Chuyên mục

Ảnh hoạt động
Ảnh-25-04-2022-15-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Hoisach20220

Tài liệu
Thứ hai, 12/10/2015 - 16:18

Giáo trình Quan hệ công chúng (XB năm 2015)

Quan hệ công chúng (Public relation) là Bộ môn khoa học xuất hiện ở các nước phương tây từ cuối thể kỷ 19, được truyền bá và phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới vào nửa sau của thế kỷ 20. Xét về bản chất, đây là một Bộ môn khoa học và công nghệ quan hệ xã hội rất cần thiết cho các nhà lãnh đạo và quản trị của bất kỳ mọi tổ chức kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội.

Trong tuyên bố của Mexico – Đại hội đầu tiên của các hiệp hội PR  thế giới năm 1978 đã khẳng định: “PR là nghệ thuật và khoa học xã hội của sự phân tích các xu thế, dự đoán các diễn biến tiếp theo, cố vấn các nhà lãnh đạo của các tổ chức, thực hiện các kế hoạch hành động nhằm phục vụ lợi ích của tổ chức đó lẫn công chúng của nó”.

Quan hệ công chúng là việc hoạch định chiến lược nhằm thiết lập và duy trì mối quan hệ tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức và các nhóm công chúng của nó. Trên cơ sở đó, mọi tổ chức hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau sẽ tranh thủ được tình cảm tốt đẹp và sự tín nhiệm của cộng đồng xã hội, đảm bảo tác động tích cực vào sự thành công của chính tổ chức đó. Tổng thống đời thứ 16 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Abrâhm Lincoln đã từng nhận định: “Cảm tình của công chúng là tất cả. Có được cảm tình này, chúng ta không thể nào thất bại; không có cảm tình này, chúng ta không thể nào thành công”. Như vậy là, bất kể một tổ chức và cá nhân nào muốn thành công trong sự nghiệp của mình đều cần phải nắm vững kiến thức và kỹ thuật quan hệ công chúng.

Trong lịch sử phát triển của mình, quan hệ công chúng được các nhà chính trị quan tâm và sử dụng trước tiên nhằm giành giật sự ủng hộ của dân chúng với sự tồn tại của một thể chế chính trị và sự thắng cửa của một nhà chính khách. Sau này, khi cạnh tranh trên thị trường đã trở nên quyết liệt, các kỹ thuật Marketing hướng về khách hàng và các đối tác càng trở nên quan trọng thì khoa học quan hệ công chúng được các nhà kinh doanh đặc biệt quan tâm.

Xuất phát từ tầm quan trọng của khoa học quan hệ công chúng, bắt đầu từ năm học 2009-2010 Học viện Tài chính giao cho Bộ môn Marketing biên soạn cuốn bài giảng gốc “Quan hệ công chúng” nhằm phục vụ cho nhu cầu đào tạo các chuyên ngành trong Học viện của mình và sự quan tâm của xã hội. Sau 5 năm giảng dạy môn học này, Bộ môn Marketing quyết định tiến hành biên soạn cuốn giáo trình Quan hệ công chúng. Giáo trình này có sự kế thừa các nội dung cơ bản của bài giảng gốc và cập nhật, phát triển những kiến thức mới nhất, hiện đại nhất.

Do kiến thức quan hệ công chúng được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau nên cuốn giáo trình này tập trung chủ yếu vào quan hệ công chúng trong lĩnh vực kinh doanh cho phù hợp với mục tiêu và chương trình đào tạo của Học viện.

“Giáo trình Quan hệ công chúng” do Ths.GVC Ngô Minh Cách – Trưởng bộ môn Marketing và TS.Đào Minh Thanh – Phó trưởng bộ môn đồng chủ biên. Trong đó: Thạc sĩ, GVC Ngô Minh Cách trực tiếp viết chương 1, chương 2, chương 3, chương 6 và chương 7. Tiến sĩ Đào Thị Minh Thanh viết chương 4. Tham gia viết giáo trình còn có Ths.Nguyễn Thị Nhung viết chương 5.

“Giáo trình “Quan hệ công chúng” được kết cấu thành 7 chương tập trung vào những khối kiến thức đảm bảo tính logic và khoa học phù hợp với thời lượng dành cho môn học:

- Chương 1: Những hiểu biết căn bản về Quan hệ công chúng

- Chương 2: Hoạch định chiến lược PR của tổ chức

- Chương 3: Quan hệ PR nội bộ

- Chương 4: Quan hệ báo chí

- Chương 5: Tổ chức sự kiện

- Chương 6: Quản trị khủng hoảng

- Chương 7: Quan hệ công chúng

MỤC LỤC

                                                                                                     TRANG          

LỜI NÓI ĐẦU

7

CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

7

1.1.SỰ RA ĐỜI RA PHÁT TRIỂN CỦA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

7

1.1.1.Lịch sự ra đời

7

1.1.2.Các định nghĩa về quan hệ công chúng (PR)

18

1.2. NỘI DUNG VÀ VAI TRÒ CỦA PR

20

1.2.1.Nội dung của hoạt động PR

20

1.2.2.Vai trò của quan hệ công chúng

26

1.3. PR VÀ MARKETING

33

1.3.1.Vai trò của PR trong hoạt động Marketing

33

1.3.2.Phân biệt PR và quảng cáo

38

1.4. ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP PR

42

Câu hỏi ôn tập chương 1

48

CHƯƠNG 2. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PR CỦA TỔ CHỨC

49

2.1. THỰC CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PR

49

2.2. NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PR

60

2.2.1.Tổng quát về quy trình hoạch định chiến lược PR

60

2.2.2.Các bước của quá trình hoạch định chiến lược PR

63

Câu hỏi ôn tập chương 2

96

CHƯƠNG 3. PR NỘI BỘ

97

3.1.1.Thực chất của PR nội bộ

97

3..1.2. Vai trò của PR nội bộ

101

3.2. CÁC KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG PR NỘI BỘ

108

3.2.1.Truyền thông nội bộ

108

3.2.2.Xây dựng nền nếp văn hóa giao tiếp nội bộ

111

3.2.3.Xây dựng nền nếp văn hóa giao tiếp nội bộ

117

3.2.4.Xây dựng văn hóa tổ chức (doanh nghiệp)

