Tìm
Khoa học & HTQT
Thứ hai, 02/10/2023 - 10:15

Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển kinh tế và kinh doanh bền vững trong điều kiện toàn cầu hóa”- SEDBM 6, năm 2023

Hội thảo diễn ra vào 22/9, tại trụ sở chính số 58, Lê Văn Hiến, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Học viện Tài chính phối hợp Đại học Greenwich (Vương quốc Anh), Viện Kinh tế - Học viện Chính trị Quốc gia HCM; Đại học Kinh tế và Luật - Đại học Quốc gia TP. HCM; Viện Kinh tế và Chính trị thế giới -Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đồng tổ chức. Bằng hình thức trực tuyến và trực tiếp, Hội thảo thu hút hàng trăm nhà khoa học trong, ngoài nước và đông đảo sinh viên Học viện Tài chính tham dự. 116 bài viết có chất lượng được chọn đăng kỷ yếu. Những vấn đề cốt lõi của toàn cầu hoá về kinh tế - tài chính được thảo luận, nhiều kiến nghị hữu ích về các giải pháp thực tiễn đã được đưa ra tại Hội thảo.

Đại biểu tham gia Hội thảo

Tham dự Hội thảo có Giáo sư Robert Durand - Đại học Curtin, Australia; TS. Nicholas Hand - Giám đốc Quan hệ quốc tế, Đại học Greenwich, Vương quốc Anh.

Về phía Học viện Tài chính – đơn vị chủ trì hội thảo có NGND.,PGS. TS. Nguyễn Trọng Cơ - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; PGS.,TS. Nguyễn Đào Tùng - Chủ tịch Hội đồng trường; NGƯT.,PGS. TS. Trương Thị Thủy – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện; PGS., TS. Nguyễn Mạnh Thiều - Phó Giám đốc Học viện; TS. Nguyễn Văn Bình - Phó Giám đốc Học viện.

Về phía Viện Kinh tế - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có PGS., TS. Bùi Văn Huyền -Viện trưởng Viện Kinh tế, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương; PGS., TS. Nguyễn Ngọc Toàn - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế;

TS. Phí Vĩnh Tường - Quyền Viện Trưởng Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam;

Về phía trường Đại học kinh tế Luật – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh có TS. Nguyễn Vĩnh Khương -  Phó Trưởng phòng Sau đại học và Khoa học công nghệ;

Các cơ quan, đơn vị tham gia hội thảo có đại diện Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính - Bộ Tài chính, các đơn vị đối tác của Học viện cùng các nhà khoa học đến từ các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu và các em sinh viên Học viện Tài chính.

NGND.,PGS. TS. Nguyễn Trọng Cơ - Giám đốc Học viện Tài chính phát biểu đề dẫn Hội thảo

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, NGND.,PGS. TS. Nguyễn Trọng Cơ - Giám đốc Học viện Tài chính đã phân tích bối cảnh thế giới, những tác động tích cực và tiêu cực về toàn cầu hóa, cuộc cách mạng 4.0 đến tình hình thế giới và trong nước cũng như nêu mục tiêu, vai trò, vị trí, ý nghĩa của Hội thảo Quốc tế SEDBM6. Theo đó, quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng nhanh hơn, mạnh hơn dưới sự tác động của nhiều nhân tố, trong đó kinh tế thị trường và cách mạng 4.0 tác động sâu sắc đến mọi quốc gia và lĩnh vực đời sống, xã hội, Những yếu tố này một mặt tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội; thúc đẩy mở cửa thị trường; thúc đẩy tự do hóa thương mại đầu tư dịch vụ…Mặt khác, nó làm suy giảm sự độc lập, tự chủ về kinh tế và quyền lực quốc gia. Việt Nam tiếp tục đặt trước cơ hội phát triển và cả những thách thức kinh tế, đối ngoại, văn hóa, an ninh ngày càng gay gắt hơn.

Trong xu thế chung, Việt Nam đã xây dựng và bước đầu thực hiện mô hình phát triển bền vững, tận dụng những thời cơ thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức đạt được nhiều thành tựu trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên trong thực tế vẫn có nhiều vấn đề đặt ra cần sớm giải quyết: kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng chủ yếu là thâm dụng các yếu tố vốn có giá trị gia tăng thấp, trong khi các ngành công nghiệp hiện đại chưa phát triển; khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng; môi trường ngày càng ô nhiễm ….Những vấn đề này ngày càng bộc lộ rõ hơn khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Hội thảo là diễn đàn thường niên nhằm trao đổi học thuật, chia sẻ tri thức từ các nghiên cứu của các học giả trong nước và quốc tế về vấn đề: Phát triển kinh tế và kinh doanh bền vững trong điều kiện toàn cầu hóa.

