CÔNG ĐOÀN KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH “ÁO ẤM CHO EM” TẠI CAO BẰNG
Phát huy truyền thốngdân tộc “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”, ngày 15 tháng 01 năm 2016, Công đoàn khoa Tài chính doanh nghiệp đã tổ chức chương trình từ thiện “Áo ấm cho em” tại trường Tiểu học Kéo Yên, thuộc xã Kéo Yên và trường Tiểu học Nặm Nhũng, thuộc xã Lũng Nặm, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Việc lựa chọn Cao Bằng là điểm đến trong chuyến hành trình “Áo ấm cho em” nhân dịp Tết Nguyên Đán sắp đến, thực sự là một quyết định có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Là chiếc nôi của cách mạng Việt Nam; năm 1941, Cao Bằng cóvinh dự to lớn, được đón Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, trở về Việt Nam xây dựng căn cứ địa, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước, tạo nên bước ngoặt lớn trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà – Nhà nước công nông đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Cũng tại Cao Bằng đã chứng kiến sự ra đời của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân – Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng, nơi chứng kiến trận Phai Khắt, Nà Ngần mở đầu cho lịch sử “trăm trận, trăm thắng” của quân đội ta. Cao Bằng cũng là mảnh đất sinh ra Kim Đồng, người đội viên đầu tiên của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, tham gia hoạt động cách mạng từ nhỏ, đã hy sinh thân mình để bảo vệ an toàn cho cán bộ cách mạng.v.v.Cao Bằng đã đóng góp không ít máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Tuy vậy, do địa hình núi non hiểm trở, xa thủ đô, mật độ dân số thưa thớt (77 người/km2); vì vậy, con em các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán chảy, Hmông ở Cao Bằng chịu nhiều thiệt thòi về điều kiện học tập, sinh hoạt do trường lớp xa nhà, quanh năm sương mù bao phủ, giá rét.
Để tri ân những đóng góp, hy sinh to lớn của bà con các dân tộc Cao Bằng cho đất nước, cũng là để góp phần chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn của con em Cao Bằng, Công đoàn khoa TCDN sau khi tiến hành khảo sát các trường tiểu học tại 12 huyện của tỉnh Cao Bằng đã quyết định chọn hai trường Tiểu học: Kéo Yên và Nặm Nhũng thuộc huyện Hà Quảng - một trong 62 huyện khó khăn nhất cả nước làm điểm đến của chương trình “Áo ấm cho em”.Đây là 2 ngôi trường hết sức đặc biệt: 100%học sinh đều là con em đồng bào các dân tộc thiểu số vớisố lượng học sinh mỗi trường vỏn vẹn chỉ có 94 và 125 em, hầu hết các em đều phải trèo đèo, lội suối, đi bộ 10-15 km để đến trường. Mặc dù đã nhận được sự trợ cấp của Nhà nước, nhưng trong sinh hoạt và học tập, các em học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp vô vàn khó khăn và thiếu thốn, từ lương thực đến quần áo, sách vở…
Sau khi bàn bạc thống nhất trong BCH công đoàn, với sự chỉ đạo sát sao của chi uỷ, sự ủng hộ của BCN khoa, Công Đoàn Khoa Tài chính doanh nghiệp đã phát động phong trào “Áo ấm cho em” với mục đích quyên góp, ủng hộ cho các em học sinh 2 trường tiểu học Kéo Yên và Nặm Nhũngnhững chiếc áo ấm, những đôi ủng và tập vở, giúp các em chống chọi được sự giá lạnh của mùa đông, yên tâm cắp sách tới trường học cái chữ để làm người, góp phần xây dựng quê hương. Phong trào đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình với kết quả: 100% cán bộ, viên chức trong Khoa đều tham gia với tổng số tiền ủng hộ gần 40 triệu đồng; Khoa ủng hộ tiền thuê xe chở người và hàng. Toàn bộ số tiền mặt đã được Ban tổ chức sử dụng để mua áo ấm, ủng, tất, vở, và đồ dùng học tập tặng các em học sinh bao gồm: 219 chiếc áo phao, 219 đôi ủng, 657 đôi tất, 1.095 vở viết, 219 gói kẹo, v.v. Ba đoàn viên công đoàn ủng hộ mỗi người 100 quyển vở, một đoàn viên khác ủng hộ chương trình 2 tấm băng rôn được thiết kế công phu, nhiều ý nghĩa. Ngoài ra, để có được 219 suất quà trao cho các em, các đồng chí trong BCH công đoàn khoa và một số đoàn viên đã không tiếc thời gian đi tìm hiểu, chọn mua những tấm áo đẹp, đôi ủng tốt, gói kẹo ngon, từng quyển vở phù hợp với lứa tuổi của các em; sau đó, phân chia, gói, buộc quà ra thành từng lớp, theo từng nhóm; những công việc chiếm không ít thời gian, nhưng tất cả mọi người trong công đoàn đều hân hoan, hào hứng.
