Chuyên mục

Ảnh hoạt động
Ảnh-25-04-2022-15-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Hoisach20220

Tài liệu
Thứ tư, 04/02/2015 - 15:23

Giáo trình Kinh tế môi trường (XB năm 2013)

Môi trường là cơ sở cho sự tồn tại của mọi loài sinh vật, là cơ sở và là nguồn lực cho sjw tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Ngược lại môi trường thường xuyên bị tác động và bị biến đổi dưới những tác động của con người. Trên phương diện kinh tế, môi trường với các yếu tố thành phần của môi trường, là một dạng của cải vật chất đặc biệt đối với con người. Các yếu tố thành phần của môi trường là các yếu tố cấu thành để tạo nên giá trị của các loại sản phầm hàng hóa.

Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để có thể khai thác và sử dụng môi trường với các yếu tố thành phần của môi trường một cách có hiệu quả, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của xã hội trong điều kiện môi trường sống không bị ô nhiễm và suy thoái. Đây là vấn đề hết sức quan trọng mà mọi quốc gia trên thế giới ngày càng nhận thức đầy đủ hơn và ngày càng quan tâm tìm kiếm các phương thức, giải pháp thích hợp để giải quyết.

Kinh tế môi trường là môn học được  hình thành và phát triển nhằm giải quyết các vấn đề nêu trên. Cũng như các vấn đề nêu trên. Cũng như các nước đang phát triển khác, sự phát triển của khoa học Kinh tế môi trường ở Việt Nam không chỉ nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế trên cơ sở gia tăng quá trình khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, mà còn có vai trò quan trọng trong việc giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sống, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Giáo trình Kinh tế môi trường lần này được biên soạn nhằm mục tiêu chủ yếu là đáp ứng cho nhu cầu học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên các hệ cử nhân kinh tế học tập trung và không tập trung.

Tập thể biên soạn giáo trình Kinh tế môi trường gồm:

TS.Phạm Văn Nhật, chủ biên và trực tiếp biên soạn chương 5;

TS.Nguyễn Đức Lợi, đồng chủ biên và trực tiếp biên soạn chương 2;

TS.Nguyễn Thị Thu Hương biên soạn chương 6;

Ths.Đỗ Thị Nâng, Ths.Nguyễn Ngọc Lan, CN.Hồ Thị Hòa, CN.Lê Đình Hoa biên soạn chương 1,3,4.

MỤC LỤC

                                                                                   Trang

Lời nói đầu

3

CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA MÔN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

5

1.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MÔN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

