Thông báo v/v lập kế hoạch 1 giờ lý thuyết = 50 phút
- Căn cứ Thông tư số 07/2015/TT-BGD ĐT ngày 16/4/2015 của Bộ Giáo dục và đào tạo;
- Căn cứ Thông báo số 223/TB-HVTC ngày 17/3/2016 của Giám đốc Học viện về việc xác định giờ lên lớp các hệ đào tạo đại học trong Học viện;
- Căn cứ Thông báo số 1063/TB-HVTC ngày 18/10/2016 của Giám đốc Học viện về việc kết luận giao ban đào tạo học kỳ I năm học 2016 - 2017;
- Căn cứ biên bản cuộc họp với các Khoa/Bộ môn về việc chuẩn bị triển khai công tác lập kế hoạch và điều độ kế hoạch năm học 2017-2018 vào ngày 15/11/2016 tại hội trường A1;
Trên cơ sở ý kiến của các Bộ môn về việc bố trí kế hoạch đào tạo và điều độ kế hoạch 1 giờ lý thuyết = 50 phút, Giám đốc Học viện thông báo như sau:
I. Công tác lập kế hoạch đào tạo
1. Giờ thực tế đứng lớp
Số giờ
tín chỉ
|
Giờ lý thuyết
(1 giờ LT = 50 phút)
|
Giờ hệ thống môn học
|
Ghi chú
|
1
|
15
|
3
|
Học phần lý thuyết
|
30
|
3
|
Học phần thực hành
|
2
|
30
|
3
|
|
3
|
45
|
3
|
|
4
|
60
|
3
|
|
Ghi chú: - Học phần Giáo dục quốc phòng 3 (3 TC) là 60 giờ (trong đó, tính 2 TC lý thuyết: 30 giờ và 1 TC thực hành: 30 giờ).
- Các học phần Giáo dục thể chất là học phần thực hành.
- Học phần Tiếng Anh (gồm 4 kỹ năng Nghe – Nói - Đọc - Viết) đối với chuyên ngành Tiếng Anh Tài chính kế toán: Xác định như giờ thực tế đứng lớp theo thông báo này.
- Giờ hệ thống môn học (HTMH) tính 3 giờ.
2. Từ năm học 2017 - 2018 trở đi, điều chỉnh kế hoạch đào tạo linh hoạt nhằm giảm áp lực thuê hội trường theo hướng giảm bớt số học phần/môn học ở học kỳ I và tăng số học phần/ môn học ở học kỳ II hoặc có thể bố trí học ca ba.
3. Từ năm học 2017 - 2018 trở đi, tăng số lượng môn học tự chọn cho sinh viên đăng ký trong mỗi học kỳ theo từng nhóm modul trên nguyên tắc tất cả các môn tự chọn trong chương trình đào tạo đều có thể lựa chọn, dự kiến nếu số lượng sinh viên đăng ký học tự chọn ít ở một số chuyên ngành thì những khối giảng này sẽ bố trí ghép khối và học chéo buổi với lịch học chính khóa hoặc bố trí học ca ba.
II. Công tác lập điều độ kế hoạch (lập thời khóa biểu)
- Lập thời khóa biểu theo phương thức 5t/buổi phù hợp với đặc thù của Bộ môn và đảm bảo tương đối điều kiện học phần tiên quyết theo quy định.
- Căn cứ vào khối lượng giảng dạy các học phần/môn học trong mỗi học kỳ của năm học để lập cường độ giảng dạy, học tập của các học phần/môn học phù hợp và đảm bảo kẹp khối được cho các Bộ môn theo nguyên tắc sau:
1. Với học phần/môn học có 1 tín chỉ lý thuyết: 7 tuần x 3 tiết/tuần.
2. Với học phần/môn học có 2 tín chỉ hoặc 1 tín chỉ (thực hành): 7 tuần x 5tiết/tuần (bố trí kẹp ca 1: 3 tiết, ca 2: 2 tiết và giảng 2 buổi trong 1 tuần).
3. Với học phần/môn học 3 tín chỉ có 2 cách bố trí (tuỳ chọn theo từng Bộ môn cụ thể):
- Cách 1: 7 tuần x 7 tiết/tuần ( giảng 3 buổi trong 1 tuần) và vẫn đảm bảo kẹp được khối giảng cho Bộ môn.
- Cách 2: 6 tuần x 8 tiết/tuần (giảng 2 buổi trong 1 tuần, mỗi buổi cuốn chiếu 4 tiết/buổi). Điều này cũng phù hợp với một số bộ môn có ý kiến giảng cuốn chiếu 5 tiết/buổi.
4. Với học phần/môn học 4 tín chỉ có thể thực hiện kết hợp các cách sau:
- Cách 1: 7 tuần x 9 tiết/tuần (giảng 4 buổi trong 1 tuần).
- Cách 2: 13 tuần x 5 tiết/tuần (giảng 2 buổi trong một tuần).
- Cách 3: 8 tuần x 8 tiết/tuần (giảng 4 tiết/buổi, tuần 2 buổi).
Cách này thích hợp với một số bộ môn có ý kiến giảng cuốn chiếu 5 tiết/buổi và không bị áp lực về khối lượng giảng viên (ví dụ: Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính, Tài chính doanh nghiệp,...). Ngoài ra, vẫn kẹp được khối theo kiểu: thứ 2-5 1khối; thứ 3-6 1 khối; thứ 4-7 1 khối. Như vậy một giảng viên có thể giảng tối đa 3 khối một tuần (6 buổi, mỗi buổi gọn 4 tiết).
Việc tổ chức học đối với hệ đại học chính quy cùng lúc 2 chương trình, hệ Liên thông đại học, Đại học văn bằng 2 hoặc Học lại (gồm, học cải thiện điểm, học bù) theo giờ quy đổi nêu trên (gồm cả HTMH).
Học viện xin trân trọng cảm ơn các Quý Bộ môn đã đóng góp ý kiến và mong muốn sự ủng hộ của các Bộ môn để phương án lập kế hoạch 1 giờ lý thuyết = 50 phút được thực hiện hiệu quả nhất.
Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, Giám đốc Học viện sẽ điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn quản lý./.