Chuyên mục

Ảnh hoạt động
Ảnh-25-04-2022-15-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Hoisach20220

Tài liệu
Thứ năm, 23/10/2014 - 14:32

Giáo trình Pháp luật đại cương (XB năm 2009)

Pháp luật đại cương là môn học bắt buộc trong hệ thống các môn học lý luận cơ bản áp dụng cho hệ đào tạo đại học và cao đẳng. Dựa trên cơ sở học thuyết Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng và Nhà nước cũng như tri thức chung của nhân loại về Nhà nước và pháp luật. Môn học này cung cấp cho sinh viên thuộc khối ngành không chuyên luật kiến thức cơ bản nhất về nguồn gốc, bản chất, chức năng, vai trò của nhà nước và pháp luật; thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật; trách nhiệm pháp lý, đồng thời khái quát nội dung cơ bản của một số ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.

Nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và sinh viên Học viện Tài chính, các giảng viên bộ môn Luật kinh tế - tài chính cùng với sự cộng tác của các giảng viên, chuyên gia pháp lý đầu ngành thuộc các trường đại học, các cơ quan tư pháp, các trung tâm nghiên cứu phap lý đã biên soạn giáo trình “Pháp luật đại cương” năm 2000 và được chỉnh lý bổ sung tái bản năm 2005. Sau tám năm đưa vào giảng dạy và học tập, giáo trình Pháp luật đại cương đã góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu, học tập kiến thức chung về Nhà nước và pháp luật của Học viện Tài chính.

Trước những đòi hỏi của việc đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở Học viện Tài chính và trước sự thay đổi và phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội, của hoạt động lập pháp và khoa học pháp lý đã làm cho một số nội dung và kết cấu của giáo trình tái bản năm 2005 không còn phù hợp. Trong bối cảnh đó, yêu cầu một giáo trình Pháp luật đại cương mới ra đời đáp ứng nhu cầu của việc dạy và học là vấn đề cấp thiết. Theo quyết định của Giám đốc Học viện tài chính, các giảng viên bộ môn Luật kinh tế - tài chính và các cộng sự là các chuyên gia pháp lý đầu ngành đã tổ chức biên soạn giáo trình Pháp luật đại cương mới.

Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội rất phức tạp, còn có nhiều vấn đề phải luận bàn, tranh luận, nhất là giai đoạn hiện nay. Vì vậy, việc xây dựng được một giáo trình Pháp luật đại cương dành cho khối đào tạo không chuyên giải quyết các vấn đề thực tế là điều rất khó khăn. Trên tinh thần đó, Học viện Tài chính và nhóm tác giả mong nhận được những góp ý, nhận xét của các đồng nghiệp, các sinh viên, các độc giả, các chuyên gia và các nhà khoa học để tiếp tục hoàn thiện giáo trình này trong lần tái bản lần sau.

MỤC LỤC

                                                                                   Trang
Tập thể tác giả
3
Lời nói đầu
5
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC
7
1. Nguồn gốc và đặc điểm của Nhà nước
7
1.1. Nguồn gốc của Nhà nước
7
1.2. Đặc điểm của Nhà nước
14
2. Bản chất, chức năng của Nhà nước
17
2.1. Bản chất của Nhà nước
17
2.2. Chức năng của Nhà nước
19
3. Hình thức Nhà nước và chế độ chính trị của Nhà nước
21
3.1. Hình thức Nhà nước
21
3.2. Chế độ chính trị của Nhà nước
25
4. Các kiểu Nhà nước
26
4.1. Khái niệm kiểu tra
26
4.2. Các kiểu Nhà nước trong lịch sử
28
5. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
34
5.1. Lịch sử hình thành, bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
34
5.2. Chức năng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN
39
5.3. Hình thức nhà nước Cộng hòa XHCNVN
43
5.4. Hệ thống chính trị ở nước CHXHCNVN
45
5.5. Bộ máy Nhà nước của nước CHXHCNVN
48
6. Nhà nước pháp quyền
62
6.1. Nguồn gốc về Nhà nước pháp quyền
62
6.2. Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền
69
6.3. Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam
73
CHƯƠNG 2: NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG CỦA PHÁP LUẬT
77
1. Nguồn gốc và đặc điểm của pháp luật
77
1.2. Đặc điểm của pháp luật
81
2. Bản chất của pháp luật
85
2.1. Tính giai cấp
87
2.2. Tính xã hội
89
2.3. Tính dân tộc
90
2.4. Tính mở
90
3. Chức năng của pháp luật
96
3.1. Khái niệm chức năng của pháp luật
96
3.2. Các chức năng của pháp luật
97
4. Các kiểu pháp luật trong lịch sử
101
4.1. Khái niệm kiểu pháp luật
101
4.2. Các kiểu pháp luật trong lịch sử
102
CHƯƠNG 3: QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT
111
1. Quy phạm pháp luật
111
1.1. Khái niệm, đặc điểm của quy phạm pháp luật
111
1.2. Cấu trúc của quy phạm pháp luật
116
1.3. Phân loại quy phạm pháp luật
122
2. Quan hệ pháp luật
125
2.1. Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật
125
2.2. Phân loại quan hệ pháp luật
130
2.3. Các yếu tố của quan hệ pháp luật
132
2.4. Sự kiện pháp lý
142
CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
147
1. Khái niệm về hệ thống pháp luật
147
1.1. Khái niệm, đặc điểm của hệ thống pháp luật
147
1.2. Hệ thống cấu trúc của pháp luật
149
1.3. Nguồn của pháp luật
154
2. Một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
168
2.1. Luật hiến pháp Việt Nam
168
2.2. Luật hành chính Việt Nam
177
2.3. Luật dân sự Việt Nam
184
2.4. Luật hình sự Việt Nam
191
CHƯƠNG 5: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ PHÁP CHẾ
196
1. Thực hiện pháp luật
196
1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật
196
1.2. Các hình thức thực hiện pháp luật
197
2. Vi phạm pháp luật
203
2.1. Khái niệm vi phạm pháp luật
203
2.2. Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật
208
2.3. Các loại vi phạm pháp luật
215
3. Trách nhiệm pháp lý
235
3.1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý
235
3.2. Các hình thức trách nhiệm pháp lý
239
4. Pháp chế
247
4.1. Khái niệm về pháp chế
247
4.2. Vấn đề tăng cường pháp chế
254
CHƯƠNG 6: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
262
1. Công pháp quốc tế
262
1.1. Khái niệm về công pháp quốc tế
262
1.2. Các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế
264
1.3. Nguồn của công pháp quốc tế
268
1.4. Chủ thể của công pháp quốc tế
271
1.5. Một số nội dung cơ bản của công pháp quốc tế
274
2. Tư pháp quốc tế
283
2.1. Khái niệm tư pháp quốc tế
283
2.2. Xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế
286
2.3. Nguồn của tư pháp quốc tế
302
2.4. Chủ thể của tư pháp quốc tế
307
2.4. Một số nội dung cơ bản của tư pháp quốc tế
312
Mục lục
321

 

Số lần đọc: 5846
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức  |  Ảnh hoạt động  |  Hỏi đáp  |  Gửi yêu cầu  |  Trang TT HVTC
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THƯ VIỆN
© Cơ quan chủ quản: Học viện Tài chính
Địa chỉ: Học viện Tài chính, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại:
E-mail: thuvien@hvtc.edu.vn
Website: http://www.hvtc.edu.vn/thuvien
Phát triển bởi Công ty TNHH Phần mềm Hoàng Hà