Chuyên mục

Ảnh hoạt động
Ảnh-25-04-2022-15-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Hoisach20220

Thứ tư, 18/01/2017 - 16:5

Thư viện số trong thời đại "Số hóa"
Việc phát triển thư viện theo hướng hiện đại không chỉ đòi hỏi về hạ tầng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương thức phục vụ mà điều quan trọng có tính quyết định là làm sao có được đội ngũ cán bộ thư viện có đủ năng lực, trình độ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của thư viện hiện đại.

1.       Khái niệm và đặc điểm cơ bản của Thư viện số

Hiện nay đang tồn tại một số định nghĩa về Thư viện số. Tuy nhiên, các ý kiến tựu trung lại đều thống nhất một số quan điểm sau: TVS là một Thư viện điện tử cao cấp, trong đó toàn bộ các tài liệu của thư viện đó được số hoá và được quản lý bằng một phần mềm chuyên nghiệp có tổ chức để người dùng tin dễ dàng truy cập, tìm kiếm và xem được nội dung toàn văn của chúng từ xa thông qua hệ thống mạng thông tin và các phương tiện truyền thông.

Thư viện số có những đặc điểm cơ bản sau:

  • · Khả năng lưu trữ khối lượng lớn tài nguyên thông tin khác nhau;
  • · Khả năng lưu trữ và chuyển giao tài nguyên thông tin bằng nhiều phương tiện khác nhau;
  • · Khả năng chuyển giao tài nguyên thông tin qua mạng;
  • · Khả năng quản lý tài nguyên thông tin phân tán;
  • · Khả nang chia sẻ thông tin ở cấp độ chuyên biệt cao;
  • · Dùng công nghệ để tìm kiếm và truy xuất thông tin;
  • · Cung cấp dịch vụ thông tin không giới hạn về thời gian và không gian

           Với những đặc trưng cơ bản của TVS, qua kinh nghiệm hoạt động của các thư viện đã và đang xây dựng TVS cho thấy, ngoài cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ vấn đề đáng quan tâm hơn cả là chất lượng đội ngũ cán bộ thông tin thư viện. Bài viết nêu một số vấn đề liên quan đến chức năng nhiệm vụ của người cán bộ thông tin thư viện trong môi trường số và trách nhiệm nặng nề của ngành Giáo dục Đào tạo nói chung và của ngành thông tin thư viện nước ta nói riêng trong việc đào tạo, đào tạo lại nguồn cán bộ đáp ứng yêu cầu mới.

2. So sánh sự khác nhau giữa cán bộ thư viện số và cán bộ thư viện truyền thống

Nội dung

Cán bộ thư viện truyền thống

Cán bộ thư viện số

Vai trò trong xã hội

Thu thập tư liệuPhổ biến tư liệu

Chuyên gia thông tin

Định hướng thông tin

Môi trường làm việc

Thư viện truyền thống

Thư viện số

Hệ thống kiến thức

Đơn lẻ

Tổng hợp

Nhóm độc giả

Cố định

Bất cứ người dùng kết nối mạng máy tính

Cơ sở dịch vụ

Bên trong toàn nhà thư viện

Trên hệ mạng máy tính

Nội dung công việc

Đơn điệu

Đa dạng, phong phú

Cách thức phục vụ

Bị động

Chủ động

Đối tượng làm việc

Tài liệu in

Các bộ sưu tập số

Nội dung công việc

Gửi giao tài liệu

Định hướng thông tin, tư vấn và chuyển giao công nghệ hiện đại

Trình độ làm việc

Thấp ( Ngoại ngữ và CNTT )

