Chức năng nhiệm vụ
Thứ ba, 25/04/2023 - 22:2

Giới thiệu chức năng và nhiệm vụ

GIỚI THIỆU KHOA TÀI CHÍNH CÔNG

Khoa Tài chính công tiền thân là Khoa Tài chính ngân sách được thành lập ngay từ ngày đầu thành lập Trường Cán bộ Tài chính - Ngân hàng nay là Học viện Tài chính, năm 1963.

Hiện nay, Khoa Tài chính công có 04 Bộ môn và 03 chuyên ngành đào tạo ở trình độ đại học, gồm: i) Chuyên ngành Quản lý tài chính công - Mã số 01; ii) Chuyên ngành Phân tích chính sách tài chính - Mã số 18; iii) Chuyên ngành Kế toán công - Mã số 23.

1. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ

Khoa Tài chính công có chức năng đào tạo và NCKH về lĩnh vực Kinh tế, Tài chính - Kế toán góp phần thực hiện sứ mạng “Cung cấp các sản phẩm đào tạo và NCKH về Kinh tế, Tài chính - Kế toán chất lượng cao cho xã hội” của Học viện Tài chính.

Triết lý giáo dục: "Công dân toàn cầu trong thế giới thay đổi".

Về đào tạo: Khoa có nhiệm vụ tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học về Kinh tế, Tài chính - Kế toán ở tất cả các ngành, chuyên ngành đào tạo của Học viện tài chính. Ở trình độ đại học, Khoa trực tiếp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ các chuyên ngành: Quản lý tài chính công - Mã số 01, Phân tích chính sách tài chính - Mã số 18, Kế toán công - Mã số 23; đồng thời, tham gia đào tạo các ngành và chuyên ngành khác. Ở trình độ sau đại học, Khoa tham gia vào quá trình đào tạo trình độ thạc sỹ và tiến sỹ các chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Quản lý kinh tế của Học viện Tài chính.

Về NCKH: Khoa có nhiệm vụ NCKH lĩnh vực Kinh tế, Tài chính - Kế toán và các lĩnh vực khác có liên quan.

2. CƠ CẤU TỔ CHỨCĐỘI NGŨ CÁN BỘ VIÊN CHỨC VÀ SINH VIÊN

Khoa có 37 CBVC, trong đó có 35 giảng viên cơ hữu và 02 cán bộ văn phòng khoa. 100% giảng viên cơ hữu của Khoa có trình độ sau đại học, trong đó có 03 PGS, 26 TS và 09 ThS; 05 GVCC, 17 GVC và 13 GV.

Khoa có 04 Bộ môn: Bộ môn Tài chính - Tiền tệ; Bộ môn Quản lý tài chính công; Bộ môn Phân tích chính sách tài chính; Bộ môn Kế toán công.

Khoa trực tiếp quản lý trên 1.000 sinh viên đại học chính quy các chuyên ngành: Quản lý tài chính công - Mã số 01; Phân tích chính sách tài chính - Mã số 18; Kế toán công - Mã số 23.

3. CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO

3.1. Chuyên ngành Quản lý tài chính công - Mã số 01

Chuyên ngành Quản lý tài chính công thuộc Nhóm ngành Tài chính Ngân hàng 1 - Ngành Tài chính Ngân hàng - Học viện Tài chính.

Tiền thân của Chuyên ngành Quản lý tài chính công là Chuyên ngành Quản lý ngân sách nhà nước - một trong những chuyên ngành được hình thành ngay từ những ngày đầu thành lập trường Cán bộ Tài chính - Kế toán Trung ương (nay là Học viện Tài chính) theo Quyết định số 117/CP ngày 31 tháng 07 năm 1963 của Hội đồng Chính phủ.

Bộ môn Quản lý tài chính công đảm nhận nhiệm vụ giảng dạy và hướng dẫn NCKH các môn học chuyên ngành đối với sinh viên theo học Chuyên ngành Quản lý tài chính công. Bộ môn Quản lý tài chính công hiện nay có 14 giảng viên, trong đó có 09 giảng viên cơ hữu, 03 giảng viên kiêm chức và 02 giảng viên thỉnh giảng; có 03 PGS, 12 TS, 02 ThS.

1. Tên chuyên ngành đào tạo

Tiếng Việt: Quản lý tài chính công

Tiếng Anh: Public Finance Management

2. Trình độ đào tạo: Đại học

3. Mục tiêu đào tạo

3.1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân ngành Tài chính - Ngân hàng, chuyên ngành Quản lý tài chính công có phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm với xã hội, nắm vững các kiến thức cơ bản và toàn diện về chính trị - kinh tế - xã hội, có trình độ công nghệ thông tin và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Người học sau khi tốt nghiệp nắm vững kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành quản lý tài chính công, ngành Tài chính - Ngân hàng; am hiểu cấu trúc, cơ chế vận hành và quản lý của hệ thống tài chính; có tư duy sáng tạo và logic; có khả năng nghiên cứu độc lập, phân tích, đánh giá và hoạch định các chính sách liên quan đến Tài chính - Ngân hàng; có kỹ năng thực hành thành thạo về chuyên môn, có tính kỷ luật và chuyên nghiệp; có các kỹ năng cần thiết để thực hiện các nghiệp vụ về quản lý tài chính công; có khả năng thích ứng nhanh với môi trường làm việc trong nước và quốc tế.

3.2. Mục tiêu cụ thể

3.2.1. Về kiến thức

Hiểu và vận dụng được kiến thức nền tảng về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học chính trị, pháp luật vào nghề nghiệp và cuộc sống.

Có kiến thức nền tảng về  Tài chính - Ngân hàng để vận dụng và giải quyết tốt các vấn đề cơ bản về quản lý kinh tế trong môi trường làm việc thực tế

Có kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết sâu, rộng về chuyên ngành Quản lý tài chính công; hiểu và vận dụng tốt kiến thức về Quản lý tài chính công để thực hiện công việc trong lĩnh vực Quản lý tài chính công và lĩnh vực khác; cung cấp thông tin cần thiết để tham mưu, tư vấn cho các nhà quản lý ra quyết định tối ưu.

3.2.2. Về kỹ năng

Có kỹ năng nhận diện, phát hiện, thu thập, phân tích, xử lý thông tin; kỹ năng tổng hợp, đánh giá, phản biện; kỹ năng tham mưu, tư vấn chuyên môn cho các chủ thể quản lý liên quan đến lĩnh vực Quản lý tài chính công nói riêng, ngành Tài chính - Ngân hàng nói chung và các lĩnh vực khác; có kỹ năng khởi nghiệp và tạo việc làm cho người lao động.

Có kỹ năng sử dụng, vận dụng tốt Tiếng Anh và Tin học cơ bản trong công tác, chủ động và tự tin trong việc ra quyết định về chuyên môn; có kỹ năng sử dụng các phương tiện và vận hành hệ thống phần mềm hỗ trợ phục vụ công việc.

Có kỹ năng truyền đạt vấn đề; kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề phức tạp; kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi.

3.2.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

Chấp hành nghiêm chỉnh các chủ chương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tuân thủ quy chế, quy định của đơn vị.

Có trách nhiệm đối với công việc, tổ chức và xã hội. Tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Có tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp, tính kỷ luật cao. Chủ động, sẵn sàng hội nhập thị trường lao động trong nước và quốc tế.