Các đoàn viên công đoàn đang miệt mài chuẩn bị quà cho chuyến đi
Công tác chuẩn bị cho chuyến đi đã hoàn tất
Có mặt tại Học viện Tài Chính lúc 4 giờ 15 phút, các thành viên đã nhanh chóng đưa toàn bộ quà lên xe, sắp xếp chu đáo quà riêng cho từng lớp, từng trường nơi đoàn đến. Hơn 5 giờ sáng, xe chở đoànxuất phát, thẳng hướng Cao Bằng. 14 giờ, xe chở đoàn đã có mặt tại trường tiểu học Kéo Yên.Sau khi thực hiện trao quà cho các cháu ở đây, đoàn tiếp tục di chuyển sang trường tiểu học Nặm Nhũng cách Kéo Yên khoảng 5km. Đón tiếp đoàn, về phía trường Tiểu học Kéo Yên, có các đồng chí: Hoàng Văn Lâm – Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Kéo Yên; Trung Nông Minh - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Kéo Yên; Ngụy Văn Việt- Chủ tịch mặt trận tổ quốc xã Kéo Yên; Long Vương Đạt - Bí thư Đoàn xã; Hoàng Thị Son - Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Kéo Yên.Tại trường tiểu học Nặm Nhũng, đón đoàncó các đồng chí: Trần Văn Hiệu - Phó bí thư đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Lũng Nặm; Lê Ngọc Dũng - Bí thư Đảng ủy, chính trị viên Đồn Biên Phòng Lũng Nặm (Đơn vị kết nghĩa với Trường) và Mã Thị Sanh – Hiệu trưởng trường Tiểu học Nặm Nhũng.
Thay mặt cho tập thể giáo viên và các em học sinh tiếp nhận quà của đoàn, đại diện Ban giám hiệu của hai trường tiểu học Kéo Yên và Nặm Nhũngđều bày tỏ lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đối với nghĩa cử của công đoàn Khoa TCDN, đã không quản đường sá xa xôi, mưa rét, vất vảmang những túi quà nặng nghĩa nặng tình, góp phần chia sẻ bớt khó khăn với các em trong học tập, cũng như góp phần vào sự nghiệp "trồng người" của mảnh đất Cao Bằng lịch sử.
TS. Đoàn Hương Quỳnh, Phó Trưởng khoa, Chủ tịch Công đoàn khoa TCDN đãthay mặt Ban tổ chức chương trình “Áo ấm cho em” của Khoa TCDN phát biểu ý kiến, nêu rõ mục đích, ý nghĩa và tình cảm của các CBVC khoa TCDN đối với các em học sinh miền núi có hoàn cảnh khó khăn; đồng thời, thay mặt Công đoàn Khoa TCDN trao quà lưu niệm cùng những lời chúc tốt đẹp đến các cán bộ lãnh đạo xã và các thầy cô đang công tác tại hai ngôi trường Tiểu học Kéo Yên và Nặm Nhũng.
TS. Đoàn Hương Quỳnh-Chủ tịch công đoàn Khoa TCDN phát biểu ý kiến
tại buổi lễ trao quà từ thiện
TS. Đoàn Hương Quỳnh thay mặt đoàn trao quà lưu niệm chođại diện lãnh đạo
địa phương và các thầy cô tại trường Tiểu học Kéo Yên
Lễ trao quà – nội dung chính của chương trình đã diễn ra rất xúc động. Từng túi quà đã được chia theo từng lớp, gồm áo, ủng, tất, vở, đồ dùng học tập và bánh kẹo đã được các đoàn viên Công đoàn khoa TCDN trao tới tận tay từng em học sinh của 2 trường tiểu học Kéo Yên và Nặm Nhũng. Những món quà tuy giá trị vật chất không quá cao, nhưng sẽ là nguồn động viên, cổ vũ các em cố gắng học tập, rèn luyện trở thành người tốt, có tâm có đức, có tài để góp phần xây dựng quê hương, đất nước, xây dựng bản làng thân yêu.Mongsao các em học sinh khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, xứng đáng với truyền thống cách mạng của quê hương!
