Chuyên mục

Ảnh hoạt động
Ảnh-25-04-2022-15-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Ảnh-25-04-2022-14-img0 Hoisach20220

Thông báo tài liệu mới
Thứ năm, 09/11/2017 - 9:52

Một số vấn đề phát triển xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới : Luận cứ và giải pháp

Nội dung cuốn sách được trình bày trong 6 chuyên mục lớn, đó là: (1) Về khái niệm phát triển xã hội và mấy khái niệm liên quan; (2) Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu về cơ cấu xã hội - giai tầng trên thế giới; (3) Cơ cấu xã hội - giai tầng ở nước ta qua gần 30 năm đổi mới; (4) Nhận thức về tiến bộ xã hội và công bằng xã hội; (5) Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong mô hình phát triển của Việt Nam ở thời kỳ đổi mới; (6) Thực hiện an sinh xã hội ở nước ta trong tiến trình đổi mới.

Từ những thập niên cuối của thế kỷ XX đến nay, trên thế giới đã và đang bàn nhiều về các lý thuyết phát triển xã hội theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp, tùy theo cách tiếp cận. Trong đó, ưu thế ngày càng nghiêng về lý thuyết phát triển bền vững dựa trên các trụ cột là kinh tế phồn vinh, xã hội hài hòa, văn hóa lành mạnh, chính trị dân chủ, môi trường trong sạch. Mỗi trụ cột đó đều có vai trò quan trọng riêng, đồng thời giữa chúng lại có mối quan hệ tác động qua lại mật thiết với nhau.

Điều đó giải thích tại sao, trên cơ sở tổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn cốt lõi sau 25 năm đổi mới, Đại hội XI của Đảng đã xác định: Mục tiêu chiến lược của phát triển xã hội (theo nghĩa rộng) trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là xây dựng thành công xã hội xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Còn theo nghĩa hẹp, thì đó là: Xây dựng một cộng đồng xã hội hài hòa, trong đó các giai cấp, các tầng lớp dân cư đoàn kết, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi; thực hiện tiến bộ và công bằng ngay trong từng bước và từng chính sách; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân. Tạo môi trường và điều kiện để mọi người lao động có việc làm và thu nhập tốt hơn. Có chính sách tiền lương và chế độ tạo động lực để phát triển. Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa nghèo bền vững; giảm dần tình trạng chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư. Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội...

Khẳng định quyết tâm kiến thiết một xã hội phát triển theo định hướng trên đây là sự phản ánh nguyện vọng sâu xa của quảng đại quần chúng nhân dân Việt Nam và là sự tiếp nối lôgíc của lịch sử gần một thế kỷ đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người theo triết lý phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó còn là kết quả của quá trình Đảng và Nhà nước ta mở rộng tầm nhìn, nghiên cứu, tham khảo và tiếp thu có lựa chọn những kinh nghiệm hay của các mô hình phát triển xã hội trên thế giới, qua đó vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của nước nhà.

Hy vọng rằng cuốn sách có thể cung cấp một số căn cứ lý luận và thực tiễn, góp phần phục vụ cho việc hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện tốt hơn những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển xã hội ở nước ta trong thời gian tới.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc./.

Đăng ký cá biệt: Vb15849-Vb15851, Vd27818-Vd27823, Vs02333

Số lần đọc: 141
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức  |  Ảnh hoạt động  |  Hỏi đáp  |  Gửi yêu cầu  |  Trang TT HVTC
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THƯ VIỆN
© Cơ quan chủ quản: Học viện Tài chính
Địa chỉ: Học viện Tài chính, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại:
E-mail: thuvien@hvtc.edu.vn
Website: http://www.hvtc.edu.vn/thuvien
Phát triển bởi Công ty TNHH Phần mềm Hoàng Hà