Chuyên mục

Ảnh hoạt động
Ảnh-25-04-2022-15-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Hoisach20220

Tài liệu
Thứ ba, 07/04/2015 - 14:15

Giáo trình Quản lý thuế (XB năm 2010)

Trong những năm vừa qua, Học viện Tài chính đã tiến hành mạnh mẽ việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo. Đặc biệt, bắt đầu từ năm 2007 – 2008, Học viện Tài chính đã từng bước chuyển từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ. Với bước chuyển đó, các môn học được thiết kế dưới dạng các tín chỉ. Để phù hợp với học chế tín chỉ, các môn học cần sắp xếp lại theo hướng ngắn gọn hơn. Theo hướng đó, môn học Nghiệp vụ thuế được bố trí lại thành các môn học: Thuế tiêu dùng, Thuế thu nhập, Thuế tài sản và Quản lý thuế.

Việc tách môn học Nghiệp vụ thuế thành các môn học riêng biệt không chỉ là sự tách cơ học đơn thuần, mà là việc chia tách có cơ sở khoa học và do vậy, nó đòi hỏi phải thiết kế lại nội dung môn học cho phù hợp với kết cấu mới của môn học cho phù hợp với kết cấu mới của môn học. Thêm vào đó, thuế và quản lý thuế là một lĩnh vực quản lý Nhà nước thường xuyên có sự đổi mới nên các nội dung pháp luật thuế và các quy trình nghiệp vụ  quản lý thuế cần được cập nhật, chỉnh lý và bổ sung để phục vụ tốt nhất cho công tác đào tạo cử nhân chuyên ngành Thuế và các chuyên ngành khác của Học viện. Do vậy, việc biên soạn Giáo trình Quản lý thuế là một yêu cầu khách quan phục vụ cho hoạt động đào tạo của Học viện.

Giáo trình Quản lý thuế được biên soạn với mục tiêu làm tài liệu học tập cho sinh viên  chuyên ngành Thuế. Một số nội dung cụ thể về quản lý thuế có liên quan trực tiếp đến người nộp thuế như kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế… được giới thiệu ở các giáo trình về Thuế thu nhập, Thuế tiêu dùng, và Thuế tài sản. Trong giáo trình này, chúng tôi giới thiệu những nội dung lý luận cơ bản về quản lý thuế của cơ quan thuế như: Tổng quan về thuế, tổ chức bộ máy và quy trình quản lý thuế. Giáo trình cũng giới thiệu những vấn đề lý luận và quy trình nghiệp vụ thực hiện các chức năng quản lý thuế như: Quản lý kê khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế; tuyên truyền thuế; dịch vụ hỗ trọe người nộp thuế; thanh tra, kiểm tra thuế;  quản lý nợ và cưỡng chế thuế; dự toán thu thuế. Giáo trình cũng giới thiệu một nội dung quan trọng là ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế.

Giáo trình do TS.Lê Xuân Trường, Phó trưởng Khoa Thuế và Hải quan là chủ biên và trực tiếp biên soạn các chương 6 và chương 8, đồng tác giả chương 1.

Tham gia biên soạn giáo trình có các nhà quản lý, nhà khoa học và các giảng viên sau:

- PGS.TS.Nguyễn Thị Liên, nguyên Trưởng Khoa Thuế và Hải quan, biên soạn chương 2; đồng tác giả chương 1.

- TS. Nguyễn Đình Chiến, giảng viên Bộ môn Thuế, biên soạn chương 3 và chương 8.

- TS.Vũ Thị Mai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, biên soạn chương 4.

- TS.Vương Thị Thu HIền, Phó trưởng Bộ môn Thuế, biên soạn chương 5.

- TS.Lý Phương Duyên, giảng viên Bộ môn Thuế, biên soạn chương 7.

MỤC LỤC

                                                                                   Trang

Danh mục các chữ viết tắt

3

Lời nói đầu

5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ THUẾ

7

1. Khái niệm, đặc điểm quản lý thuế

7

1.1. Khái niệm quản lý thuế

7

1.2. Đặc điểm của quản lý thuế

7

2. Vai trò của quản lý thuế

10

3. Nguyên tắc cảu quản lý thuế

11

3.1. Tuân thủ pháp luật

12

3.2. Đảm bảo tính hiệu quả

12

3.3. Thúc đẩy ý thức tự tuân thủ của người nộp thuế

13

3.4. Công khai, minh bạch

13

3.5. Tuân thủ và phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế

14

4. Nội dung của quản lý thuế

14

4.1. Thiết kế chính sách và thể chế hóa thành pháp luật thuế

14

4.2. Tổ chức bộ máy thu thuế

16

4.3. Tổ chức quy trình quản lý thuế

23

4.4. Tổ chức thực hiện các chức năng quản lý thuế

24

5. Cơ chế hành thu và mô hình quản lý thuế

26

5.1. Cơ chế hành thu

26

5.2. Mô hình quản lý thuế

29

Câu hỏi thảo luận chương 1

34

CHƯƠNG 2: THỦ TỤC THUẾ

35

1. Khái niệm thủ tục thuế

35

2. Nội dung chủ yếu của thủ tục thuế

35

2.1. Đăng ký thuế

35

2.2. Khai thuế

39

2.3. Nộp thuế

44

2.4. Ấn định thuế

49

2.5. Xóa nợ thuế

52

Câu hỏi thảo luận chương 2

54

CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC BỘ MÁY THU THUẾ VÀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ THUẾ Ở VIỆT NAM