Các em học sinh trường Tiểu học Kéo Yên hân hoan đón nhận những món quàtừ
các thầy cô giáo – Công đoàn viên khoa TCDN
Các thành viên trong đoàn và các em học sinh trường Tiểu học Nặm Nhũng
trong một lượt trao quà.
Các thành viên trong đoàn, các đ/c lãnh đạo địa phương, các thầy cô giáo cùng các em học sinh trường Tiểu học Nặm Nhũng xúng xính trong chiến áo – quà tặng.
*Một số hình ảnh tại buổi lễ:
Không quản mưa gió, học sinh trường Tiểu học Kéo Yên háo hức chờ đến lượt nhận quà.
Các em học sinh trường Tiểu học Nặm Nhũnghân hoan chào đón đoàn
Đoàn viên Nguyễn Thị Tuyết Mai ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ
với các em học sinh
Hai anh em học chung một trường, hân hoan với túi quà vừa nhận
Niềm vui của các em nhỏ bên những túi quà
Các em học sinh vui vẻ nhận quà, tạm biệt đoàn
Các thành viên trong đoàn, lãnh đạo địa phương và các thầy cô trường Tiểu học Nặm Nhũng
Buổi lễ trao quà của chương trình “Áo ấm cho em” đã kết thúc, xong các thành viên trong đoàn không bao giờ quên những khuôn mặt hồn nhiên, ngây thơ, nhữngnụ cười của con trẻ khi được đoàn trao quà. Thời tiết Cao Bằng những ngày này rất lạnh và lắm sương mù, nhưng ai cũng cảm thấy ấm lòng, vì mình đã làm được một việc nhỏ góp ích cho đời, chia sẻ khó khăn cho những học sinh, con em đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng, mảnh đất giàu truyền thống cách mạng.
Nhân dịp trở về Cao Bằng, đoàn tranh thủ đi thăm các địa danh đã đi vào lịch sử cách mạng của dân tộc; đó là: hang Pác Bó, núi Các Mác, suối Lê Nin, thác Bản Giốc, dâng hương đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh.Ở nơi nào đoàn đến cũng nhận được sự tiếp đón thân tình, chu đáo. Quả thật, có lên Cao Bằng mới hiểu đất Cao Bằng không giầu, nhưng người Cao Bằng rất nặng nghĩa, nặng tình, không phải ngẫu nhiên mà nhiều cán bộ lãnh đạo Đảng và nhà nước đã từng hoạt động ở Cao Bằng, khi thành đạt, đều quay về thăm, tri ân mảnh đất nghĩa tình này.
Chụp ảnh kỷ niệm tại thác Bản Giốc, thắng cảnh nổi tiếng tại Cao Bằng
Các thành viên trong đoàn lưu lại khoảnh khắc tại cột mốc biên giới số 836
Các thành viên trong đoàn bên Suối Lê Nin, Núi Các Mác, Hang Pác Bó
Các thành viên Công đoàn Khoa TCDNtrước đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thăm Động Ngườm Ngao
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của chuyến đi, trưa ngày 17/01/2016 xe lại chuyển bánh đưa các thành viên của đoàn từ thiện Công đoàn khoa TCDN trở về Học viện Tài chính, tiếp tục công việc giảng dạy nghiên cứu của mình. Chuyến đi Cao Bằng đã để lại trong mỗi thành viên của đoàn những ấn tượng khó phai. Cao Bằng tuy núi non hiểm trở nhưng cảnh sắc nên thơ; con người và thiên nhiên nơi đây như hoà làm một: kiên cường, chất phác, mộc mạc, thuỷ chung. Cao Bằng không chỉ mang những giá trị lịch sử thiêng liêng mà còn đượm những giá trị văn hoá; ngọt ngào, nồng ấm tình người để những ai, một khi đã đặt chân đến thì không thể nào quên. Nghe vẳng đâu đây lời bài hát “Trở lại Cao Bằng” của nhạc sĩ Tân Huyền do cố NSND Lê Dung trình bày:
“..Khi trở lại Cao Bằng con đường tươi màu nắng
Tiếng chim hót trên cao giữa rừng già im vắng
Khi trở lại Cao Bằng, làng bản mờ trong sương
Vẫn ngọt ngào tiếng hát của người đi làm nương.
Ơi Cao bằng yêu thương...”
Tạm biệt Cao Bằng nhé! chúng tôi sẽ trở lại Cao Bằng vào một dịp khác ./.
Công đoàn khoa Tài chính doanh nghiệp