DANH MỤC CHÍNH
HOẠT ĐỘNG QUA ẢNH
FES08_20240 FES08_20241 FES08_20242 FES08_20243 FES08_20244 FES08_20245 FES08_20246 FES08_20247 FES08_20248 FES08_20249
Nghiên cứu khoa học
Chủ nhật, 17/04/2016 - 9:47

Hội thảo khoa học "Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và những tác động đối với Việt Nam"

Khoa Tài chính quốc tế và Viện Kinh tế Tài chính: Hội thảo khoa học “Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và những tác động đối với Việt Nam”

Chiều ngày 11/4/2016, vào lúc 13h30, tại phòng họp A, Học viện Tài chính, Khoa Tài chính quốc tế phối hợp với Viện Kinh tế Tài chính đã tổ chức Hội thảo Khoa học năm 2016 với chủ đề “Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và những tác động đối với Việt Nam

PGS.,TS Nguyễn Tiến Thuận và PGS.,TS Nguyễn Bá Minh chủ trì hội thảo

Hội thảo đã nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà khoa học trong và ngoài Học viện: PGS.,TS Bùi Văn Vần – trưởng khoa Tài chính doanh nghiệp; TS. Ngô Thanh Hoàng – phó trưởng ban Quản lý khoa học; TS. Nhữ Trọng Bách – Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng và Tư vấn tài chính kế toán; Ths. Phạm Minh Việt – phó trưởng ban Quản lý đào tạo, Ths. Hoàng Hải Ninh – Khoa Kinh tế; Nghiên cứu viên Nguyễn Thị Ánh Hồng Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Cùng với đó là sự có mặt của đông đảo các giảng viên, nghiên cứu viên Khoa Tài chính quốc tế và Viện Kinh tế Tài chính.

Toàn cảnh Hội thảo

Hội thảo đã quy tụ 24 bài viết có chất lượng cùng nhiều ý kiến thảo luận sôi nổi về chủ đề nghiên cứu; trong đó các nhà nghiên cứu, các thầy cô tập trung vào 3 mảng chính:

  • Thứ nhất, tác động của hội nhập tài chính theo cam kết TPP đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam.
  • Thứ hai, thách thức đối với một số ngành hàng, một số lĩnh vực cụ thể như trồng trọt, chăn nuôi
  • Các giải pháp cụ thể để tận dụng những cơ hội và khắc phục những khó khăn thách thức mà Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương đem lại với Việt Nam.

Phát biểu tại Hội thảo, với tư cách là một nhà khoa học, TS. Ngô Minh Hoàng – phó trưởng ban Quản lý Khoa học cũng đã đóng góp nhiều ý kiến vào nội dung hội thảo. Với tư cách là một cán bộ làm công tác quản lý khoa học tại Học viện Tài chính, Tiến sĩ thể hiện sự mong mỏi các thầy cô, các nghiên cứu viên hãy sớm phát triển các tham luận của mình thành các công trình ở cấp cao hơn, có giá trị thực tiễn hơn.

PGS.,TS Vũ Thị Bạch Tuyết trình bày tham luận tại Hội thảo

Phát biểu tổng kết nội dung buổi hội thảo, PGS.,TS Nguyễn Tiến Thuận – Trưởng khoa Tài chính quốc tế đưa ra những kết luận:

  • Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP là hình mẫu của hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, là tiêu biểu của việc hợp tác kinh tế, tài chính của thế kỷ XXI.
  • Trong 12 quốc gia thanh viên TPP, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều thuận lợi và cơ hội lớn từ Hiệp định; tuy nhiên đi kèm với đó là những thách thức không hề nhỏ đòi hỏi cần phải sớm giải quyết. Đó là các thách thức về thể chế kinh tế; về con đường phát triển, về tính bền vững của quá trình phát triển. Đồng thời, cả những thách thức về thể chế chính trị cũng đã đặt ra.
  • Để tận dụng có hiệu quả cơ hội và khắc phục thách thức, cần có sự chủ động từ nhiều phía. Đó là Nhà nước với việc chủ động thay đổi về cơ chế chính sách cho phù hợp với thông lệ quốc tế; chủ động trong tuyên truyền, định hướng hội nhập quốc tế và công khai thông tin. Đó là các doanh nghiệp với việc chủ động nghiên cứu các nội dung Hiệp định, là chủ động trong việc thay đổi tư duy sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường, bạn hàng mới… Đó là người lao động với những thách thức lớn về kiến thức, kỹ năng.
  • Với các giảng viên và nghiên cứu viên, PGS.,TS Nguyễn Tiến Thuận cũng cho rằng, cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa, đề xuất được các giải pháp hiệu quả hơn nữa. PGS. Nguyễn Bá Minh – Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính cũng cho rằng, nhiệm vụ của mỗi thành viên tham gia hội thảo còn là tuyên truyền và giải thích về TPP cho các em sinh viên, cho các doanh nghiệp và những người quan tâm.

Buổi hội thảo kết thúc vào lúc 16h30 cùng ngày.

 

Số lần đọc: 50202