55

1. Tổ chức bộ máy thu thuế

55

1.1. Tổ chứcbộ may thu thuế nội địa

55

1.2. Tổ chức bộ máy thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

64

2. Mộ số quy trình quản lý thu thuế hiện hành ở Việt Nam

67

2.1. Quy trình quản lý thu thuế nội địa

67

2.2. Quy trình quản lý thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu  thương mại

119

Câu hỏi ôn tập chương 3

126

CHƯƠNG 4: DỰ TOÁN THU THUẾ

127

1. Khái quát chung về dự toán thu thuế

127

1.1. Khái niện, sự cần thiết của dự toán thu thuế

127

1.2. Phân loại dự toán thu thuế

128

2. Nội dung cơ bản của công tác lập dự toán thu thuế hiện hành ở Việt Nam

130

2.1. Lập dự toán thu thuế

130

2.2. Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế

140

Câu hỏi thảo luận chương 4

146

CHƯƠNG 5: QUẢN LÝ, KÊ KHAI VÀ THỐNG KÊ THUẾ

147

1. Quản lý kê khai thuế

147

1.1. Khái niệm

 

1.2. Nội dung quản lý kê khai thuế

148

1.3. Quy trình quản lý kê khai thuế hiện hàng ở Việt Nam

150

2. Kế toán thuế

174

2.1. Giới thiệu chung về công tác kế toán thuế

174

2.2. Nội dung công tác kế toán thuế hiện hành ở cơ quan thuế của Việt Nam

176

2.3. Quy trình kế toán thu NSNN ở cơ quan thuế

191

3. Thống kê thuế

204

3.1. Giới thiệu chung về công tác thống kê thuế

204

3.2. Công tác thống kê thuế hiện hành ở Việt Nam

206

Câu hỏi thảo luận chương 5

212

CHƯƠNG 6: THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ

213

1. Giới thiệu chung về thanh tra, kiểm tra thuế

213

1.1. Khái niệm, đặc điểm

213

1.2. Nguyên tắc thanh tra, kiểm tra thuế

217

1.3. Phương pháp thanh tra, kiểm tra

220

1.4. Các hình thức thanh tra, kiểm tra về thuế

235

2. Nội dung cơ bản công tác thanh tra, kiểm tra thuế hiện hành ở Việt Nam

237

2.1. Thanh tra, kiểm tra người nộp thuế

237

2.2. Thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành Thuế

239

3. Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế

242

3.1. Quy trình kiểm tra

242

3.2. Quy trình thanh tra thuế

249

4. Công tác xử lý vi phạm về thuế

264

4.1. Phân loại các vi phạm về thuế

264

4.2. Các nguyên tắc xử lý vi phạm về thuế

267

4.3. Xử lý các vi phạm về thuế

267

Câu hỏi thảo luận chương 6

286

CHƯƠNG 7: DỊCH VỤ HỖ TRỢ NỘP THUẾ VÀ TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT THUẾ

287

1. Những vấn đề chung về dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế và tuyên truyền pháp luật về thuế

287

1.1. Sự hình thành và phát triển của dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế

287

1.2. Khái niệm

289

1.3. Mục tiêu của dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế và tuyên truyền pháp luật thuế

291

2. Nội dung và các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

294

2.1. Nội dung và hình thức tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế của ngành Thuế

299

3. Công tác tuyên truyền pháp luật thuế và cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế ở Việt Nam

305

3.1. Quá trình hình thành hệ thống tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế của ngành Thuế

305

3.2. Quy trình tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

306

CHƯƠNG 8: QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ THUẾ

323

1. Những vấn đề chung về quản lý nợ thuế va cưỡng chế thuế

323

1.1. Khái niệm

323

1.2. Nội dung của quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế

325

1.3. Vai trò của quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế

326

1.4. Phân loại thuế

328

1.5. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế

334

1.6. Mối quan hệ giữa quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế

337

2. Công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế hiện hành ở Việt Nam

338

2.1. Nội dung và quy trình quản lý nợ thuế hiện ở Việt Nam

338

2.2. Nội dung, trình tự và thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế hiện hành ở Việt Nam

350

Câu hỏi thảo luân chương 8

364

CHƯƠNG 9: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ THUẾ

365

1. Khái quát chung về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế

365

1.1. Sự cần thiết ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế

365

1.2. Những nguyên tắc cơ bản khi ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế

369

1.3. Quy trình quản lý thuế trong điều kiện ứng dụng tin học

371

1.4. Các điều kiện cần thiết để ứng dụng tin học trong quản lý thuế

371

2. Nội dung cơ bản của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế hiện nay ở Việt Nam

373

2.1. Chương trình phần mềm hỗ trợ kê khai thuế (phần mềm HTKK)

373

2.2. Khai và nộp hồ sơ khai thuế qua mạng internet (hệ thống iHKK)

375

2.3. Nội dung các chương trình phần mềm quản lý thuế tại cơ quan quản lý thuế

380

Câu hỏi thảo luận chương 9

402

Mục lục

 

 

Số lần đọc: 8566
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức  |  Ảnh hoạt động  |  Hỏi đáp  |  Gửi yêu cầu  |  Trang TT HVTC
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THƯ VIỆN
© Cơ quan chủ quản: Học viện Tài chính
Địa chỉ: Học viện Tài chính, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại:
E-mail: thuvien@hvtc.edu.vn
Website: http://www.hvtc.edu.vn/thuvien
Phát triển bởi Công ty TNHH Phần mềm Hoàng Hà