Hội thảo được tổ chức với 2 phiên toàn thể và 3 phiên chủ đề chuyên sâu.

 GS. Robert Durand – Đại học Curtin, Australia trình bảy tham luận tại phiên toàn thể thứ nhất

Tại phiên toàn thể thứ nhất, GS. Robert Durand – Đại học Curtin, Australia đã trình bày tham luận “Quan điểm hành vi của nhà phân tích bên bán”. Trong tham luận, ông đề cập đến những vấn đề chủ yếu về giả thuyết thị trường hiệu quả, thông tin kế toán được đưa vào mô hình thị trường hiệu quả như thế nào, tài chính hành vi và các nhân tố ảnh hưởng đến tâm lí các nhà phân tích bên bán, bao gồm: những quan ngại về nghề nghiệp, tâm lí bầy đàn và những mối phân tâm khác nhau ảnh hưởng đến tâm lí nhà phân tích khi đưa ra các khuyến nghị mua hoặc bán đối với những nhà đầu tư là các tổ chức hoặc những người mua cổ phiếu.

Hội thảo tiếp tục với 3 phiên chủ đề chuyên sâu.

Phiên chuyên sâu thứ nhất với chủ đề “Phát triển kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hoá” tại Hội trường 700 với sự Chủ tọa của GS. Robert Durand;  TS. Nguyễn Hữu Tân (Học viện Tài chính) và TS. Nguyễn Trí Tùng (Viện Kinh tế - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh). Có 4 tham luận được trình bày. 

 Đại diện nhóm tác giả trình bày tham luận tại phiên Hội thảo chuyên đề thứ nhất

Tham luận “Public spending for education in Vietnam: a comparison with other countries and policy implications” (Chi tiêu công cho giáo dục ở Việt Nam: so sánh với các nước và hàm ý chính sách) - Le Quynh Trang, Chu Thi Le Anh. Tham luận đã đã tổng hợp số liệu về phân bổ chi tiêu công cho giáo dục ở một số nước phát triển và đang phát triển, so sánh, phân tích các số liệu này với thực trạng chi tiêu công cho giáo dục ở Việt Nam. Từ đó, một số hàm ý chính sách được rút ra nhằm phân bổ hiệu quả chi tiêu công cho giáo dục ở Việt Nam, đảm bảo phân bổ kinh phí hợp lý và hiệu quả. 

Đại diện nhóm tác giả trình bày tham luận tại Phiên chuyên sâu thứ nhất

Tham luận “Vietnam's economic recovery policies from the post of the COVID-19 pandemic” (Chính sách phục hồi kinh tế của Việt Nam sau đại dịch COVID-19) của nhóm tác giả Lại Lâm Anh; Lưu Minh Đức và Phạm Văn Tuấn đã phân tích bối cảnh trong nước và thế giới với sự tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 với việc rơi vào khủng hoảng kinh tế, thương mại và đầu tư sụt giảm, lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, sản xuất đình trệ, chuỗi cung ứng gián đoạn… Tham luận đã chỉ ra nguyên nhân sự phục hồi nhanh chóng của Việt Nam nhờ chính sách phát triển linh hoạt, kinh tế Việt Nam hạn chế được những tác động tiêu cực và tận dụng được cơ hội để phát triển từ đại dịch Covid-19.

Tham luận “Building a process for developing strategic leadership personnel at the local level” (Xây dựng quy trình phát triển đội ngũ lãnh đạo chiến lược cấp địa phương), nhóm tác giả Hồ Sỹ Ngọc, Vương Quốc Thắng, Vương Thị Bích Thủy) đã xây dựng quy trình phát triển đội ngũ lãnh đạo chiến lược ở cấp địa phương, bắt đầu từ việc tạo môi trường thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo. Quá trình này là cơ sở để các địa phương xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực. Nghiên cứu được kỳ vọng sẽ có tính ứng dụng cao và góp phần phát triển nguồn nhân lực thiết yếu ở cấp địa phương.