4. Chuẩn đầu ra về kiến thức

4.1. Kiến thức giáo dục đại cương

Vận dụng được các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ chương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tế.

Nắm vững những kiến thức cơ bản về Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn để vận dụng nghiên cứu, giải quyết các vấn đề phát sinh thuộc phạm vi công việc được giao.

Trang bị thế giới quan, nhân sinh quan theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, có quan điểm và nguyên tắc phân tích, đánh giá các hiện tượng kinh tế, chính trị, xã hội một các logic, khách quan, tích cực và tiến bộ.

Nắm vững những nội dung cơ bản về giáo dục QP&AN của Việt Nam trong điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước.

Vận dụng tốt kiến thức cơ bản về giáo dục thể chất, rèn luyện, nâng cao thể lực đáp ứng tốt yêu cầu học tập và làm việc trong bối cảnh hội nhập lao động quốc tế.

4.2. Kiến thức cơ sở khối ngành

Giúp cho sinh viên nắm bắt được những nội dung lý thuyết cơ bản của nguyên lý kinh tế học, các vấn đề chính sách liên quan đến hoạt động của từng thị trường trong việc ra quyết định của các chủ thể kinh tế, giải thích được một số vấn đề kinh tế cụ thể mà thực tiễn đặt ra.

Cung cấp cho sinh viên thấy được bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế, nghiên cứu các hoạt động của nền kinh tế dưới góc độ tổng thể, đề cập đến các vấn đề kinh tế diễn ra hàng ngày cùng các chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước, đồng thời giải thích được một số vấn đề kinh tế cụ thể mà thực tiễn đặt ra.

4.3. Kiến thức ngành và chuyên ngành

Hiểu biết đầy đủ bản chất các quy luật kinh tế - tài chính trong nền kinh tế. Nắm vững cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước và vận dụng kiến thức chuyên môn phù hợp vào thực tiễn.

Có khả năng phân tích dữ liệu, đánh giá, dự báo, quản lý, quản trị các vấn đề trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng; Có khả năng tự cập nhật những vấn đề mới và những thay đổi trong các lĩnh vực Quản lý tài chính công nói riêng và ngành Tài chính - Ngân hàng nói chung để phục vụ cho công tác chuyên môn.

Nắm vững đầy đủ, toàn diện và hệ thống các kiến thức bổ trợ chuyên ngành và có khả năng tự cập nhật kiến thức để phân tích dữ liệu, đánh giá, dự báo, quản lý, quản trị các vấn đề trong lĩnh vực khác như: kinh tế, kế toán, quản trị kinh doanh, hệ thống thông tin quản lý.

Có kiến thức tổng hợp, toàn diện và hệ thống kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Quản lý tài chính công như: Lý thuyết quản lý tài chính công, Quản lý thu ngân sách nhà nước, Quản lý chi ngân sách nhà nước, Quản trị tài chính đơn vị cung cấp dịch vụ công, Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng vốn ngân sách nhà nước, Quản lý tài sản công.

Có kiến thức cơ bản và nắm vững kiến thức được đào tạo, tự cập nhật các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực Quản lý tài chính công, ngành Tài chính - Ngân hàng và các lĩnh vực khác. Sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật, phần mềm chuyên dùng phục vụ công việc được đảm nhận.

5. Về vị trí, chức danh nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý tài chính công có cơ hội và có khả năng đảm nhận các công việc chuyên môn được đào tạo về lĩnh vực Quản lý tài chính công và các lĩnh vực khác thuộc ngành Tài chính - Ngân hàng trong các cơ quan Nhà nước; các công ty, tổ chức, tập đoàn trong nước và quốc tế; cụ thể:

- Chuyên viên tài chính - ngân sách nhà nước tại các cơ quan quản lý tài chính - ngân sách của các cấp chính quyền nhà nước như: Bộ Tài chính, Sở Tài chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư; Kho bạc Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Kho bạc Nhà nước huyện; cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan; Dự trữ nhà nước; Bảo hiểm xã hội…

- Chuyên viên tài chính tại các cơ quan nhà nước như Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ; Văn phòng Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân các cấp chính quyền địa phương; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước trực thuộc các Bộ và cơ quan ngang Bộ, các cơ quan nhà nước khác ở trung ương; các Sở và các cơ quan nhà nước khác ở cấp tỉnh; các Phòng và các cơ quan nhà nước khác ở cấp huyện...

- Chuyên viên tài chính tại các đơn vị sự nghiệp như trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu, bảo tàng, thư viện, nhà xuất bản, truyền hình Việt Nam và truyền hình ở các địa phương…

- Chuyên viên tài chính tại các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Liên đoàn Lao động Việt Nam; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam…

- Chuyên gia tư vấn về tài chính công cho các cấp chính quyền nhà nước, các bộ, các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức quốc tế…

- Chuyên viên tài chính, kế toán viên, kiểm soát viên, kiểm toán viên… tại các tập đoàn, tổ chức, công ty, doanh nghiệp, ngân hàng và các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm trong nước và quốc tế thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế; tự khởi nghiệp tạo việc làm.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm giảng viên, trợ giảng, chuyên gia tư vấn, nghiên cứu viên chuyên môn về lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng nói chung và lĩnh vực Quản lý tài chính công nói riêng tại các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu khoa học trên phạm vi cả nước như: các trường đại học, học viện, các viện nghiên cứu,…

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Có khả năng tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn trong nước và các cơ sở đào tạo nước ngoài như trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

Có khả năng tự học, tự cập nhật kiến thức mới phục vụ công việc chuyên môn.

7. Triển vọng nghề nghiệp

Có cơ hội phát triển chuyên môn trở thành các nhà lãnh đạo về kinh tế tài chính của các cấp chính quyền nhà nước, các cơ quan quản lý tài chính - ngân sách của các cấp chính quyền nhà nước, các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Có cơ hội phát triển chuyên môn trở thành chuyên viên và cán bộ lãnh đạo tài chính, kế toán, kiểm soát tại các ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các công ty kiểm toán, các công ty bảo hiểm thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.

Có cơ hội phát triển chuyên môn trở thành các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, chuyên gia về kinh tế, tài chính.

