFA các E hoàn toàn có thể tích lỹ ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường và là trợ thủ đắc lực cho các E vươn xa ra khu vực và toàn cầu trong một thế giới phẳng.

Các em hoàn toàn có đủ khả năng để trở thành một trong những thành viên cốt cán nghiên cứu triển khai dự án chuẩn mực Kế toán công và Tổng kế toán Nhà nước ở Việt Nam. Các em cũng hoàn toàn có thể trở thành cánh tay phải – người trợ lý đắc lực cho các chủ tài khoản ở chính quyền TW và địa phương, và rất có thể , trong tương lai, chủ tài khoản sẽ là những sinh viên đã từng tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán công, người dẫn dắt, chi phối nền kế toán, tài chính nước nhà. 

Số lần đọc: 28519
Tin phản hồi
Chuyên mục chính

Hoạt động qua ảnh
Trao Quyết định chuyển Đảng chính thức cho 02 đ/c Phạm Thu Huyền bộ môn Kế toán công và Phạm Thanh Hà bộ môn Quản lý TCC0 Trao Quyết định chuyển Đảng chính thức cho 02 đ/c Phạm Thu Huyền bộ môn Kế toán công và Phạm Thanh Hà bộ môn Quản lý TCC1 Trao Quyết định chuyển Đảng chính thức cho 02 đ/c Phạm Thu Huyền bộ môn Kế toán công và Phạm Thanh Hà bộ môn Quản lý TCC2 Trao Quyết định chuyển Đảng chính thức cho 02 đ/c Phạm Thu Huyền bộ môn Kế toán công và Phạm Thanh Hà bộ môn Quản lý TCC3 Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.20150 Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.20151 Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.20152 Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.20153 Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.20154 Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.20155

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức  |  Thư viện ảnh  |  Video hoạt động  |  Liên hệ
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA TÀI CHÍNH CÔNG
© Cơ quan chủ quản: Học viện Tài chính
Chịu trách nhiệm chính: Ths. Ngô Vút Bổng - Phó Giám đốc (PT) Trung tâm Thông tin
Địa chỉ: Học viện Tài chính, đường Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại:
E-mail: khoatcc1963@gmail.com | Website: http://www.hvtc.edu.vn/taichinhcong
Phát triển bởi Công ty TNHH Phần mềm Hoàng Hà