HOẠT ĐỘNG QUA ẢNH
Ảnh-03-02-2015-08-img0 Ảnh-03-02-2015-08-img1 Ảnh-03-02-2015-08-img2 Ảnh-03-02-2015-08-img3 Ảnh-03-02-2015-08-img4 Ảnh-03-02-2015-08-img5 Ảnh-02-02-2015-22-img0 Ảnh-02-02-2015-22-img1 Ảnh-02-02-2015-22-img2 Ảnh-31-01-2015-17-img0
Bộ môn Phân tích Tài chính
Thứ tư, 13/05/2020 - 20:40

Giới thiệu chuyên ngành Phân tích tài chính

Chuyên ngành Phân tích tài chính là chuyên ngành thuộc ngành Tài chính - Ngân hàng. Sự ra đời của chuyên ngành xuất phát từ đòi hỏi của công tác quản lý tài chính trong các đơn vị, doanh nghiệp của thời đại công nghệ số 4.0. Chương trình đào tạo chuyên ngành Phân tích Tài chính là chương trình được thiết kế tiếp cận với chương trình học thuật và hành nghề chuẩn quốc tế theo chứng chỉ CFA – Phân tích tài chính chuyên nghiệp đối với hệ đào tạo đại trà và định hướng thêm chương trình học thuật và hành nghề quốc tế theo chứng chỉ CFAB – Tài chính, kinh doanh và công nghệ của ICAEW - Hiệp hội Kế toán công chứng Anh và xứ Uên cho hệ đào tạo chất lượng cao.

 

* Mục tiêu đào tạo của chuyên ngành Phân tích tài chính: là đào tạo các Cử nhân Kinh tế có kiến thức nền tảng về Tài chính – Kế toán và trang bị các kiến thức chuyên sâu về phân tích tài chính, đánh giá đúng đắn năng lực tài chính của mọi đơn vị, tổ chức trong nền kinh tế để có các giải pháp làm lành mạnh hóa tình hình tài chính và phát triển một cách bền vững trong bối cảnh thế giới luôn thay đổi.

* Vị trí công tác của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Phân tích tài chính: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Phân tích tài chính có thể đảm nhiệm ở nhiều vị trí công việc, tại nhiều đơn vị khác nhau trong nền kinh tế như:

- Tại khu vực quản lý nhà nước: làm trợ lý cho lãnh đạo các cơ quan quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước như: Trợ lý cho các: Bộ trưởng, Thứ trưởng, Vụ trưởng các Bộ; làm Trợ lý, tham mưu cho các cấp Lãnh đạo các Ban, Ngành, địa phương về quản lý kinh tế, tài chính; Chuyên viên quản lý thuế doanh nghiệp, chuyên viên quản lý và kiểm tra sau thông quan tại các đơn vị Hải quan, làm việc tại Ban tài chính – Kế toán, Ban quản trị thiết bị và đầu tư tại các đơn vị sự nghiệp.

- Tại các doanh nghiệp phi tài chính: làm việc tại Ban Tài chính – Kế toán, Ban Kiểm soát tại các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế; làm việc tại Phòng Tài chính- Kế toán, Ban kiểm soát, Phòng phân tích tài chính tại các công ty, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Tại các doanh nghiệp tài chính như: làm  chuyên viên quản lý khách hàng doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng hoặc các Công ty bảo hiểm và các quỹ đầu tư; làm chuyên viên môi giới đầu tư của các công ty chứng khoán; chuyên gia tư vấn tài chính ở các công ty chứng khoán, công ty kiểm toán độc lập, công ty dịch vụ tài chính, chuyên viên phân tích và đánh giá thị trường và định giá tài sản của các quỹ đầu tư, các công ty thẩm định giá v.v.

- Tại các trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu: Làm giảng viên giảng dạy các môn học về Phân tích tài chính tại các Học viện, các trường Đại học, Cao đẳng; làm nghiên cứu viên tại các cơ quan nghiên cứu khoa học, các Viện nghiên cứu về lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng.

Số lần đọc: 7