8. Chương trình đào tạo

TT

Mã HP/MH

Tên học phần/môn học

Số TC

A

 

PHẦN KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

47

A1

 

Kiến thức chung

36

 

 

Phần bắt buộc

30

1

MPT0400

Triết học Mác -Lênin

3

2

MPT0401

Kinh tế chính trị Mác Lênin

2

3

SSO0402

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

4

VPP0401

Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

2

5

HVE0244N

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

6

BFL0117

Tiếng Anh cơ bản 1

3

7

BFL0118

Tiếng Anh cơ bản 2

4

8

AMA0237

Toán cao cấp 1

2

9

AMA0238

Toán cao cấp 2

2

10

PAS0107

Lý thuyết xác suất và thống kê toán

3

11

GLA0141

Pháp luật đại cương

2

12

GCO0233

Tin học đại cương

3

 

 

Phần tự chọn

6

13

ETH0102

Lịch sử các Học thuyết kinh tế

2

14

SOC0248

Xã hội học

2

15

PAM0148

Quản lý hành chính công

2

16

EEC0097

Kinh tế môi trường

2

17

DEC0098

Kinh tế phát triển

2

18

IEC0099

Kinh tế quốc tế 1

2

19

MMO0113

Mô hình toán kinh tế

2

20

MSI0056

Khoa học quản lý

2

A2

 

Kiến thức GDQP&AN, GDTC

11

21

MED0345

Giáo dục quốc phòng

8

 

AED0030

Giáo dục thể chất

3

 

 

Phần bắt buộc

1

22

AED0350

Chạy cự ly ngắn

1

23

AED0358

Thể dục phát triển chung

1

 

 

Phần tự chọn

2

24

AED0351

Bóng rổ

2

25

AED0352

Bóng chuyền

2

26

AED0353

Bơi

2

27

AED0354

Bóng bàn

2

28

AED0355

Cầu lông

2

29

AED0356

Taekwondo

2

30

AED0359

Thể dục phát triển chung với dụng cụ

2

B

 

PHẦN KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

93

B1

 

Kiến thức cơ sở khối ngành

6

31

MAE0100

Kinh tế vĩ mô 1

3

32

MIE0101

Kinh tế vi mô 1

3

B2

 

Kiến thức cơ sở ngành

25

33

SFL0115

Tiếng Anh chuyên ngành 1

3

34

SFL0116

Tiếng Anh chuyên ngành 2

3

35

APR0123

Nguyên lý kế toán

4

36

ELA0142

Pháp luật kinh tế

3

37

SPR0124

Nguyên lý thống kê

3

38

FAM0192

Tài chính tiền tệ

4

39

ACO0234

Tin học ứng dụng

2

40

QEC0096

Kinh tế lượng

3

B3

 

Kiến thức ngành

18

41

TAX0215

Thuế

2

42

INS0001

Bảo hiểm

2

43

CUS0030

Hải quan

2

44

IFI0190

Tài chính quốc tế

3

45

CFI0186

Tài chính doanh nghiệp 1

3

46

CMB0110

Ngân hàng thương mại

2

47

SMI0196

Thị trường tài chính

2

48

FFA0140

Phân tích và dự báo dữ liệu tài chính

2

B4

 

Kiến thức chuyên ngành

14

 

 

Phần bắt buộc

12

49

PFM0107

Lý thuyết quản lý tài chính công

3

50

BRM1000

Quản lý thu ngân sách nhà nước

2

51

BEM1001

Quản lý chi ngân sách nhà nước

4

52

PPF1001

Quản trị tài chính đơn vị cung cấp dịch vụ công

3

 

 

Phần tự chọn

2

53

CCM0146

Quản lý chi phí dự án đầu tư XD vốn NSNN

2

54

FST0198

Thống kê tài chính

2

B5

 

Kiến thức bổ trợ

20

 

 

Phần bắt buộc

12

55

BTA0041

Kế toán NSNN và nghiệp vụ kho bạc Nhà nước

3

56

OAC0038

Kế toán hành chính sự nghiệp 1

2

57

OAC0249

Kế toán hành chính sự nghiệp 2

2

58

PEC0094

Kinh tế công cộng

3

59

PAS0010

Chuẩn mực kế toán công 1

2

 

 

Phần tự chọn

8

60

TFA0132

Lý thuyết phân tích tài chính

2

61

BAP1000

Nguyên lý thẩm định giá

2

62

SFA0137

Phân tích tài chính nhà nước

2

63

PMA0147

Quản lý dự án

2

64

SBM0156

Quản lý tiền tệ ngân hàng trung ương

2

65

PFM1011

Quản lý tài chính công (Public finance management)

2

66

GAU0078

Kiểm toán căn bản

2

67

CST0197

Thống kê doanh nghiệp

2

68

AIS0001

Hệ thống thông tin kế toán 1

2

69

GAC0253

Đại cương về kế toán tập đoàn

2

70

IAS0011

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

2

71

FAC0048

Kế toán tài chính 1

4

72

CFA0133

Phân tích tài chính doanh nghiệp

3

73

CPA0294

Tổ chức công tác kế toán công

2

74

FPA0105

Lý thuyết phân tích chính sách công

3

76

GMA0111

Marketing căn bản

2

77

SMA0161

Quản trị chiến lược

2

78

BMA0181

Quản trị thương hiệu

2

79

RMA0171

Quản trị nguồn nhân lực

3

80

CCU0246

Văn hoá doanh nghiệp

2

81

PRE0144

Quan hệ công chúng

2

82

BMA0167

Quản trị kinh doanh

2

83

IME0108

Mạng và truyền thông

4

84

DSA0007

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

3

85

PBT1001

Kỹ thuật lập trình

2

86

DAT0100

Nhập môn cơ sở dữ liệu

2

87

PBW0001

Lập trình Web

2

88

ISD1011

Phân tích thiết kế hệ thống thông tin

3

89

IEC0033

Internet & Thương mại điện tử

2

90

TRA0260

Biên dịch 1 (Translation 1)

2

91

INT1001

Phiên dịch 1 (Interpreting 1)

2

92

FAE0601

Tiếng Anh Tài chính-Kế toán 1 (English for Finance and Accounting 1)

2

93

MIE0287

Kinh tế vi mô 2

3

94

MAE0289

Kinh tế vĩ mô 2

3

95

BOP0014

Cơ sở hình thành giá cả

3

96

BPC0322

Kinh tế các ngành sản xuất kinh doanh

2

B6

 

Thực tập tốt nghiệp

10

97

SPR0601

Thực tập tốt nghiệp 01

10

 

 

Tổng số tín chỉ (gồm khối kiến thức GDQP&AN, GDTC)

140

 

 

Tổng số tín chỉ (không bao gồm khối kiến thức GDQP&AN, GDTC)

129

 

Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Học viện Tài chính, sinh viên Chuyên ngành Quản lý tài chính công được tiếp cận kiến thức chuyên môn thực tế qua các buổi tọa đàm với các báo cáo viên đến từ các cơ quan chuyên môn của Quốc hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước, Sở Tài chính…; tham gia nghiên cứu khoa học, hội thảo khoa học; thực tập các nghiệp vụ quản lý tài chính công tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức và viết luận văn tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn của các giảng viên, các nghiên cứu sinh có kinh nghiệm của Bộ môn.

3.2. Chuyên ngành Phân tích chính sách tài chính - Mã số 18

Chuyên ngành Phân tích chính sách tài chính thuộc Nhóm ngành Tài chính Ngân hàng 1 - Ngành Tài chính Ngân hàng - Học viện Tài chính.

Chuyên ngành Phân tích chính sách tài chính được thành lập theo Quyết định số 250/QĐ- HVTC về việc phê duyệt Đề án mở chuyên ngành phân tích Chính sách tài chính, quyết định số 733/QĐ-HVTC về việc thành lập Bộ môn Phân tích chính sách tài chính thuộc Khoa Tài chính công.

Từ khi thành lập đến nay, đã có 9 khóa sinh viên tốt nghiệp ra trường (từ khóa 49 đến khóa 57). Các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành đều có việc làm và từng bước khẳng định được vị trí trong xã hội. Ngoài ra Bộ môn đã trực tiếp bồi dưỡng cho nhiều cán bộ công chức, viên chức ngành tài chính thông qua hình thức bồi dưỡng nâng cao năng lực phân tích chính sách tài chính. Tính đến nay, Bộ môn Phân tích chính sách tài chính (9/2023) có tổng số 06 giảng viên cơ hữu, trong đó có 01 PGS, 05TS, 01 ThS.