Tham luận “Digital business strategy of Vietnamese telecommunications enterprises”. (Chiến lược kinh doanh số của doanh nghiệp viễn thông Việt Nam) của nhóm tác giả Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Linh Phương và Lê Lan Na. Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát ba doanh nghiệp viễn thông Việt Nam (Viettel, VNPT và Mobifone) để làm rõ tác động của môi trường bên trong và bên ngoài đến chiến lược kinh doanh của một số doanh nghiệp viễn thông. 

 Chủ tọa và đại biểu tại phiên Hội thảo chuyên đề 2

Phiên chuyên sâu thứ hai với chủ đề “Tài chính và kế toán trong bối cảnh toàn cầu hóa”, đồng Chủ tọa: PGS. TS. Phạm Thanh Hòa; PhD. Nguyễn Anh Quang (Học viện Tài chính); TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Viện Kinh tế - Học viện CTQG HCM) và TS. Hoàng Thị Hồng Huệ (Đại học Kinh tế Luật - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh). Có 4 tham luận được trình bày. 

Trình bày tham luận tại phiên Hội thảo chuyên đề 2

Tham luận “Reinsurance and firm performance: Evidence from non-life insurance firms listed in Vietnamese stock exchanges” (Tái bảo hiểm và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp: Bằng chứng từ các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam) của Dr. Nguyễn Thi Thanh, MSc. Lê Hải Anh nghiên cứu tác động của tái bảo hiểm đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động tại Việt Nam bằng cách sử dụng dữ liệu bảng cân bằng trong thời gian từ 2016 đến 2022.

Trình bày tham luận tại phiên Hội thảo chuyên đề 2

Với tham luận “The impact of off-balance sheet activities on the financial safety indicators of Vietnamese joint-stock commercial banks” (ảnh hưởng của các giao dịch ngoài bảng Cân đối kế toán đến các chỉ tiêu phân tích liên quan đến mức độ an toàn tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam), PhD. Đào Thị Hương đã tìm hiểu tác động của hoạt động ngoại bảng (OBS) đến các chỉ số an toàn tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Bằng việc sử dụng thông tin về kết quả hoạt động OBS và 3 nhóm chỉ tiêu an toàn tài chính của 10 ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu theo tài sản trên sàn chứng khoán Việt Nam, tác giả trình bày những hiểu biết sâu sắc về tác động của các hoạt động kinh doanh này. 

 Tác giả trình bày tham luận tại phiên Hội thảo chuyên đề 2

Tham luận “Female labour participation, women entrepreneurship and female-owned enterprises in Vietnam: Challenges to achieve sustainable development” của  Dr. Luu Minh Duc đã chỉ ra vai trò của phụ nữ trong tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của một quốc gia. Từ nghiên cứu cơ sở lý luận của giới, tác giả phân tích thực trạng của phụ nữ trong nền kinh tế Việt Nam dưới ba góc độ: i) sự tham gia lao động của phụ nữ; ii) phụ nữ khởi nghiệp; và doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, đặc biệt so với các bảng xếp hạng uy tín quốc tế.

 Tác giả trình bày tham luận tại phiên Hội thảo chuyên đề 2

Tham luận của PhD. Nguyễn Thị Thanh Phương, PhD. Ngô Hoài Nam “Factors impact on audit quality: the case of listed companies in Vietnam” (Những yếu tố tác động đén chất lượng kiểm toán: Trường hợp công ty niêm yết tại Việt Nam) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bởi các công ty kiểm toán độc lập (thông qua kiểm toán báo cáo tài chính của 825 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam). Kết quả nghiên cứu chỉ ra quy mô và uy tín của công ty kiểm toán, tính độc lập của kiểm toán viên và nhiệm kỳ của công ty kiểm toán có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2022.

 Chủ tọa tại phiên Hội thảo chuyên đề 3

Tại phiên chuyên đề 3 với chủ đề: Sustainable business administration in the context of globalization (Quản trị kinh doanh bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa) do các đồng chủ tọa: Prof. Chuc Anh Tu; Assoc. Prof. Ly Phuong Duyen và PhD. Vu Thi Thu Huong (Học viện Tài chính), có 3 báo cáo tham luận được trình bày. 

Trình bày tham luận tại phiên Hội thảo chuyên đề 3

Tham luận “The Effects of Leverage and Agency Costs on Firm Performance: Empirical Research on Manufacturing Firms in Vietnam” (Tác động của đòn bẩy và chi phí đại diện đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: Nghiên cứu thực nghiệm về các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam) xem xét ảnh hưởng đòn bẩy tài chính đến hiệu quả hoạt động của công ty trong bối cảnh chi phí đại diện cao và thấp. Tham luận xác định khả năng sinh lời của công ty bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đòn bẩy và tác động này rõ rệt hơn đối với các công ty có chi phí đại diện lớn hơn (cơ hội tăng trưởng cao hơn và mức quay vòng tổng tài sản thấp hơn). Ngược lại, các công ty có chi phí đại diện liên quan đến dòng tiền tự do, chẳng hạn như mức tiền mặt khả dụng cao hơn, sẽ có tác động thấp hơn của đòn bẩy lên lợi nhuận.

Tham luận “Methods of evaluating the impact of free trade agreement between Vietnam and Eurasian Economic Union on Vietnam's agricultural exports to EAEU”- PhD. Candidate Nguyen Lan Huong (Phương pháp đánh giá tác động của hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EAEU) đã nêu các phương pháp được sử dụng để đánh giá tác động của hiệp định thương mại tự do (FTA) đến hoạt động thương mại của một quốc gia trong quá trình thực thi hiệp định thương mại tự do; Đề xuất phương pháp phù hợp để đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EAEU.

Tham luận “Integrating international indicators on business environment and national competitiveness in vietnam’s government monitoring framework”-  Hoàng Thị Thúy Nguyệt, Vũ Cường (Tích hợp các chỉ số quốc tế về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia vào khung giám sát của Chính phủ Việt Nam) đưa ra các khuyến nghị về cách phát triển hệ thống hiệu quả nhất và tập trung vào việc kiểm tra các thông lệ quốc tế tốt trong việc xây dựng các chỉ số hiệu quả kinh tế cũng như khuôn khổ pháp lý và hiện trạng của các cơ sở dữ liệu liên quan. Đồng thời, đánh giá mức độ sẵn sàng của Nhà nước trong việc chuyển sang hệ thống giám sát dựa trên kết quả cả về ý chí chính trị và hỗ trợ kỹ thuật. Tham luận phân tích các chỉ số được lựa chọn ở cả góc độ kỹ thuật và thực tiễn cũng như mức độ phù hợp của chúng với bối cảnh Việt Nam và chỉ ra nhu cầu và sự sẵn sàng của Chính phủ trong việc sử dụng cơ sở dữ liệu sẵn có trong nước như một phần của các chỉ số giám sát của chính phủ nhằm theo dõi tiến độ thực hiện các chỉ số quốc tế liên quan; Đề xuất một cấu trúc khung cho các chỉ số giám sát tiến độ của Chính phủ trong đó có các chỉ số về phát triển bền vững.

TS. Nicholas Hand - Giám đốc quan hệ quốc tế, Đại học Greenwich - Vương quốc Anh

trình bày tham luận trực tuyến tại phiên toàn thể thứ hai

Tại phiên toàn thể thứ hai, TS. Nicholas Hand - Giám đốc quan hệ quốc tế, Đại học Greenwich - Vương quốc Anh trình bày tham luận về phát triển kinh tế bền vững và quản trị kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu hóa. Ông nhấn mạnh tầm quan của sự hợp tác giữa Học viện Tài chính và đại học Greenwich trong nghiên cứu, hợp tác phát triển trong tương lai trên cơ sở những thành công của chương trình song bằng giữa HVTC và Greenwich (DDP). Cùng với đó, ông đề cập đến 1 số vấn đề tồn tại của phát triển kinh tế bền vững như vấn đề đô thị hóa, môi trường... song song phát triển kinh tế ở 1 số thành phố kết nối. Ông cũng nhấn mạnh việc cần quan tâm tới phát triển bền vững các vấn đề kế toán tài chính trên phạm vi toàn cầu.

Tại các phiên của Hội thảo, nhiều ý kiến trao đổi được đại biểu tham dự trực tiếp và trực tuyến đã được đưa ra, làm rõ hơn và bổ sung những vấn đề được đề cập trong các tham luận.

Ban Tổ chức Hội thảo đã chọn và trao giải Bestpaper cho 05 bài tham luận xuất sắc nhất.

 PGS.,TS. Nguyễn Mạnh Thiều - Phó Giám đốc Học viện Tài chính phát biểu tổng kết Hội thảo

Phát biểu bế mạc và tổng kết Hội thảo, PGS.,TS. Nguyễn Mạnh Thiều - Phó Giám đốc Học viện Tài chính đã đánh giá cao 11 bài tham luận được trình bày và nhiều ý kiến đóng góp cho Hội thảo. Hơn 60 câu hỏi và các ý kiến phát biểu trao đổi trực tiếp của các nhà khoa học, học giả, chuyên gia trong nước và quốc tế; những người quan tâm đến lĩnh vực tài chính, kế toán, tập trung vào 03 chủ đề: Kế toán và kiểm toán, quản trị kinh doanh, kinh tế quốc tế, phát triển và kinh doanh bền vững trong thời kỳ mới; Các cách tiếp cận về cơ chế, chính sách, nguồn lực và môi trường hỗ trợ kinh doanh, nghiên cứu về tài chính, nguồn nhân lực, chuỗi cung ứng, đổi mới, khởi nghiệp, nghiên cứu và phát triển; Nhận định, đánh giá, các chính sách, giải pháp, các vấn đề đương đại, toàn cầu hóa, kinh tế thế giới và khu vực,…để phát triển kinh tế và kinh doanh bền vững.

Hội thảo là diễn đàn khoa học quốc tế thường niên được triển khai lần thứ 6, hội tụ các nhà khoa học, nhà quản lý trong và ngoài nước cùng xem xét, nghiên cứu để chung tay giải quyết những vấn đề cộm nổi về kinh tế quốc gia, những vấn đề toàn cầu đang tác động toàn diện đến mỗi quốc gia.

Giải Bestpaper

  1. Reisurance and firm  performance: Evidence fro noni life insurance firms listed in Vietnammese stock exchanges (Nguyen Thi Thanh, Le Hai Anh - Academy of Finance)
  2. Digital business strategy of Vietnamese telecommunications enterprises (Nguyen Thi Nhung Nguyen Linh Phương Le Lan Na - Academy of Finance).
  3. Public spending for education in Vietnam: a comparison with other countries and policy implications (Lê Quỳnh Trang, Chu Thi Le Anh-Institute of Econmics, Ho Chi Minh National Academy of Politics);
  4. Female Labour Participation, Women Entrepreneurship and Female-owned Enterprises in Vietnam: Challenges to Achieve Sustainable Development (Luu Minh Duc- Academy of Policy and Development)
  5. Integrating international indicators on business environment and national competitiveness in Vietnam,s government monitoring framework (Hoang Thi Thuy Nguyet;  Vu Cuong - Academy of Finance).

 

Một số hình ảnh khác:

 NGND.,PGS. TS. Nguyễn Trọng Cơ - Giám đốc Học viện Tài chính tặng hoa Giáo sư Robert Durand - Đại học Curtin, Australia

Giảng viên Hà Thị Phương Mai, Khoa Ngoại ngữ - Học viện Tài chính dịch cabin phiên 2 phiên toàn thể

Các tác giả được trao Giải Bestpaper

 Đại biểu đặt câu hỏi phản biện tại hội thảo

 Đại biểu tại hội thảo

Đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm

Số lần đọc: 691
Tin tiêu điểm
Thông báo Tuyển sinh chương trình Đào tạo chứng chỉ CertIFR của ACCA tại Học viện Tài chính
Chương trình đào tạo chứng chỉ CertIFR là chương trình hợp tác giữa Học viện Tài chính (AOF) và Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh (ACCA) nhằm trang bị cho học viên nền tảng vững chắc về kiến thức và kỹ năng lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), từ đó giúp người học dễ dàng chinh phục chứng chỉ CertIFR danh giá.
Học viện Tài chính thông báo tuyển sinh lớp Vườn ươm ACCA
Căn cứ Thỏa thuận hợp tác hỗ trợ đào tạo giữa Học viện Tài chính và Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh ACCA. Học viện Tài chính thông báo tuyển sinh lớp Vườn ươm ACCA từ ngày 05/05/2023 đến hết ngày 31/05/2023.
Vươn xa hơn cùng Học bổng Chính phủ Australia 2023
(Vòng tuyển chọn bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký từ ngày 01/2/2023 đến ngày 01/5/2023)
Hình ảnh hoạt động
Ảnh-26-01-2024-11-img0 Ảnh-26-01-2024-11-img1 Ảnh-26-01-2024-11-img2 Ảnh-26-01-2024-11-img3 Ảnh-26-01-2024-11-img4 Ảnh-26-01-2024-11-img5 Ảnh-26-01-2024-11-img6 Ảnh-26-01-2024-11-img7 Ảnh-26-01-2024-11-img8 Ảnh-26-01-2024-11-img9
Truy cập
Truy cập Truy cập: 465293
Truy cập Online: 4