Hotline: 0961.481.086

Ảnh-14-11-2018-08-img0 Ảnh-14-11-2018-08-img0 Ảnh-14-11-2018-08-img0 Ảnh-14-11-2018-08-img1 Ảnh-14-11-2018-08-img2 Ảnh-14-11-2018-08-img3 Ảnh-14-11-2018-08-img0 Ảnh-14-11-2018-08-img0 Ảnh-14-11-2018-08-img1 Ảnh-14-11-2018-08-img2

Các chuyên ngành của ngành Tài chính – Ngân hàng
Thứ hai, 16/04/1900 - 18:4

Các chuyên ngành của ngành Tài chính – Ngân hàng

1. Chuyên ngành Quản lý Tài chính công

Cung cấp các kiến thức quản lý tài chính công của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế để sinh viên có thể áp dụng khi thực hiện quản lý tài chính tại tổ chức quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước.

Trọng tâm của chuyên ngành là xây dựng nền tảng tư duy về kiến thức và kỹ năng để sinh viên có thể phân tích, đánh giá và thực hành các nghiệp vụ lập dự toán, tổ chức chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách, quản lý tiền thuế mà người dân đóng góp một cách hiệu quả, công bằng.                                                 

Sinh viên chuyên ngành Quản lý Tài chính công khi tốt nghiệp phải đạt tiêu chuẩn chung của chuẩn đầu ra cho sinh viên tốt nghiệp Học viện Tài chính. Ngoài ra,

phải đạt các tiêu chuẩn sau:

- Có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành: Nắm vững lý thuyết về quản lý tài chính công, quản lý thu-chi ngân sách, các chính sách quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công ích, xã - phường - thị trấn;

- Nắm chắc các kiến thức liên quan đến quy trình tổ chức thực hiện chính sách tài chính ở các cơ quan quản lý Nhà nước; các đơn vị sự nghiệp công lập và kiến thức bổ trợ về pháp luật.

2. Chuyên ngành Thuế

Trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về thuế: am hiểu lý thuyết thuế, các chính sách thuế, các luật thuế; nắm chắc quy trình quản lý thuế của cơ quan thuế, quy định về lập hồ sơ kê khai thuế; kiến thức liên quan đến quy trình hạch toán kế toán thuế. Nắm được kiến thức bổ trợ về pháp luật, các cam kết quốc tế về thuế.

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận công việc chuyên môn như: kế toán thuế, tư vấn thuế, thanh tra thuế, quản lý thuế ở các cơ quan quản lý nhà nước về thuế và hải quan; các doanh nghiệp, các cơ sở cung cấp và sử dụng dịch vụ về thuế.

3. Chuyên ngành Tài chính quốc tế

Trang bị kiến thức chuyên sâu về Tài chính quốc tế, có khả năng ứng dụng một cách sáng tạo các kiến thức nghề nghiệp vào các công việc cụ thể.

 Có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tài chính quốc tế, nắm chắc các nghiệp vụ liên quan đến tài chính quốc tế như: kinh doanh quốc tế (kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm…), thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, thanh toán quốc tế, tín dụng quốc tế, tỷ giá hối đoái; am hiểu các quy trình, nghiệp vụ về tài chính quốc tế, các quy trình quản trị dự án đầu tư quốc tế, quản lý dự án ODA, quản lý nợ, kế toán quốc tế, quản trị tài chính công ty đa quốc gia.

 Nắm được kiến thức bổ trợ về pháp luật quốc tế, thương mại quốc tế và các cam kết quốc tế về kinh tế.

 Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận công việc chuyên môn như: quản trị tài chính tại các doanh nghiệp; quản trị tài chính công ty đa quốc gia, các công ty xuất nhập khẩu; quản trị các dự án ODA, FDI; các công việc liên quan đến thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, đầu tư quốc tế, tài chính - tín dụng quốc tế ở các ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm, chứng khoán; công tác quản lý nợ và tài chính đối ngoại ở Bộ Tài chính; quản lý ODA, FDI ở Bộ Kế hoạch và đầu tư, sở Kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng nhà nước Việt nam, Ngân hàng phát triển Việt nam; làm ở Cục Thuế, Tổng cục Thuế về tránh đánh thuế trùng và hợp tác về thuế; quản lý thuế với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có yếu tố nước ngoài; các cơ quan đại diện của các nước và tổ chức quốc tế tại Việt nam; các cơ quan đại diện của Việt nam tại nước ngoài…

4. Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp

Đào tạo cử nhân kiến thức cơ bản về Tài chính doanh nghiệp, có kiến thức chuyên sâu về công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, có khả năng thẩm định tài chính các dự án đầu tư, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp; có kiến thức chuyên sâu về các nghiệp vụ huy động, quản lý và sử dụng vốn, tổ chức hệ thống kiểm soát tài chính trong nội bộ doanh nghiệp; nắm được các kiến thức liên quan đến quy trình hạch toán kế toán, các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, định giá, chứng khoán; am hiểu các quy định của Nhà nước về quản lý doanh nghiệp, các quy định của luật thuế. Nắm được kiến thức bổ trợ về pháp luật kinh doanh - thương mại, chính sách thuế…

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận công việc chuyên môn về tài chính doanh nghiệp, tín dụng ngân hàng, kế toán, kiểm toán và các công việc về dịch vụ tài chính tại các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các công ty chứng khoán, ngân hàng, tổ chức tài chính - tín dụng khác.

5. Chuyên ngành Tài chính Bảo hiểm

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kinh tế- xã hội, tài chính, ngân hàng; có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực bảo hiểm kinh doanh gồm kỹ năng thực hiện công việc đàm phán, thiết lập và quản lý hợp đồng bảo hiểm, định phí bảo hiểm, giải quyết quyền lợi bảo hiểm, quản lý quỹ đầu tư, tổ chức công tác kế toán và lập các báo cáo tài chính, đánh giá tình hình tài chính và phân tích những vấn đề đặc thù trong cấu trúc tài chính trong doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; các kiến thức kỹ thuật chuyên ngành, pháp luật, quản lý nhà nước, tài chính và kế toán, thương mại trong kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm; kiến thức cơ bản về bảo hiểm xã hội.

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận công việc quản lý, triển khai nghiệp vụ bảo hiểm, hoạt động kinh doanh bảo hiểm; đầu tư tài chính, giám sát tài chính; kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp bảo hiểm, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm.

6. Chuyên ngành Ngân hàng

Đào tạo cử nhân có kiến thức chuyên sâu về tài chính ­­­- tiền tệ, ngân hàng, các kiến thức về quản trị tín dụng, quản trị vốn và tài sản của ngân hàng; nắm chắc các kiến thức liên quan đến nghiệp vụ phát hành tiền và điều hành chính sách tiền tệ, quy trình thẩm định hạn mức tín dụng, nghiệp vụ quản lý ngoại hối, quy trình hạch toán kế toán của ngân hàng; am hiểu các quy định của Nhà nước về hoạt động ngân hàng. Nắm được kiến thức bổ trợ về pháp luật, thị trường tài chính - tiền tệ, thị trường chứng khoán.

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận công việc chuyên môn như: kế toán ngân hàng, tín dụng ngân hàng; các công việc về dịch vụ tài chính tại  các ngân hàng, các tổ chức tín dụng quốc tế.

7. Chuyên ngành Hải quan

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực hải quan, xuất nhập khẩu, có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực hải quan và nghiệp vụ xuất nhập khẩu; nắm chắc các kiến thức liên quan đến quản lý nhà nước về hải quan; am hiểu quy trình thủ tục hải quan như phân loại xuất xứ hàng hóa, kiểm tra sau thông quan, kiểm soát hải quan...Nắm được kiến thức bổ trợ về pháp luật trong lĩnh vực Hải quan và các cam kết quốc tế về Hải quan.

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận công việc liên quan đến nghiệp vụ xuất nhập khẩu tại doanh nghiệp, nghiệp vụ hải quan, khai thuế...ở các cơ quan quản lý Nhà nước về Hải quan, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

8. Chuyên ngành Định giá Tài sản

Đào tạo những cử nhân có kiến thức chuyên sâu về định giá doanh nghiệp, định giá bất động sản, định giá máy móc thiết bị và kinh doanh bất động sản; nắm vững các nguyên lý và cơ chế vận hành giá cả trong nền kinh tế thị trường; am hiểu các quy định nghề nghiệp cũng như của Nhà nước về định giá tài sản và kinh doanh bất động sản; có kiến thức vững vàng về các nghiệp vụ huy động, quản lý và sử dụng vốn; nắm chắc các kiến thức liên quan đến quy trình hạch toán kế toán, các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, định giá chứng khoán; am hiểu các quy định của Nhà nước về quản lý doanh nghiệp, các quy định của luật thuế. Nắm được kiến thức bổ trợ về pháp luật kinh doanh - thương mại, tài chính - tiền tệ, chính sách thuế…