1. Tên chuyên ngành đào tạo

Tiếng Việt: Phân tích chính sách tài chính

Tiếng Anh: Financial Policy Analysis

2. Trình độ đào tạo: Đại học

3. Mục tiêu đào tạo

3.1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân ngành Tài chính - Ngân hàng, chuyên ngành Phân tích chính sách tài chính có phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm với xã hội, nắm vững các kiến thức cơ bản và toàn diện về chính trị - kinh tế - xã hội, có trình độ công nghệ thông tin và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Người học sau khi tốt nghiệp nắm vững kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành phân tích chính sách tài chính, ngành Tài chính - Ngân hàng; am hiểu cấu trúc, cơ chế vận hành và quản lý của hệ thống tài chính; có tư duy sáng tạo và logic; có khả năng nghiên cứu độc lập, phân tích, đánh giá và hoạch định các chính sách liên quan đến Tài chính - Ngân hàng; có kỹ năng thực hành thành thạo về chuyên môn, có tính kỷ luật và chuyên nghiệp; có các kỹ năng cần thiết để thực hiện các nghiệp vụ về phân tích chính sách tài chính; có khả năng thích ứng nhanh với môi trường làm việc trong nước và quốc tế.

3.2. Mục tiêu cụ thể

3.2.1. Về kiến thức

Có kiến thức nền tảng về ngành Tài chính - Ngân hàng để vận dụng và giải quyết tốt các vấn đề cơ bản về quản lý kinh tế trong môi trường làm việc thực tế.

Có kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết sâu, rộng về chuyên ngành Phân tích chính sách tài chính; hiểu và vận dụng tốt kiến thức về chuyên ngành Phân tích chính sách tài chính để thực hiện công việc trong lĩnh vực chuyên môn và lĩnh vực khác; cung cấp thông tin cần thiết để tham mưu, tư vấn cho các nhà quản lý ra quyết định tối ưu.

3.2.2. Về kỹ năng

Có kỹ năng nhận diện, phát hiện, thu thập, phân tích, xử lý thông tin; kỹ năng tổng hợp, đánh giá, phản biện; kỹ năng tham mưu, tư vấn chuyên môn cho các chủ thể quản lý liên quan đến lĩnh vực Phân tích chính sách tài chính nói riêng, ngành Tài chính - Ngân hàng nói chung và các lĩnh vực khác; có kỹ năng khởi nghiệp và tạo việc làm cho người lao động.

Có kỹ năng sử dụng, vận dụng tốt Tiếng Anh và Tin học cơ bản trong công tác, chủ động và tự tin trong việc ra quyết định về chuyên môn; có kỹ năng sử dụng các phương tiện và vận hành hệ thống phần mềm hỗ trợ phục vụ công việc.

Có kỹ năng truyền đạt vấn đề; kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề phức tạp; kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi.

3.2.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

Chấp hành nghiêm chỉnh các chủ chương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tuân thủ quy chế, quy định của đơn vị.

Có trách nhiệm đối với công việc, tổ chức và xã hội. Tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Có tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp, tính kỷ luật cao. Chủ động, sẵn sàng hội nhập thị trường lao động trong nước và quốc tế.

4. Chuẩn đầu ra về kiến thức

4.1. Kiến thức giáo dục đại cương

Vận dụng được các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ chương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tế.

Nắm vững những kiến thức cơ bản về Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn để vận dụng nghiên cứu, giải quyết các vấn đề phát sinh thuộc phạm vi công việc được giao.

Trang bị thế giới quan, nhân sinh quan theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, có quan điểm và nguyên tắc phân tích, đánh giá các hiện tượng kinh tế, chính trị, xã hội một các logic, khách quan, tích cực và tiến bộ.

Nắm vững những nội dung cơ bản về giáo dục QP&AN của Việt Nam trong điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước.

Vận dụng tốt kiến thức cơ bản về giáo dục thể chất, rèn luyện, nâng cao thể lực đáp ứng tốt yêu cầu học tập và làm việc trong bối cảnh hội nhập lao động quốc tế.

4.2. Kiến thức cơ sở khối ngành

Giúp cho sinh viên nắm bắt được những nội dung lý thuyết cơ bản của nguyên lý kinh tế học, các vấn đề chính sách liên quan đến hoạt động của từng thị trường trong việc ra quyết định của các chủ thể kinh tế, giải thích được một số vấn đề kinh tế cụ thể mà thực tiễn đặt ra.

Cung cấp cho sinh viên thấy được bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế, nghiên cứu các hoạt động của nền kinh tế dưới góc độ tổng thể, đề cập đến các vấn đề kinh tế diễn ra hàng ngày cùng các chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước, đồng thời giải thích được một số vấn đề kinh tế cụ thể mà thực tiễn đặt ra.

4.3. Kiến thức ngành và chuyên ngành

Hiểu biết đầy đủ bản chất các quy luật kinh tế - tài chính trong nền kinh tế.

Nắm vững cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước và vận dụng kiến thức chuyên môn phù hợp vào thực tiễn.

Có khả năng phân tích dữ liệu, đánh giá, dự báo, quản lý, quản trị các vấn đề trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng; Có khả năng tự cập nhật những vấn đề mới và những thay đổi trong các lĩnh vực Quản lý tài chính công nói riêng và ngành Tài chính - Ngân hàng nói chung để phục vụ cho công tác chuyên môn.

Nắm vững đầy đủ, toàn diện và hệ thống các kiến thức bổ trợ chuyên ngành và có khả năng tự cập nhật kiến thức để phân tích dữ liệu, đánh giá, dự báo, quản lý, quản trị các vấn đề trong lĩnh vực khác như: kinh tế, kế toán, quản trị kinh doanh, hệ thống thông tin quản lý.

Có kiến thức tổng hợp, toàn diện và hệ thống kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Phân tích chính sách tài chính như: chính sách tài khóa, tỷ giá, lãi suất, phân tích dữ liệu tài chính, phân tích và đánh giá doanh nghiệp. Nắm được phương pháp phân tích và lý luận về phân tích chính sách liên quan đến thuế, chi tiêu công, lãi suất, tỷ giá…, áp dụng vào phân tích, đánh giá các số liệu thống kê về tài chính phục vụ cho các đơn vị khu vực công và khu vực tư (doanh nghiệp, ngân hàng và các tổ chức khác).

Có kiến thức cơ bản và nắm vững kiến thức được đào tạo, tự cập nhật các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực Quản lý tài chính công, ngành Tài chính - Ngân hàng và các lĩnh vực khác.

Sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật, phần mềm chuyên dùng phục vụ công việc được đảm nhận.

5. Về vị trí, chức danh nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Phân tích chính sách tài chính có cơ hội và có khả năng đảm nhận các công việc chuyên môn được đào tạo về lĩnh vực Phân tích chính sách và dữ liệu tài chính và các lĩnh vực khác thuộc ngành Tài chính - Ngân hàng trong các cơ quan nhà nước; các công ty, tổ chức, tập đoàn trong nước và quốc tế; cụ thể:

- Sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể làm việc ở các cơ quan trung ương như: Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Kho Bạc nhà nước, các Vụ Kế hoạch - Tài chính,.. tại các Bộ, Ban, Ngành.