123

Câu hỏi ôn tập chương 3

128

CHƯƠNG 4. QUAN HỆ BÁO CHÍ

129

4.1. TỔNG QUAN VỀ BÁO CHÍ

129

4.1.1.Khái niệm và vai trò báo chí

129

4.1.2.Nguyên tắc hoạt động của báo chí

134

4.1.3.Báo chí cách mạng Việt Nam

141

4.2. BÁO CHÍ VỚI QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

150

4.2.1.Báo chí với chức năng truyền thông đại chúng

150

4.2.2.Báo chí với dư luận xã hội

151

4.2.3.Báo chí với tư cách của người đưa tin khách quan, công tâm

154

4.2.4.Báo chí là quyền lực thứ tư của xã hội

155

4.3. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUAN HỆ BÁO CHÍ

156

4.3.1.Xác định mục tiêu và nhóm công chúng mục tiêu

156

4.3.2.Xác định thông điệp

158

4.3.3.Xác định ngân sách

160

4.3.4.Lựa chọn phương pháp truyền thông và lên kế hoạch chi tiết

161

4.3.5.Đánh gia và điều chỉnh

162

4.4. CÁC KỸ THUẬT CHỦ YẾU ĐỂ XÂY QUAN HỆ BÁO CHÍ

162

4.4.1.Thông cáo báo chí

162

4.4.2.Tổ chức họp báo

168

4.4.3.Trả lời phóng vấn

174

4.4.4.Kỹ năng thuyết trình

177

4.4.5.Kỹ năng viết bài

195

4.4.6.Giáo tiếp với báo chí

199

Câu hỏi ôn tập chương 4

202

CHƯƠNG 5. TỔ CHỨC SỰ KIỆN

203

5.1. VAI TRÒ VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC SỰ KIỆN

203

5.1.1.Khái niệm

203

5.1.2.Vai trò của tổ chức sự kiện

205

5.1.3.Nguyên tắc cơ bản trong tổ chức sự kiện

208

5.2. HOẠCH ĐỊNH KẾ HOẠCH TỔ CHỨC SỰ KIỆN

213

5.2.1.Xây dựng kế hoạch nhân sự cho sự kiện

213

5.2.2.Xây dựng kế hoạch tài chính cho sự kiện

218

5.2.3.Triển khai các bước trong tổ chức sự kiện

221

5.3. CÁC LOẠI HÌNH SỰ CƠ BẢN

232

5.3.1.Hội chợ, triển lãm

232

5.3.2.Tổ chức lễ khai trương, khánh thành, động thổ

239

5.3.3.Giới thiệu sản phẩm mới

241

5.3.4.Tổ chức ngày nghỉ, ngày lễ

243

5.3.5.Kỷ niệm ngày thành lập

243

5.3.6.Tổ chức hội thảo, hội nghị

245

5.3.7.Sự xuất hiện của người nổi tiếng

248

Câu hỏi ôn tập chương 5

250

CHƯƠNG 6. QUẢN TRỊ KHỦNG HOẢNG

251

6.1. KHỦNG HOẢNG VÀ QUẢN TRỊ KHỦNG HOẢNG

251

6.2. NỘI DUNG QUẢN TRỊ KHỦNG HOẢNG

254

6.2.1.Nhận diện những mối nguy hiểm tiềm tàng

254

6.2.2.Phòng tránh những nguy cơ

265

6.2.3.Lập kế hoạch giải quyết sự cố bất ngờ

269

6.2.4.Nhận diện khủng hoảng

274

6.2.5.Ngặn chặn khủng hoảng

283

6.2.6.Giải quyết khủng hoảng

289

6.2.7.Kiểm soát các phương tiện truyền thông

295

6.2.8.Học hỏi nghiệm từ khủng thông

299

Câu hỏi ôn tập chương 6

304

CHƯƠNG 7. QUAN HỆ CỘNG ĐỒNG

305

7.1. CỘNG ĐỒNG VÀ VAI TRÒ CỦA QUAN HỆ CỘNG ĐỒNG

305

7.1.1.Cộng đồng quan hệ công chúng

305

7.1.2.Vai trò của quan hệ cộng đồng

310

7.2. CÁC HOẠT ĐỘNG PR CỘNG ĐỒNG CHỦ YẾU

313

7.2.1.Quan hệ khách hàng

314

7.2.2.Quan hệ với giới công quyền

321

7.2.3.Quan hệ với các tổ chức hoạt động xã hội và cộng đồng dân cư

331

7.2.4.Các hoạt động quan hệ cộng đồng khác

342

Câu hỏi ôn tập chương 7

346

MỤC LỤC

347

Số lần đọc: 15240
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức  |  Ảnh hoạt động  |  Hỏi đáp  |  Gửi yêu cầu  |  Trang TT HVTC
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THƯ VIỆN
© Cơ quan chủ quản: Học viện Tài chính
Địa chỉ: Học viện Tài chính, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại:
E-mail: thuvien@hvtc.edu.vn
Website: http://www.hvtc.edu.vn/thuvien
Phát triển bởi Công ty TNHH Phần mềm Hoàng Hà