Nằm trong chuỗi hoạt động nghiên cứu khoa học thường niên của Khoa, hội thảo khoa học giáo viên với chủ đề “The Application of Non-test Assessment in Teaching and Learning English at AOF” đã được tổ chức vào 13h ngày 27/122/2018 tại phòng họp A1. Hội thảo nhằm nghiên cứu, tìm ra phương pháp hiệu quả giúp giáo viên cũng như sinh viên đạt được những kết quả tích cực trong giảng dạy và học tập.
Hoạt động nghiên cứu khoa học không chỉ là hoạt động tìm ra phương pháp dạy và học mới, đó còn là động lực, là cơ hội cho những giáo viên trẻ, những nhà khoa học trẻ có thể tham gia vào nghiên cứu, mang những tinh thần mới của thế hệ trẻ vào nâng cao chất lượng giáo dục, phù hợp với thời kì đổi mới.
Đến tham dự với hội thảo có sự hiện diện của PGS, TS Trương Thị Thuỷ - Phó Bí thư Đảng ủy, PGĐ Học viện; TS Nguyễn Thị Thúy Nga – Phó ban quản lý khoa học HVTC; Th.S Phạm Thị Lan Phương - Bí thư chi bộ, Trưởng Khoa Ngoại Ngữ; Th.S Trần Hương Giang - Phó Trưởng Khoa Ngoại Ngữ, TS. Nguyễn Thị Thùy Trang - Phó Trưởng Khoa Ngoại Ngữ; cùng toàn thể cán bộ giảng viên trong khoa.
“Hội thảo khoa học giáo viên là hoạt động thường niên của Khoa nhằm nghiên cứu, chia sẻ các phương pháp đánh giá để cho việc dạy và học tiếng Anh có hiệu quả và gây hứng thú hơn đối với các bạn sinh viên cũng như cho chính giáo viên giảng dạy. Đến với hội thảo năm nay sẽ có một điều đặc biệt đó là toàn bộ chương trình sẽ do các giáo viên trẻ dẫn dắt và thúc đẩy” ThS. Phạm Thị Lan Phương - Bí thư chi bộ, Trưởng Khoa Ngoại Ngữ phát biểu khai mạc hội thảo.
Th.S Phạm Thị Lan Phương - Bí thư chi bộ, Trưởng Khoa Ngoại Ngữ phát biểu khai mạc Hội thảo
Không chỉ đổi mới về cách thức hoạt động mà còn là những bài nghiên cứu hấp dẫn, có chiều sâu mang đúng tinh thần trẻ trung, hiện đại phù hợp với thời kì cải cách, phát triển giáo dục đào tạo đặc biệt là đối với việc học ngoại ngữ.
Mở đầu là bài nghiên cứu của Th.S Vũ Thị Thanh Hà với nội dung “Sử dụng phương pháp Portfolio trong việc giảng dạy và đánh giá kĩ năng viết của sinh viên năm nhất chương trình CLC – Học viện Tài Chính. Theo Th.S Vũ Thị Thanh Hà, viết rất quan trọng trong việc biểu đạt tiếng Anh cho người học. Không chỉ vậy, viết còn là một trong bốn kĩ năng quan trọng trong việc học tiếng Anh và chiếm 25% số điểm trên lớp. Nhưng đây lại được đánh giá là một kĩ năng khó và cũng gây không ít khó khăn cho giáo viên trong việc đánh giá chất lượng của sinh viên. Chính vì vậy, nhằm tăng khả năng viết và đánh giá đúng hơn khả năng này của sinh viên, Th.S Vũ Thị Thanh Hà đã nghiên cứu và thực nghiệm phương pháp Portfolio này. Bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực song vẫn còn những hạn chế cần được khắc phục.