- Sinh viên cũng có thể làm việc ở các cơ quan địa phương như: UBND, HĐNH các cấp, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư, Cục và các Chi cục thuế..

- Sinh viên có thể làm giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách các Bộ, Ngành, các Viện nghiên cứu về kinh tế, tài chính.

- Sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể làm việc tại Phòng ban về Kế hoạch, Đầu tư, Chiến lược, Tài chính tại các Tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể làm chuyên viên phân tích tài chính, kinh tế tại các Ngân hàng, công ty bảo hiểm, các Quỹ đầu tư; chuyên viên tư vấn tài chính  ở các công ty chứng khoán, công ty kiểm toán...

- Sinh viên có thể làm việc độc lập như chuyên viên tư vấn, chuyên viên phân tích đánh giá chính sách, chuyên viên phân tích và dự báo các dữ liệu về tài chính…

- Tự khởi nghiệp tạo việc làm.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Có khả năng tiếp tục học tập ở bậc cao hơn trong nước và các cơ sở đào tạo nước ngoài.

Có khả năng tự học, cập nhật kiến thức mới phục vụ công tác chuyên môn; có khả năng tham gia các kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề chuyên nghiệp vụ trong nước và quốc tế.

7. Triển vọng nghề nghiệp

1. Với khu vực nhà nước

Ở cấp Trung ương, sinh viên có thể làm việc chuyên môn về thực thi và phân tích chính sách tại các Tổng cục, Vụ, Cục, Viện nghiên cứu thuôc các bộ, ban ngành liên quan như Bộ Tài chính (Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan, Kho bạc), Bộ Kế Hoạch đầu tư, Ngân hàng Nhà Nước, Bộ công thương…cũng như các Bộ, Ngành khác.

Ở cấp địa phương sinh viên có thể làm việc tại các đơn vị như Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Sở Tài chính, Sở kế hoạch và đầu tư, các Sở, Ban, Ngành ở địa phương là những cơ quan hành chính nhà nước liên quan lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng. Sinh viên cũng có chuyên môn để có thể làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập từ trung ương đến địa phương.

2. Với khu vực doanh nghiệp và các tổ chức ngoài nhà nước: Sinh viên chuyên ngành phân tích chính sách tài chính có thể làm phân tích tài chính và thẩm định dự án, quản lý dự án, chuyên viên phân tích đầu tư, phân tích tài chính tại các bộ phận kế hoạch, tài chính, tư vấn, hoạch định chiến lược của các Tổng công ty, các công ty và các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Sinh viên chuyên ngành cũng có nhiều cơ hội làm việc trong các tổ chức phi chính phủ, các công ty tư vấn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các công ty chứng khoán…

3. Ngoài ra sinh viên chuyên ngành cũng sẽ có nhiều cơ hội để làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường, các cơ quan nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, cũng như nhân viên của các tổ chức trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực kinh tế tài chính.

8. Chương trình đào tạo

TT

Mã HP/MH

Tên học phần/môn học

Số TC   

Số tiết 

A

 

PHẦN KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

47

 

A1

 

Kiến thức chung

36

 

 

 

Phần bắt buộc

30

 

1

MPT0400

Triết học Mác -Lênin

3

45

2

MPT0401

Kinh tế chính trị Mác Lênin

2

30

3

SSO0402

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

30

4

VPP0401

Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

2

30

5

HVE0244N

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

30

6

BFL0117

Tiếng Anh cơ bản 1

3

45

7

BFL0118

Tiếng Anh cơ bản 2

4

60

8

AMA0237

Toán cao cấp 1

2

30

9

AMA0238

Toán cao cấp 2

2

30

10

PAS0107

Lý thuyết xác suất và thống kê toán

3

45

11

GLA0141

Pháp luật đại cương

2

30

12

GCO0233

Tin học đại cương

3

45

 

 

Phần tự chọn

6

 

13

ETH0102

Lịch sử các Học thuyết kinh tế

2

30

14

SOC0248

Xã hội học

2

30

15

PAM0148

Quản lý hành chính công

2

30

16

EEC0097

Kinh tế môi trường

2

30

17

DEC0098

Kinh tế phát triển

2

30

18

IEC0099

Kinh tế quốc tế 1

2

30

19

MSI0056

Khoa học quản lý

2

30

20

MMO0113

Mô hình toán kinh tế

2

30

A2

 

Kiến thức GDQP&AN, GDTC

11

 

21

MED0345

Giáo dục quốc phòng

8

165

 

AED0030

Giáo dục thể chất

3

90

 

 

Phần bắt buộc

1

 

22

AED0350

Chạy cự ly ngắn

1

30

23

AED0358

Thể dục phát triển chung

1

30

 

 

Phần tự chọn

2

 

24

AED0351

Bóng rổ

2

60

25

AED0352

Bóng chuyền

2

60

26

AED0353

Bơi

2

60

27

AED0354

Bóng bàn

2

60

28

AED0355

Cầu lông

2

60

29

AED0356

Taekwondo

2

60

30

AED0359

Thể dục phát triển chung với dụng cụ

2

60

B

 

PHẦN KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

93

 

B1

 

Kiến thức cơ sở khối ngành

6

 

31

MAE0100

Kinh tế vĩ mô 1

3

45

32

MIE0101

Kinh tế vi mô 1

3

45

B2

 

Kiến thức cơ sở ngành

25

 

33

SFL0115

Tiếng Anh chuyên ngành 1

3

45

34

SFL0116

Tiếng Anh chuyên ngành 2

3

45

35

ELA0142

Pháp luật kinh tế

3

45

36

QEC0096

Kinh tế lượng

3

45

37

SPR0124

Nguyên lý thống kê

3

45

38

APR0123

Nguyên lý kế toán

4

60

39

FAM0192

Tài chính tiền tệ

4

60

40

ACO0234

Tin học ứng dụng

2

30

B3

 

Kiến thức ngành

17

 

41

TAX0215

Thuế

2

30

42

PFM0150

Quản lý tài chính công

2

30

43

CUS0030

Hải quan

2

30

44

INS0001

Bảo hiểm

2

30

45

CFI0186

Tài chính doanh nghiệp 1

3

45

46

SMI0196

Thị trường tài chính

2

30

47

CMB0110

Ngân hàng thương mại

2

30

48

BAP1000

Nguyên lý thẩm định giá

2

30

B4

 

Kiến thức chuyên ngành

15

 

 

 

Phần bắt buộc

13

 

50

FFA0140

Phân tích và dự báo dữ liệu tài chính

2

30

51

FPA0105

Lý thuyết phân tích chính sách công

3

45

52

FPA0200

Phân tích chính sách tài khóa

3

45

53

MPA0201

Phân tích chính sách tiền tệ

3

45

54

BAE1011

Phân tích và đánh giá doanh nghiệp

2

30

 

 

Phần tự chọn

2

 

55

FEC0095

Mô hình tài chính công ty

2

30

56

FPG0009

Chính sách tài chính phát triển

2

30

B5

 

Kiến thức bổ trợ

20

 

 

 

Phần bắt buộc

12

 

57

EPP0132

Cơ sở phân tích chính sách kinh tế

2

30

58

SBM0156

Quản lý tiền tệ ngân hàng trung ương

2

30

59

CFA0133

Phân tích tài chính doanh nghiệp

3

45

60

FPA0104

Chính sách công

3

45

61

OAC0038

Kế toán hành chính sự nghiệp 1

2

30

 

 

Phần tự chọn

8

 

62

TFA0132

Lý thuyết phân tích tài chính

2

30

63

IFI0190

Tài chính quốc tế

3

45

65

BRM1000

Quản lý thu ngân sách nhà nước

2

30

66

CBM1001

Kinh tế đầu tư

2

30

67

PMA0147

Quản lý dự án

2

30

68

EPA0260

Chính sách công (Public policy)

2

30

69

GAU0078

Kiểm toán căn bản

2

30

70

CST0197

Thống kê doanh nghiệp

2

30

71

AIS0001

Hệ thống thông tin kế toán 1

2

30

72

GAC0253

Đại cương về kế toán tập đoàn

2

30

73

IAS0011

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

2

30

74

PAS0010

Chuẩn mực kế toán công 1

2

30

75

FAC0048

Kế toán tài chính 1

4

60

76

CPA0294

Tổ chức công tác kế toán công

2

30

77

GMA0111

Marketing căn bản

2

30

78

SMA0161

Quản trị chiến lược

2

30

79

BMA0181

Quản trị thương hiệu

2

30

80

RMA0171

Quản trị nguồn nhân lực

3

45

81

CCU0246

Văn hoá doanh nghiệp

2

30

82

PRE0144

Quan hệ công chúng

2

30

83

BMA0167

Quản trị kinh doanh

2

30

84

IME0108

Mạng và truyền thông

4

60

85

FST0198

Thống kê tài chính

2

30

86

DSA0007

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

3

45

87

PBT1001

Kỹ thuật lập trình

2

30

88

DAT0100

Nhập môn cơ sở dữ liệu

2

30

89

PBW0001

Lập trình Web

2

30

90

ISD1011

Phân tích thiết kế hệ thống thông tin

3

45

91

IEC0033

Internet & Thương mại điện tử

2

30

92

TRA0260

Biên dịch 1 (Translation 1)

2

30

93

INT1001

Phiên dịch 1 (Interpreting 1)

2

30

94

FAE0601

Tiếng Anh Tài chính-Kế toán 1 (English for Finance and Accounting 1)

2

30

95

MIE0287

Kinh tế vi mô 2

3

45

96

MAE0289

Kinh tế vĩ mô 2

3

45

97

PEC0094

Kinh tế công cộng

3

45

98

BOP0014

Cơ sở hình thành giá cả

3

45

99

BPC0322

Kinh tế các ngành sản xuất kinh doanh

2

30

B6

 

Thực tập tốt nghiệp

10

 

100

SPR0618

Thực tập tốt nghiệp 18

10

150

 

 

Tổng số tín chỉ (gồm khối kiến thức GDQP&AN, GDTC)

140

 

 

 

Tổng số tín chỉ (không bao gồm khối kiến thức GDQP&AN, GDTC)

129

 

3.3. Chuyên ngành Kế toán công - Mã số 23

Chuyên ngành Kế toán công (mã số 23), thuộc ngành Kế toán (mã số D340301) được thành lập theo Quyết định số 350/QĐ-HVTC ngày 11 tháng 4 năm 2012 của Học viện Tài chính. Đây là chuyên ngành đầu tiên được mở ở Việt Nam nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên sâu về kế toán công Số lượng sinh viên chuyên ngành Kế toán công tăng không ngừng qua các năm. Đã có 08 khóa tốt nghiệp ra trường, tỷ lệ đi làm sau 01 năm tốt nghiệp là 98%.

Hiện nay Bộ môn KTC có 7 giảng viên cơ hữu và 04 giảng giảng viên kiêm chức, 04 giảng viên thỉnh giảng là vụ trưởng, vụ phó ở các cơ quan trung ương. Trong đó: 04 Phó giáo sư; 04 giảng viên cao cấp; 01 Giảng viên chính, 10 Tiến sỹ, 04 Nghiên cứu sinh, 2 Thạc sỹ.

1. Tên chuyên ngành đào tạo

Tiếng Việt: Quản lý tài chính công

Tiếng Anh: Accounting for public sector

2. Trình độ đào tạo: Đại học

3. Mục tiêu đào tạo

3.1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân ngành Kế toán, chuyên ngành Kế toán công có phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm với xã hội, nắm vững các kiến thức cơ bản và toàn diện về chính trị - kinh tế - xã hội; có trình độ công nghệ thông tin và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Người học sau khi tốt nghiệp có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành kế toán công  thuộc ngành Kế toán; có kiến thức cơ bản về tài chính, kinh doanh, quản lý kinh tế; có tư duy sáng tạo và logic; có khả năng hoạch định chính sách kế toán, kiểm toán và giải quyết các vấn đề về tài chính, kế toán, quản trị ở các đơn vị; có kỹ năng thực hành chuyên môn thành thạo về kế toán, có tính kỷ luật tốt và tác phong chuyên nghiệp, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp; có các kỹ năng cần thiết để thực hiện các nghiệp vụ về kế toán; có khả năng thích ứng nhanh với môi trường làm việc trong nước và quốc tế.

3.2. Mục tiêu cụ thể

3.2.1. Về kiến thức

Hiểu và vận dụng được kiến thức nền tảng về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học chính trị, pháp luật vào nghề nghiệp và cuộc sống.

Có kiến thức nền tảng về Kế toán để vận dụng và giải quyết tốt các vấn đề cơ bản về quản lý kinh tế, quản trị đơn vị công trong môi trường làm việc thực tế.

Có kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết sâu, rộng về chuyên ngành Kế toán công.

Vận dụng tốt kiến thức về chuyên ngành kế toán công được đào tạo để thực hiện các công việc trong lĩnh vực kế toán, quản trị đơn vị công và các lĩnh vực liên quan khác; cung cấp thông tin cần thiết để tham mưu, tư vấn cho các nhà quản lý ra quyết định tối ưu.

3.2.2. Về kỹ năng

M4: Có kỹ năng nhận diện, phát hiện, thu thập, phân tích, xử lý thông tin; kỹ năng tổng hợp, đánh giá, phản biện; kỹ năng tham mưu, tư vấn chuyên môn cho các chủ thể quản lý liên quan đến lĩnh vực kế toán công nói riêng, ngành Kế toán nói chung và các lĩnh vực khác; có kỹ năng khởi nghiệp và tạo việc làm cho người lao động.

Có kỹ năng sử dụng, vận dụng tốt Tiếng Anh và Tin học cơ bản trong công tác, chủ động và tự tin trong việc ra quyết định về chuyên môn; ó kỹ năng sử dụng thành thạo các phương tiện và vận hành hệ thống phần mềm hỗ trợ phục vụ công việc.

Có kỹ năng truyền đạt vấn đề; kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề phức tạp và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi.

3.2.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

Tin tưởng và chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nội quy, quy chế của đơn vị; Có ý thức kỷ luật tốt,..

Có trách nhiệm đối với công việc, tổ chức và xã hội; tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; có tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp, tính kỷ luật cao; chủ động, sẵn sàng hội nhập thị trường lao động trong nước và quốc tế.

4. Chuẩn đầu ra về kiến thức

4.1. Kiến thức giáo dục đại cương

Vận dụng được các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ chương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tế .

Nắm vững những kiến thức cơ bản về Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn để vận dụng nghiên cứu, giải quyết các vấn đề phát sinh thuộc phạm vi công việc được giao.

Trang bị thế giới quan, nhân sinh quan theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, có quan điểm và nguyên tắc phân tích, đánh giá các hiện tượng kinh tế, chính trị, xã hội một các logic, khách quan, tích cực và tiến bộ.

Nắm vững những nội dung cơ bản về giáo dục QP-AN của Việt Nam trong điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước.

Vận dụng tốt kiến thức cơ bản về giáo dục thể chất, rèn luyện, nâng cao thể lực đáp ứng tốt yêu cầu học tập và làm việc trong bối cảnh hội nhập lao động quốc tế.

4.2. Kiến thức cơ sở khối ngành

Giúp cho sinh viên nắm bắt được những nội dung lý thuyết cơ bản của nguyên lý kinh tế học, các vấn đề chính sách liên quan đến hoạt động của từng thị trường trong việc ra quyết định của các chủ thể kinh tế, giải thích được một số vấn đề kinh tế cụ thể mà thực tiễn đặt ra.

Cung cấp cho sinh viên thấy được bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế, nghiên cứu các hoạt động của nền kinh tế dưới góc độ tổng thể, đề cập đến các vấn đề kinh tế diễn ra hàng ngày cùng các chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước, đồng thời giải thích được một số vấn đề kinh tế cụ thể mà thực tiễn đặt ra.

4.3. Kiến thức ngành và chuyên ngành

Hiểu biết đầy đủ bản chất các quy luật kinh tế - tài chính trong nền kinh tế; nắm vững cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước và vận dụng kiến thức chuyên môn phù hợp vào thực tiễn; có khả năng phân tích dữ liệu, đánh giá, dự báo, quản lý, quản trị các vấn đề trong lĩnh vực kế toán như: tài chính doanh nghiệp, thống kê doanh nghiệp để nắm bắt được cơ chế vận hành trong đơn vị công; đo lường, đánh giá được các hoạt động kế toán công; vận dụng tốt các kiến thức về kế toán tài chính, kế toán quản trị, kiến thức về tổ chức công tác kế toán và kiểm toán căn bản. Có khả năng tự cập nhật những vấn đề mới và những thay đổi trong các lĩnh vực kế toán - kiểm toán nói chung để phục vụ cho công tác chuyên môn.

Nắm vững đầy đủ, toàn diện và hệ thống các kiến thức bổ trợ chuyên ngành và có khả năng tự cập nhật kiến thức để phân tích dữ liệu, đánh giá, dự báo, quản lý, quản trị các vấn đề trong lĩnh vực khác như: kinh tế, tài chính - ngân hàng, quản trị kinh doanh và hệ thống thông tin quản lý.

Có kiến thức tổng hợp, toàn diện và hệ thống kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Kế toán công như: Kế toán NS và nghiệp vụ KBNN, Kế toán hành chính sự nghiệp 1, Kế toán hành chính sự nghiệp 2, Kế toán nghiệp vụ thu NSNN, Chuẩn mực kế toán công 2, Kế toán quản trị công,... Có kiến thức cơ bản và nắm vững kiến thức được đào tạo, tự cập nhật các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực kế toán công, ngành Kế toán và các lĩnh vực khác. Sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật, phần mềm chuyên dùng phục vụ công việc đảm nhận.

5. Về vị trí, chức danh nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán công có cơ hội và có khả năng đảm nhận các công việc chuyên môn được đào tạo về lĩnh vực Kế toán công và các lĩnh vực khác thuộc ngành Kế toán trong các công ty, tổ chức, tập đoàn trong nước và quốc tế cũng như trong các cơ quan Nhà nước; cụ thể:

- Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc chuyên môn về kế toán - tài chính tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp như Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Sở Tài chính, Cục và các Chi cục thuế, Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm xã hội, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban chứng khoán, các Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Chính sách tài chính… tại các Bộ, Ban, Ngành…

- Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc chuyên môn về fdsazxcv,mnb ế toán - tài chính tại các công ty, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các ban Tài chính tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.

- Sinh viên tốt nghiệp có thể trở thành chuyên gia, hoặc hoạt động độc lập trong cung cấp dịch vụ kế toán, thuế, tài chính tại Việt Nam, ASEAN và trên toàn thế giới; trở thành thành viên của các tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán của Việt Nam và các hiệp hội nghề nghiệp uy tín trên thế giới.

- Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán công thuộc ngành Kế toán có thể làm giảng viên, trợ giảng, chuyên gia tư vấn, nghiên cứu viên chuyên môn về lĩnh vực Kế toán nói chung và lĩnh vực Kế toán công nói riêng tại các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu khoa học trên phạm vi cả nước như: các trường đại học/học viện, các viện nghiên cứu, ....

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Có khả năng tiếp tục học tập ở bậc cao hơn trong nước và các cơ sở đào tạo nước ngoài.

Có khả năng tự học, tự cập nhật kiến thức mới phục vụ công tác chuyên môn; tham gia các kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề chuyên nghiệp trong nước và quốc tế.

7. Triển vọng nghề nghiệp

Sinh viên có thể linh hoạt và chủ động thích ứng được với hầu hết các khu vực và lĩnh vực nghề nghiệp trên thị trường lao động.

1. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán công không những có rất rất nhiều cơ hội trong thị trường lao động trong nước, mà còn có nhiều cơ hội tại thì trường lao động quốc tế, tương lai gần sinh viên Kế toán công hoàn toàn có đủ khả năng để trở thành một trong những thành viên cốt cán nghiên cứu triển khai dự án chuẩn mực Kế toán công và Tổng kế toán Nhà nước ở Việt Nam.

2. Đồng thời, sinh viên Kế toán công cũng hoàn toàn có thể trở thành cánh tay phải - người trợ lý đắc lực cho các chủ tài khoản ở chính quyền Trung ương và địa phương, và rất có thể, trong tương lai, chủ tài khoản sẽ là những sinh viên đã từng tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán công, người dẫn dắt, chi phối nền tài chính quốc gia.