Cao, chuyên nghiệp

3. Vài nét đặc trưng của cán bộ thư viện số

Nhiệm vụ của cán bộ thư viện số

           Nếu như trong thư viện truyền thống người cán bộ thư viện chỉ được biết đến như là người trông coi sách, có nhiệm vụ giữ sách và cho mượn sách thì trong thời đại TVS vai trò của cán bộ thư viện thay đổi hoàn toàn. Các công việc chính của cán bộ thư viện có thể vẫn là: thu thập tài liệu, thông tin, xử lý kỹ thuật tài liệu, làm phân loại, biên mục, tổ chức các hình thức phục vụ, nhưng chất của công việc đã thay đổi cơ bản. Người cán bộ thư viện được xem như là người tổ chức và chuyên gia thông tin, môi trường làm việc của họ là môi trường “số”. Nhiệm vụ của một cán bộ thư viện số được xem xét với các góc độ sau:

  • · Thu thập tư liệu: Lựa chọn, bổ sung, xử lý, bảo quản, tổ chức phục vụ các bộ sưu tập số;
  • · Thiết kế cấu trúc kỹ thuật cho TVS;
  • · Biên mục: Mô tả nội dung tài liệu số (siêu dữ liệu);
  • · Xây dựng kế hoạch, hỗ trợ các dịch vụ số (định hướng thông tin, tư vấn chuyển giao…);
  • · Tạo lập các giao diện thân thiện với người sử dụng trong hệ thống mạng;
  • · Xây dựng các chính sánh, tiêu chuẩn liên quan đến TV;
  • · Thiết kế, duy trì và chuyển giao các sản phẩm thông tin chất lượng cao với giá trị gia tăng;
  • · Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với thông tin số trong môi trường mạng;
  • · Bảo đảm an ninh thông tin.
  • · Hình thức, phương thức phục vụ

         Cho dù phục vụ thư viện truyền thống hay TVS thì đối tượng và mục tiêu phục vụ vẫn là đáp ứng nhu cầu thông tin cho người dùng tin. Tuy nhiên, trong thư viện truyền thống bạn đọc không có nhiều dịch vụ để lựa chọn ngoài việc đến thư viện tra tìm tài liệu qua các tủ mục lục truyền thống, ghi phiếu yêu cầu và thông qua thủ thư mượn, đọc tài liệu in trên giấy. Trong TVS, thủ thư có thể cung cấp cho bạn đọc những dịch vụ đa dạng, linh hoạt bao gồm:

  • · Phân tích và xử lý các loại thông tin khác nhau;
  • · Thúc đẩy và tổ chức các giá trị tiềm ẩn trong mọi thông tin;
  • · Cung cấp những sản phẩm, dịch vụ thông tin có giá trị đúng lúc, đúng đối tượng.
  • · Chuyển giao thông tin đến người dùng và cung cấp các dịch vụ chuyên biệt có định hướng…
  • · Yêu cầu kiến thức, năng lực

        Có kiến thức tổng hợp: để đáp ứng được yêu cầu của TVS, người cán bộ thư viện cần có những kiến thức cơ bản về các ngành khoa học thư viện, khoa học thông tin, công nghệ thông tin, ngoại ngữ và một số chuyên ngành cụ thể khác

       Khả năng nắm bắt thông tin cao:

  • · Có phản ứng nhanh nhạy với các nguồn thông tin khác nhau;
  • · Có kỹ năng trong việc tìm kiếm thông tin;
  • · Có niềm đam mê trong công việc, ý thức xây dựng và cung cấp thông tin;
  • · Có kỹ năng xử lý làm tăng giá trị của thông tin;
  • · Có khả năng sàng lọc và đánh giá thông tin;
  • · Có khả năng thu thập, bổ sung;
  • · Có khả năng tổ chức, quản lý thông tin;
  • · Có khả năng phổ biến thông tin đến người sử dụng đúng lúc, đúng đối tượng;
  • · Năng động, sáng tạo, tinh thần đồng đội cao, có tầm nhìn chiến lược, biết xây dựng dự án.