Những kết quả bước đầu sau khi áp dụng phương pháp Portfolio đối với sinh viên khóa 56 của Th.S Vũ Thị Thanh Hà
Tâm huyết, nhiệt tình luôn thường trực trong mỗi nhà giáo. Chính vì vậy, làm sao để sinh viên hứng thú học tập nhất luôn là câu hỏi thường trực trong mỗi giáo viên. Với bài nghiên cứu “Sử dụng phương pháp thuyết trình trong quá trình giảng dạy và đánh giá sinh viên năm ba tại Khoa Ngoại Ngữ Học viện Tài Chính của Th.S Đoàn Thị Thủy. Nhằm tăng khả năng nhận thức bài học và vận dụng những hiểu biết của bản thân về các lĩnh vực khác nhau không chỉ là kiến thức sách vở một cách chủ động thông qua những bài thuyết trình. Theo cô việc chủ động học tập sẽ mang lại nhiều kết quả tích cực hơn không chỉ là về mặt kiến thức mà còn là những kĩ năng cần thiết cho sinh viên đặc biệt đối với sinh viên sắp tốt nghiệp.
Th.S Đoàn Thị Thủy và bài thuyết trình "sử dụng phương pháp thuyết trình trong quá trình giảng dạy và đánh giá sinh viên năm ba tại Khoa Ngoại Ngữ Học viện Tài Chính"
Và cuối cùng là bài nghiên cứu Th.S Trương Thị Minh Hạnh với chủ đề “Phương pháp đánh giá kĩ năng đọc trong học và giảng dạy tiếng Anh”. Đọc là kĩ năng quan trọng nhất và cũng là kĩ năng khó nhất, nó tác động đến quá trình viết và nói tiếng Anh của sinh viên. Do đó, sinh viên cần học cẩn thận và kĩ càng hơn đối với môn này cũng như giáo viên cần có những bài giảng và phương pháp giúp sinh viên thực sự hiểu nội dung bài đọc. Theo Th.S Trương Thị Minh Hạnh, cần có sự kết nối các dữ liệu trong bài đọc, dù là chi tiết nhỏ nhưng cũng có thể là chìa khóa cho toàn bài đọc. Từ việc hiểu rõ đó sinh viên có thể phát triển, mở rộng những kiến thức liên quan đến bài đọc đó để phục vụ hiệu quả trong việc học tập các kĩ năng còn lại.
Những đắn đo, chăn chở về việc đọc của sinh viên luôn thôi thúc Th.S Trương Thị Minh Hạnh tìm ra giải pháp giúp sinh viên
Hội thảo đã diễn ra hết sức sôi nổi, đúng như cái “nhiệt” cái “tâm” mà mỗi người nghệ sĩ trên bục giảng vẫn luôn bùng cháy hết mình để cho sinh viên có những bài giảng hay và ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh những tích cực đáng kể của các phương pháp trên thì vẫn còn những hạn chế đã được toàn hội trường góp ý và chia sẻ thẳng thắn, sôi nổi. Đặc biệt các dự án nghiên cứu đã nhận được sự đánh giá và góp ý chân thành và ý nghĩa từ PGS, TS Trương Thị Thuỷ.
Những nhận xét quý báu PGS, TS Trương Thị Thuỷ của đối với các nhà nghiên cứu
Những tranh luận, chia sẻ thẳng thắn giúp bài nghiên cưucs khác phục những hạn chế
Thẳng thắn, nhiệt huyết, chân thành, sôi nổi, tất cả đã tạo nên một buổi hội thảo thành công nhằm góp phần thúc đẩy quá trình giảng dạy và học tập hiệu quả không chỉ là việc học tiếng Anh đối với sinh viên khoa Ngoại Ngữ mà còn là đối với toàn thể Học viện. Mong rằng đây sẽ là chất xúc tác hiệu quả thúc đẩy các thầy cô giáo tiếp tục nghiên cứu và phát triển các chủ đề hay hơn nữa trong thời gian tới để nâng cao chất lượng giảng dạy của mỗi giảng viên trong khoa Ngoại Ngữ.
Một số hình ảnh khác: