Chuyên mục chính

Hoạt động qua ảnh
hvtc - 3 hvtc - 2 hvtc - 1

Thứ năm, 01/11/2012 - 8:49

Chiến lược phát triển Học viện Tài chính giai đoạn 2013-2020 và định hướng đến năm 2030
Ngày 09/1/2013, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã ký Quyết định số 55/QĐ-BTC phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển Học viện Tài chính giai đoạn 2013-2020 và định hướng đến năm 2030”.

Chiến lược phát triển Học viện Tài chính giai đoạn 2013-2020 và định hướng đến năm 2030
Ngày 09/1/2013, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã ký Quyết định số 55/QĐ-BTC phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển Học viện Tài chính giai đoạn 2013-2020 và định hướng đến năm 2030”.

Đề án được xây dựng với mục tiêu tiếp tục xây dựng Học viện Tài chính trở thành cơ sở đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học hàng đầu trong cả nước và có uy tín trong khu vực về lĩnh vực tài chính, kế toán, kinh tế, ngân hàng, bảo hiểm; thực hiện tốt sứ mệnh “cung cấp sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học về tài chính kế toán chất lượng cao cho xã hội”; Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý, năng động; đội ngũ cán bộ đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học; đồng thời đáp ứng yêu cầu đặt ra của chiến lược phát triển Học viện giai đoạn 2013-2020 và định hướng đến năm 2030; Ổn định quy mô và đổi mới cơ cấu đào tạo hợp lý; tập trung nâng cao chất lượng đào tạo và hiện đại hóa công nghệ thông tin; mở rộng hoạt động liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với các tổ chức có uy tín trong và ngoài nước; Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tế đáp ứng nhu cầu của xã hội; tranh thủ các nguồn lực để tăng cường trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo của Học viện; đảm bảo ổn định và nâng cao đời sống cán bộ, viên chức; Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản lý, ứng dụng thực tế và các hoạt động khác của Học viện.

Về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, viên chức, Đề án đề ra cụ thể: giai đoạn 2013 – 2015, củng cố và kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy theo hướng phân rõ chức năng, nhiệm vụ nhằm đạt hiệu quả trong hoạt động, đồng thời chuẩn bị điều kiện để thành lập một số doanh nghiệp thuộc Học viện; Giai đoạn 2016 – 2020, đổi mới tổ chức bộ máy của Học viện theo mô hình các ban, khoa, các viện đào tạo, viện nghiên cứu, các trung tâm dịch vụ và doanh nghiệp (phát triển một số Viện đào tạo và nghiên cứu chuyên ngành, nghiên cứu phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng là cầu nối giữa đào tạo với thực tiễn); xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo và cán bộ khoa học đầu ngành; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, viên chức; Đến năm 2020, tỷ lệ giảng viên có trình độ Tiến sỹ là 50%, tỷ lệ giảng viên có học hàm Giáo sư là 2%, Phó giáo sư là 8%; tỷ lệ giảng viên và nghiên cứu viên trên tổng số cán bộ, viên chức đạt trên 80%. Đến năm 2030 có 30% giảng viên có thể giảng bằng tiếng Anh; Giai đoạn 2021 – 2030, xây dựng tổ chức bộ máy của Học viện theo mô hình mỗi khoa là một trường đại học đào tạo chuyên ngành; mỗi đơn vị thuộc Học viện trở thành một đơn vị sự nghiệp thành viên vừa độc lập, vừa có tính liên kết chặt chẽ trong Học viện.

Cũng theo Đề án, quy mô, loại hình đào tạo của Học viện Tài chính sẽ theo hướng ổn định (25.000 sinh viên như hiện nay), đổi mới cơ cấu đào tạo, duy trì đào tạo 2 cấp học (đại học và sau đại học). Bên cạnh đó, sẽ đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các loại hình đào tạo như chính quy tập trung, vừa làm vừa học, đại học bằng hai, liên thông đại học và liên kết đào tạo với nước ngoài theo hướng giảm dần tỷ lệ đào tạo hệ vừa làm vừa học và tăng tỷ lệ đào tạo sau đại học; thực hiện định hướng đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo những chuyên ngành Học viện có thế mạnh; tăng cường đào tạo theo nhu cầu xã hội và liên kết đào tạo; mở rộng đào tạo các ngành, chuyên ngành mới phù hợp với nhu cầu xã hội; từng bước gắn kết hơn nữa giữa đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học với thực tiễn; chương trình và quy trình đào tạo được điều chỉnh theo hướng lấy người học là trung tâm của quá trình đào tạo; đón đầu các nhu cầu về phát triển ngành, chuyên ngành mới trong tương lai để đào tạo.

Hoạt động đào tạo, phương pháp giảng dạy và nội dung chương trình đào tạo cũng được đổi mới với nội dung cụ thể: Rà soát nội dung, chương trình đào tạo nhằm kịp thời cập nhật kiến thức mới, điều chỉnh đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp đào tạo; áp dụng chương trình đào tạo tiên tiến; nghiên cứu tính liên quan giữa các ngành, chuyên ngành đào tạo để rút ngắn thời gian đào tạo đối với người học có nhu cầu được đào tạo nhiều ngành, chuyên ngành; thực hiện và nâng dần "chuẩn đầu ra" của Học viện, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng; đa dạng hoá các phương pháp và quy trình kiểm tra, đánh giá đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác và công bằng….

Ngoài ra, Đề án cũng đã định hướng một số nội dung cụ thể về hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tế; hoạt động hợp tác quốc tế; hoạt động sự nghiệp; cơ sở vật chất, quản lý tài chính và đời sống cán bộ, viên chức.

Số lần đọc: 4441
Các bài đã đăng
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức  |  Đào tạo  |  Đối tác  |  Ảnh hoạt động  |  Hỏi đáp  |  Liên hệ  |  Trang TT HVTC
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
© Cơ quan chủ quản: Học viện Tài chính
Chịu trách nhiệm chính: Ths. Ngô Vút Bổng - Phó Giám đốc (PT) Trung tâm Thông tin
Địa chỉ: 19 Ngõ Hàng Cháo. Đống Đa Hà Nội
Điện thoại: 0914924962 (Dương) - 0916193435 (Hậu)
E-mail: ngovanhau@hvtc.edu.vn | Website: http://www.hvtc.edu.vn/fatc
Phát triển bởi Công ty TNHH Phần mềm Hoàng Hà