4. Thực trạng và vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ thư viện trong bối cảnh TVS

         Nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng: nội dung đào tạo cán bộ thông tin thư viện của chúng ta chú trọng nhiều hơn về triết học, lịch sử mà ít chú trọng đến khía cạnh tác nghiệp. Chương trình nặng về lý thuyết, xa rời thực tiễn. Sinh viên rất ít được trang bị kiến thức về thư viện hiện đại, TVS. Hệ thống giáo trình quá cũ, lạc hậu hầu như chỉ phù hợp với các thư viện truyền thống của thế kỷ trước. Ngành thông tin thư viện mới trong giai đoạn sơ khai của hội nhập với thế giới. Qua khảo sát sơ bộ đội ngũ cán bộ thư viện của các trung tâm thông tin thư viện lớn trong nước cho thấy, đại đa số chỉ có thể phục vụ được ở thư viện tuyền thống, chưa có đủ khả năng, năng lực phục vụ TVS. Vấn đề trở ngại nhất đối với đội ngũ cán bộ thông tin thư viện vẫn là trình độ ngoại ngữ và CNTT (hai yếu tố không thể thiếu của cán bộ TVS). Đó là chưa nói đến các kỹ năng khác như: kỹ năng nắm bắt, tìm kiếm, xử lý, quản lý thông tin (như đã nêu trên).

           Sự phát triển của ngành thông tin, thư viện trên thế giới đã chứng minh: ranh giới giữa thư viện, thông tin, công nghệ thông tin ngày càng xích lại gần nhau hơn. Thực tiễn hoạt động thông tin thư viện ở trong nước cũng đã cho thấy chúng ta cần phải nhanh chóng thay đổi nội dung chương trình đào tạo chuyên ngành thông tin thư viện vốn đã quá lạc hậu hiện nay. Cũng như các ngành trong toàn xã hội, nhu cầu phát triển của ngành Thông tin thư viện nước ta hiện nay là đi tắt đón đầu để hội nhập với cộng đồng thế giới. Trước hết cần biết rõ chúng ta đang ở giai đoạn nào của sự phát triển so với cộng đồng thông tin thư viện thế giới, từ đó xây dựng mô hình đào tạo cán bộ cán bộ thư viện thông tin sớm bắt nhịp được với nhu cầu hội nhập.

         Có thể nói TVS là xu thế tất yếu của ngành thông tin thư viện toàn cầu. Để xây dựng và phát triển TVS thì việc đầu tiên cần làm là có được đội ngũ cán bộ TVS. Vấn đề đào tạo xem ra còn rất nhiều điều phải bàn, nhưng việc trước tiên là xây dựng chương trình đào tạo theo hướng phát triển, nâng cao và cập nhật thường xuyên, với mục tiêu là đào tạo cán bộ thư viện, thông tin cho tương lai (làm việc trong môi trường số). Ngoài việc cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, cần chú trọng hơn cập nhật các kiến thức hiện đại; đặc biệt các môn học về thông tin, CNTT, mạnh dạn loại bỏ bớt những môn học trùng lặp trong một số môn học truyền thống; tăng cường các môn học có liên quan đến thiết kế, xây dựng, tổ chức, quản lý, kỹ năng phục vụ TVS…

         Tóm lại, cần có những cải cách sâu rộng trong chương trình và nội dung đào tạo theo hướng chẩn hoá và hội nhập, kết hợp chặt chẽ với ngành CNTT để phát triển theo hướng đào tạo mới. Việc cải cách sâu rộng nội dung chương trình đào tạo như đã nói trên phụ thuộc vào nhiều yếu tố và có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và phải dựa trên những nghiên cứu khoa học cả về lý luận và thực tiễn, trên cơ sở cơ chế, chính sách phù hợp, thoả đáng giúp cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành thư viện, thông tin đào tạo được đội ngũ cán bộ đáp ứng sự phát triển của xã hội nói chung và của ngành thông tin thư viện nói riêng.

Nguồn: http://www.thuvientre.com

Số lần đọc: 1276
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức  |  Ảnh hoạt động  |  Hỏi đáp  |  Gửi yêu cầu  |  Trang TT HVTC
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THƯ VIỆN
© Cơ quan chủ quản: Học viện Tài chính
Địa chỉ: Học viện Tài chính, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại:
E-mail: thuvien@hvtc.edu.vn
Website: http://www.hvtc.edu.vn/thuvien
Phát triển bởi Công ty TNHH Phần mềm Hoàng Hà