5

1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

10

1.3. NHIỆM VỤ MÔN HỌC

15

1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

15

1.5. NỘI DUNG MÔN HỌC

17

CHƯƠNG 2: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN

19

2.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG

19

2.1.1. Khái niệm

19

2.1.2. Các đặc trưng cơ bản của môi trường

25

2.1.3. Điều kiện đảm bảo cân bằng sinh thái trong môi trường

31

2.1.4. Các chức năng cơ bản của môi trường

39

2.2. NHẬN THỨC VỀ PHÁT TRIỂN

43

2.2.1. Khái niệm

43

2.2.2. Thước đo đánh giá trình độ phát triển

45

2.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN

53

2.3.1. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển

54

2.3.2. Các nguyên lý cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và tác động vào môi trường

61

2.3.3. Dân cư, dân số và môi trường

66

2.4. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

76

2.4.1. Phát triển bền vững

76

2.4.2. Sự bền vững của môi trường và của nền kinh tế

96

CÂU HỎI CHƯƠNG 2

101

CHƯƠNG 3: KINH TẾ HỌC VỀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

103

3.1. NHẬN THỨC VỀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

103

3.1.1. Khái niệm

103

3.1.2. Phân loại tài nguyên thiên nhiên

106

3.1.3. Nhận thức chung về tài nguyên có khả năng tái sinh

108

3.1.4. Nhận thức chung về tài nguyên không có khả năng tái sinh

111

3.1.5. Các tiêu chuẩn đánh giá tài nguyên thiên nhiên

112

3.2. NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN VỀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

117

3.2.1. Sự cần thiết của việc khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên

117

3.2.2. Các yêu cầu cơ bản trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên

119

3.3. KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRÊN PHẠM VI CẢ NƯỚC

123

3.4. KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRONG MỘT VÙNG LÃNH THỔ

127

3.4.1. Sự cần thiết của việc khai thác, sử dụng tổng hợp tài nguyên thiên nhiên trong từng vùng lãnh thổ

128

3.4.2. Tầm quan trọng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên phương diện kinh tế

131

3.4.3. Thiết kế và xây dựng các hệ sinh thái trên từng vùng lãnh thổ

138

3.5. KHAI THÁC, SỬ DỤNG MỘT NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỤ THỂ TRONG MỘT VÙNG LÃNH THỔ

156

3.5.1. Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên vô hạn

157

3.5.2. Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên có khả năng phục hồi

160

3.5.3. Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên không có khả năng tái sinh

174

CÂU HỎI CHƯƠNG 3

182

CHƯƠNG 4: KINH TẾ HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

183

4.1. NHẬN THỨC CHUNG VỂ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

184

4.1.1. Khái niệm về chất lượng môi trường

184

4.1.2. Các vấn đề cơ bản về chất lượng môi trường

185

4.1.3. Một số tiêu thức đánh giá chất lượng môi trường

187

4.2. CÁC NGOẠI ỨNG VÀ PHÂN LOẠI NGOẠI ỨNG

192

4.2.1. Ngoại ứng và phân loại ngoại ứng

192

4.2.2. Quyền sở hữu môi trường và vấn đề ngoại ứng

195

4.2.3. Hàng hóa công cộng và ngoại ứng tích cực

197

4.2.4. Thất bại của thị trường đối với các ngoại ứng tới môi trường

198

4.3. Ô NHIỄM ƯU VÀ CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM

210

4.3.1. Ô nhiệm tối ưu

210

4.3.2. Các biện pháp kiểm ô nhiễm

215

CÂU HỎI CHƯƠNG 4

243

CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

247

5.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

247

5.1.1. Sự cần thiết phải đánh  giá tác động môi trường

247

5.1.2. Khái niệm về đánh giá tác động môi trường

251

5.1.3. Mục đích của đánh giá tác động môi trường

252

5.1.4. Các nguyên tắc đánh giá tác động môi trường

254

5.1.5. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường

259

5.2. PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ

271

5.2.1. Các yêu cầu cơ bản trong phân tích lợi ích chi phí mở rộng

271

5.2.2. Trình tự các bước tiến hành phân tích chi phí lợi ích

274

5.2.3. Các phương pháp lượng hóa giá trị môi trường

288

5.3. QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

290

5.3.1. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

290

5.3.2. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

290

5.3.3. Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường

294

5.3.4. Thẩm định báo cáo đánh giá tác đông môi trường

296

5.3.5. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

298

5.3.6. Trách nhiệm thực hiện và kiểm tra thực hiện các nôi dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường

299

CÂU HỎI CHƯƠNG 5

301

CHƯƠNG 6: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG

303

6.1. NHẬN THỨC CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG

303

6.1.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về môi trường

305

6.1.3. Các nguyên tắc quản lý môi trường

311

6.1.4. Cơ sở đảm bảo cho việc tiến hành quản lý môi trường

321

6.2. CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

325

6.2.1. Công cụ pháp lý

325

6.2.2. Các công công cụ kinh tế

329

6.2.3. Các công cụ khoa – giáo trong quản lý môi trường

348

6.3. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

352

6.3.1. Quan điểm của Đảng về quản lý và bảo vệ môi trường

352

6.3.2. Mục tiêu và định hướng quản lý môi trường của Nhà nước đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030

355

6.3.3. Bộ máy quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam hiện nay

360

6.3.4. Việt Nam hợp tác với quốc tế trong quản lý môi trường

369

CÂU HỎI CHƯƠNG 6

371

TÀI LIỆU THAM KHẢO

372

MỤC LỤC

377

Số lần đọc: 7956
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức  |  Ảnh hoạt động  |  Hỏi đáp  |  Gửi yêu cầu  |  Trang TT HVTC
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THƯ VIỆN
© Cơ quan chủ quản: Học viện Tài chính
Địa chỉ: Học viện Tài chính, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại:
E-mail: thuvien@hvtc.edu.vn
Website: http://www.hvtc.edu.vn/thuvien
Phát triển bởi Công ty TNHH Phần mềm Hoàng Hà