Hotline: 0961.481.086

Ảnh-14-11-2018-08-img0 Ảnh-14-11-2018-08-img0 Ảnh-14-11-2018-08-img0 Ảnh-14-11-2018-08-img1 Ảnh-14-11-2018-08-img2 Ảnh-14-11-2018-08-img3 Ảnh-14-11-2018-08-img0 Ảnh-14-11-2018-08-img0 Ảnh-14-11-2018-08-img1 Ảnh-14-11-2018-08-img2

NGÀNH KINH TẾ
Thứ hai, 16/04/1900 - 14:5

NGÀNH KINH TẾ

1. Mục tiêu đào tạo
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế và tài chính – ngân hàng; có năng lực nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế, tài chính - ngân hàng, kế toán- kiểm toán, quản trị kinh doanh; đồng thời nắm vững kiến thức pháp luật kinh tế ở các lĩnh vực kinh doanh, tài chính và ngân hàng.
2. Chương trình đào đạo
Khối lượng kiến thức toàn khóa là 129 tín chỉ, cấu trúc bao gồm:
- Phần kiến thức giáo dục đại cương: 36 tín chỉ
- Phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (kiến thức cơ sở khối ngành, kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành, kiến thức chuyên ngành, kiến thức bổ trợ): 83 tín chỉ    
- Thực tập cuối khóa, khóa luận tốt nghiệp: 10 tín chỉ
- Phần kiến thức Giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng: 315 tiết
3. Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên ra trường có thể làm việc tại các bộ phận kế hoạch, tài chính, tư vấn của các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, các đơn vị sự nghiệp từ trung ương đến địa phương; các công ty và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Có khả năng làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học chuyên môn tại các trường và các cơ quan nghiên cứu khoa học, các viện nghiên cứu.
4. Các chuyên ngành của ngành Kinh tế
4.1. Chuyên ngành Kinh tế nguồn lực tài chính

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, kinh tế các ngành, phân tích và dự báo nguồn lực tài chính trong toàn bộ nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp, nắm được các kiến thức cơ bản về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, quản lý nhà nước về kinh tế - tài chính, kế toán và kiểm toán.
Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận công việc chuyên môn như:
- Có đủ năng lực, trình độ chuyên sâu về kiến thức kinh tế, về các kỹ năng và có thể làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế xã hội, các Bộ và cơ quan ngang Bộ, các sở ban ngành ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Có khả năng làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học chuyên môn tại các trường và các cơ quan nghiên cứu khoa học, các viện nghiên cứu.
4.2. Chuyên ngành Kinh tế đầu tư tài chính
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, kinh tế các ngành, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính trong toàn bộ nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp, nắm được các kiến thức cơ bản về đầu tư tài chính, phân tích và đầu tư chứng khoán, đầu tư nguồn lực tài chính, lựa chọn phương án đầu tư, kinh doanh, am hiểu kiến thức quản lý nhà nước về đầu tư, luật đầu tư, tài chính, ngân hàng và kế toán – kiểm toán.
Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận công việc chuyên môn như:
- Phân tích tài chính và lựa chọn phương án, chiến lược đầu tư kinh doanh tại các doanh nghiệp. Quản lý tài chính tại các vụ chức năng của các cơ quan quản lý tài chính Nhà nước, Bộ, Ngành; quản lý kinh tế tại các đơn vị chủ quản; cán bộ nghiên cứu và dự báo tại các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu ở trung ương và địa phương; các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp từ Trung ương đến địa phương.
- Có khả năng làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học chuyên môn tại các trường và các cơ quan nghiên cứu khoa học, các viện nghiên cứu.
4.3. Chuyên ngành Kinh tế - Luật
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về Kinh tế - Luật và đặc biệt nắm vững pháp luật trong lĩnh vực kinh tế - tài chính và ngân hàng; nắm được các kiến thức cơ bản, toàn diện và hệ thống về kinh tế, tài chính – ngân hàng và pháp luật; có đủ kỹ năng và năng lực để giải quyết các vấn đề chuyên môn với mức độ phức tạp, có tính liên ngành, có khả năng xây dựng và áp dụng chính sách, pháp luật kinh tế - tài chính phục vụ cho các cơ quan trong bộ máy nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận công việc chuyên môn như:
    - Sinh viên có thể làm việc chuyên môn về Kinh tế - Luật tại Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các cơ quan hành chính nhà nước quản lý lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, các đơn vị sự nghiệp công lập từ trung ương đến địa phương. Bên cạnh đó, sinh viên chuyên ngành Kinh tế- Luật còn có thể làm việc ở các bộ phận kế hoạch, tài chính, pháp chế, tư vấn của các Tổng công ty, các công ty và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các ngân hàng và các tổ chức tín dụng…
- Có khả năng làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học chuyên môn tại các trường và các cơ quan nghiên cứu khoa học, các viện nghiên cứu.

 

 

 

 

Số lần đọc: 23586
Các bài đã đăng
Trang 1/1




BAN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO – HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Cơ quan chủ quản: Học viện Tài chính
Chịu trách nhiệm chính: Ths. Nguyễn Đình Sơn Thành - Giám đốc Trung tâm Thông tin
P108,P110,P305,P306 Nhà Hiệu bộ Học viện Tài chính
Địa chỉ: Số 58 Lê Văn Hiến - Phường Đức Thắng - Quận Bắc Từ Liêm - Thành phố Hà Nội
Số điện thoại: 0243 836 2161 - Hotline: 0961.481.086
E-mail: banquanlydaotao@hvtc.edu.vn | Website: https://daotao.hvtc.edu.vn
Phát triển bởi Công ty TNHH Phần mềm Hoàng Hà