HOẠT ĐỘNG QUA ẢNH
Ảnh-31-08-2017-11-img1 Ảnh-31-08-2017-11-img0
Nghiên cứu khoa học
Thứ sáu, 01/06/2018 - 19:5

Hội thảo khoa học giáo viên: "Xu hướng đào tạo ngành Hệ thống thông tin quản lý trong cuộc cách mạng 4.0"
Chiều 1/6, tại Hà Nội, Khoa Hệ thống thông tin kinh tế (Học viện Tài chính) tổ chức hội thảo khoa học về “Xu hướng đào tạo ngành Hệ thống thông tin quản lý (HTTTQL) trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”.
ht
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Văn Nam.

Phát biểu tại hội thảo, ThS. Phạm Minh Ngọc Hà, Phó Trưởng khoa Hệ thống thông tin kinh tế cho rằng, với gần 40 bài tham luận của các cán bộ, viên chức trong và ngoài khoa, đây sẽ là các gợi ý, là tài liệu tham khảo hữu ích cho cơ sở đào tạo có đào tạo ngành HTTTQL, giúp các cơ sở đào tạo có thêm cái nhìn đa chiều về vấn đề này, đã và đang diễn ra ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Từ đó, có định hướng xây dựng chương trình đào tạo ngành HTTTQL phù hợp với các chuẩn quốc tế, tạo ra những sản phẩm giáo dục có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội.

Theo ThS. Nguyễn Đình Sơn Thành, Giám đốc Trung tâm thông tin, để Học viện Tài chính không bỏ lỡ "chuyến tàu" 4.0, thì phải chú ý một số lĩnh vực sau: Nâng cao nhận thức cán bộ, giảng viên và sinh viên về cách mạng công nghiệp 4.0, sao cho mọi người ý thức được ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân mình, nếu không nỗ lực thay đổi, thích ứng thì khả năng bị đào thải là tất yếu. Bắt buộc cán bộ, giảng viên (đặc biệt những người dưới 45 tuổi) phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế ở mức cụ thể. Khuyến khích cán bộ, giảng viên nâng cao trình độ tin học...

Khuyến nghị cho việc định hướng đào tạo nói chung và ngành HTTTQL nói riêng, TS. Nguyễn Hữu Xuân Trường, Bộ môn Tin học thống kê kinh tế cho rằng, cần mở rộng thời gian và không gian dạy học bằng các lớp học online, hạ tầng điện toán đám mây; phát triển và sử dụng học liệu số hóa; thường xuyên đổi mới giáo trình. Đồng thời, nâng cao năng lực của giảng viên, xây dựng hệ thống đánh giá trực tuyến. Với ngành HTTTQL cần đầu tư giảng dạy các môn học liên quan đến phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và các môn bổ trợ, trang bị những kiến thức về khởi nghiệp cho sinh viên...

Ngoài ra, nhiều ý kiến tham luận tại hội thảo đã chủ yếu tập trung vào các mục tiêu như: Cơ hội hợp tác quốc tế trong đào tạo; nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn ngành HTTTQL; giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho ngành HTTTQL...; các kỹ năng mềm cần trang bị bổ sung cho người dạy, người học./.

Khoa HTTTKT
Số lần đọc: 5390
Trang 1/1