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận công việc chuyên môn như: tư vấn, môi giới, phụ trách việc thẩm định các dự án, thẩm định giá tài sản thế chấp, định giá công ty và chứng khoán, kinh doanh bất động sản…; có thể đảm nhận các công việc về dịch vụ tài chính khác tại các cơ quan quản lý nhà nước về giá và bất động sản, các công ty định giá, các bộ phận có liên quan đến định giá tài sản của ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty kinh doanh bất động sản.

9. Chuyên ngành Phân tích chính sách tài chính

Đào tạo cử nhân có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành phân tích chính sách tài chính; nắm vững lý thuyết về phân tích chính sách tài chính cả tầm vi mô và vĩ mô, phân tích lợi ích chi phí, phân tích và dự báo tài chính; nắm vững các kiến thức để có thể phân tích và giải quyết các vấn đề chuyên môn với mức độ phức tạp cao, có tính liên ngành trong phân tích chính sách tài chính; có khả năng xây dựng chiến lược, kế hoạch tài chính trong doanh nghiệp và phân tích tác động của chính sách tài chính đến các chủ thể trong nền kinh tế. Nắm chắc các kiến thức liên quan đến quy trình tổ chức thực hiện chính sách tài chính, phân tích chính sách tài chính ở các cơ quan quản lý Nhà nước; các đơn vị sự nghiệp công lập và kiến thức bổ trợ về pháp luật.

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận được những công việc chuyên môn như phân tích tài chính… ở cơ quan quản lý nhà nước về tài chính ngân hàng từ trung ương, địa phương, các tổ chức tài chính tiền tệ trong nước và quốc tế, các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp Vụ chức năng Kiểm toán nhà nước.

10. Chuyên ngành Đầu tư tài chính

Đào tạo cử nhân có kiến thức chuyên sâu về các nghiệp vụ Đầu tư Tài chính; về kỹ năng phân tích và dự báo thị trường, kỹ năng đầu tư tài chính; nắm chắc các kiến thức liên quan đến thị trường Tài chính, đến rủi ro và cách thức quản lý rủi ro các công cụ đầu tư trên thị trường Tài chính; các hoạt động quản lý của cơ quan quản lý thị trường tài chính; hoạt động quản lý Nhà nước về thị trường tài chính và Đầu tư tài chính; nắm chắc các kiến thức liên quan đến quy trình hạch toán kế toán trong đầu tư tài chính; am hiểu các quy định của Nhà nước về thị trường tài chính và đầu tư tài chính. Nắm vững kiến thức bổ trợ về pháp luật có liên quan đến quản lý thị trường tài chính và đầu tư tài chính.

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận những công việc chuyên môn như: phân tích và định giá các tài sản tài chính, phân tích và định lượng rủi ro của các tài sản cá biệt và của cả danh mục đầu tư; tư vấn đầu tư tài chính, quản lý danh mục đầu tư, quản lý quỹ đầu tư; tham gia hoạch định và tư vấn thực hiện chính sách quản lý, giám sát thị trường Tài chính tại các công ty chứng khoán, các ngân hàng, công ty Bảo hiểm, công ty Đầu tư, công ty Tài chính, các Qũy đầu tư và công ty quản lý Quỹ, các công ty Tư vấn tài chính, các cơ quan quản lý Nhà nước về thị trường Tài chính, các tổ chức Tài chính trong và ngoài nước, các công ty cổ phần.

Số lần đọc: 90545
Các bài đã đăng
Trang 1/1




BAN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO – HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Cơ quan chủ quản: Học viện Tài chính
Chịu trách nhiệm chính: Ths. Nguyễn Đình Sơn Thành - Giám đốc Trung tâm Thông tin
P108,P110,P305,P306 Nhà Hiệu bộ Học viện Tài chính
Địa chỉ: Số 58 Lê Văn Hiến - Phường Đức Thắng - Quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội
Số điện thoại: 0243 836 2161 - Hotline: 0961.481.086
E-mail: banquanlydaotao@hvtc.edu.vn | Website: https://daotao.hvtc.edu.vn
Phát triển bởi Công ty TNHH Phần mềm Hoàng Hà