8. Chương trình đào tạo

TT

Mã HP/MH

Tên học phần/môn học

Số TC

Số tiết

A

 

PHẦN KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

47

 

A1

 

Kiến thức chung

36

 

 

 

Phần bắt buộc

30

 

1

MPT0400

Triết học Mác -Lênin

3

45

2

MPT0401

Kinh tế chính trị Mác Lênin

2

30

3

SSO0402

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

30

4

VPP0401

Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

2

30

5

HVE0244N

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

30

6

BFL0117

Tiếng Anh cơ bản 1

3

45

7

BFL0118

Tiếng Anh cơ bản 2

4

60

8

AMA0237

Toán cao cấp 1

2

30

9

AMA0238

Toán cao cấp 2

2

30

10

PAS0107

Lý thuyết xác suất và thống kê toán

3

45

11

GLA0141

Pháp luật đại cương

2

30

12

GCO0233

Tin học đại cương

3

45

 

 

Phần tự chọn

6

 

13

ETH0102

Lịch sử các Học thuyết kinh tế

2

30

14

SOC0248

Xã hội học

2

30

15

PAM0148

Quản lý hành chính công

2

30

16

EEC0097

Kinh tế môi trường

2

30

17

DEC0098

Kinh tế phát triển

2

30

18

IEC0099

Kinh tế quốc tế 1

2

30

19

MSI0056

Khoa học quản lý

2

30

20

MMO0113

Mô hình toán kinh tế

2

30

A2

 

Kiến thức GDQP&AN, GDTC

11

 

21

MED0345

Giáo dục quốc phòng

8

165

 

AED0030

Giáo dục thể chất

3

90

 

 

Phần bắt buộc

1

 

22

AED0350

Chạy cự ly ngắn

1

30

23

AED0358

Thể dục phát triển chung

1

30

 

 

Phần tự chọn

2

 

24

AED0351

Bóng rổ

2

60

25

AED0352

Bóng chuyền

2

60

26

AED0353

Bơi

2

60

27

AED0354

Bóng bàn

2

60

28

AED0355

Cầu lông

2

60

29

AED0356

Taekwondo

2

60

30

AED0359

Thể dục phát triển chung với dụng cụ

2

60

B

 

PHẦN KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

93

 

B1

 

Kiến thức cơ sở khối ngành

6

 

31

MAE0100

Kinh tế vĩ mô 1

3

45

32

MIE0101

Kinh tế vi mô 1

3

45

B2

 

Kiến thức cơ sở ngành

25

 

33

SFL0115

Tiếng Anh chuyên ngành 1

3

45

34

SFL0116

Tiếng Anh chuyên ngành 2

3

45

35

APR0123

Nguyên lý kế toán

4

60

36

ELA0142

Pháp luật kinh tế

3

45

37

SPR0124

Nguyên lý thống kê

3

45

38

FAM0192

Tài chính tiền tệ

4

60

39

ACO0234

Tin học ứng dụng

2

30

40

QEC0096

Kinh tế lượng

3

45

B3

 

Kiến thức ngành

17

 

41

CST0197

Thống kê doanh nghiệp

2

30

42

GAU0078

Kiểm toán căn bản

2

30

43

FAC0048

Kế toán tài chính 1

4

60

44

GAC0253

Đại cương về kế toán tập đoàn

2

30

45

PAS0010

Chuẩn mực kế toán công 1

2

30

46

CPA0294

Tổ chức công tác kế toán công

2

30

47

FPA0105

Lý thuyết phân tích chính sách công

3

45

B4

 

Kiến thức chuyên ngành

15

 

 

 

Phần bắt buộc

13

 

48

BTA0041

Kế toán NSNN và nghiệp vụ kho bạc NN

3

45

49

OAC0038

Kế toán hành chính sự nghiệp 1

2

30

50

OAC0249

Kế toán hành chính sự nghiệp 2

2

30

51

PAS0011

Chuẩn mực kế toán công 2

2

30

52

PMA0297

Kế toán quản trị công

2

30

53

BRA0295

Kế toán nghiệp vụ thu NSNN

2

30

 

 

Phần tự chọn

2

 

54

SPA0299

Kế toán các tổ chức chính trị xã hội

2

30

55

AOC0296

Kế toán ngân sách và tài chính xã

2

30

56

SRA0300

Kế toán dự trữ Nhà Nước

2

30

57

CIA0298

Kế toán Bảo hiểm xã hội

2

30

B5

 

Kiến thức bổ trợ

20

 

 

 

Phần bắt buộc

12

 

58

PPF1001

Quản trị tài chính đơn vị cung cấp dịch vụ công

3

45

59

CFI0186

Tài chính doanh nghiệp 1

3

45

60

ABS0023

Kiểm toán đầu tư XDCB và NSNN

2

30

61

PFM 0150

Quản lý tài chính công

2

30

62

FAC0049

Kế toán tài chính 2

2

30

 

 

Phần tự chọn

8

 

63

CFI0187

Tài chính doanh nghiệp 2

2

30

64

SFA0137

Phân tích tài chính nhà nước

2

30

65

IAS0011

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

2

30

66

CFA0133

Phân tích tài chính doanh nghiệp

3

45

67

AIS0001

Hệ thống thông tin kế toán 1

2

30

68

PAS0012

Chuẩn mực kế toán công (Public accounting standards)

2

30

69

TAX0215

Thuế

2

30

70

INS0001

Bảo hiểm

2

30

71

CUS0030

Hải quan

2

30

72

IFI0190

Tài chính quốc tế

3

45

73

TFA0132

Lý thuyết phân tích tài chính

2

30

74

CMB0110

Ngân hàng thương mại

2

30

75

BAP1000

Nguyên lý thẩm định giá

2

30

76

FFA0140

Phân tích và dự báo dữ liệu tài chính

2

30

77

SMI0196

Thị trường tài chính

2

30

78

GMA0111

Marketing căn bản

2

30

79

SMA0161

Quản trị chiến lược

2

30

80

BMA0181

Quản trị thương hiệu

2

30

81

RMA0171

Quản trị nguồn nhân lực

3

45

82

CCU0246

Văn hoá doanh nghiệp

2

30

83

PRE0144

Quan hệ công chúng

2

30

84

BMA0167

Quản trị kinh doanh

2

30

85

IME0108

Mạng và truyền thông

4

60

86

FST0198

Thống kê tài chính

2

30

87

DSA0007

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

3

45

88

PBT1001

Kỹ thuật lập trình

2

30

89

DAT0100

Nhập môn cơ sở dữ liệu

2

30

90

PBW0001

Lập trình Web

2

30

91

ISD1011

Phân tích thiết kế hệ thống thông tin

3

45

92

IEC0033

Internet & Thương mại điện tử

2

30

93

TRA0260

Biên dịch 1 (Translation 1)

2

30

94

INT1001

Phiên dịch 1 (Interpreting 1)

2

30

95

FAE0601

Tiếng Anh Tài chính-Kế toán 1 (English for Finance and Accounting 1)

2

30

96

MIE0287

Kinh tế vi mô 2

3

45

97

MAE0289

Kinh tế vĩ mô 2

3

45

98

PEC0094

Kinh tế công cộng

3

45

99

BOP0014

Cơ sở hình thành giá cả

3

45

100

BPC0322

Kinh tế các ngành sản xuất kinh doanh

2

30

B6

 

Thực tập tốt nghiệp

10

 

101

SPR0623

Thực tập tốt nghiệp 23

10

150

 

 

Tổng số tín chỉ (gồm khối kiến thức GDQP&AN, GDTC)

140

 

 

 

Tổng số tín chỉ (không bao gồm khối kiến thức GDQP&AN, GDTC)

129

 

 
Số lần đọc: 247
Các bài đã đăng
Chuyên mục chính

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức  |  Thư viện ảnh  |  Video hoạt động  |  Liên hệ
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA TÀI CHÍNH CÔNG
© Cơ quan chủ quản: Học viện Tài chính
Chịu trách nhiệm chính: Ths. Ngô Vút Bổng - Phó Giám đốc (PT) Trung tâm Thông tin
Địa chỉ: Học viện Tài chính, đường Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại:
E-mail: khoatcc1963@gmail.com | Website: http://www.hvtc.edu.vn/taichinhcong
Phát triển bởi Công ty TNHH Phần mềm Hoàng Hà