Khám phá Học viện tài chính

Cơ hội việc làm

Ngày đăng: Thứ tư, 01/03/2023 - 16:57


TT

Ngành/chuyên ngành

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

   I. Tài chính – Ngân hàng

1

Quản lý tài chính công

- Chuyên viên tài chính tại các cơ quan quản lý tài chính của các cấp chính quyền như: Bộ Tài chính, Sở Tài chính, Phòng Tài chính – Kế hoạch; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư; Kho bạc Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Kho bạc Nhà nước huyện; cơ quan Thuế, cơ quan Hải quan; Dự trữ nhà nước; Bảo hiểm xã hội…

- Chuyên viên tài chính tại các cơ quan nhà nước như Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ; Văn phòng Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân các cấp chính quyền địa phương; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước trực thuộc các Bộ và cơ quan ngang Bộ, các cơ quan nhà nước khác ở trung ương; các Sở và các cơ quan nhà nước khác ở cấp tỉnh; các Phòng và các cơ quan nhà nước khác ở cấp huyện…

- Chuyên viên tài chính tại các đơn vị sự nghiệp như trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu, bảo tàng, thư viện, nhà xuất bản, truyền hình Việt Nam và truyền hình ở các địa phương…

- Chuyên viên tài chính tại các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Liên đoàn Lao động Việt Nam; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam…

- Giảng viên, nghiên cứu viên về quản lý tài chính công tại các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu khoa học trên phạm vi cả nước như các học viện, các viện nghiên cứu, các đại học, trường đại học...

- Chuyên gia tư vấn về quản lý tài chính công cho các cấp chính quyền nhà nước, các bộ, các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức quốc tế…

- Chuyên viên tài chính, kế toán viên, kiểm soát viên tại các doanh nghiệp, các ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các công ty bảo hiểm thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.

 2

Thuế

- Làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế và hải quan. 

- Đảm nhận các công việc chuyên môn như: kế toán thuế, tư vấn thuế trong các các doanh nghiệp, các cơ sở cung cấp dịch vụ về thuế.

- Đảm nhận các công việc liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán trong các tổ chức tài chính,  trong các doanh nghiệp, tại các ngân hàng thương mại,...

- Làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học, đơn vị nghiên cứu trong lĩnh vực thuế.

3

  Tài chính bảo hiểm    

- Đảm nhận các công việc quản lý, triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm; đầu tư tài chính; quản lý tài chính- kế toán; kiểm soát, kiểm toán nội bộ; phân tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổng đại lý bảo hiểm.

- Quản lý việc cấp giấy phép hoạt động, các sản phẩm triển khai; kiểm tra, giám sát điều kiện và tình hình hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính doanh nghiệp tại Cục Quản lý, Giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính) và các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo hiểm từ trung ương đến địa phương.

- Thực hiện quản lý nghiệp vụ, quản lý thu- chi, đầu tư tài chính,…trong các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từ trung ương đến địa phương; trong các bệnh viện, trường học,…

- Làm việc tại Hiệp hội Bảo hiểm Việt nam, các cơ sở đào tạo hành nghề bảo hiểm, các tổ chức tư vấn pháp luật và các bộ phận quản lý rủi ro trong các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức.

- Giữ các cương vị chủ chốt trong các bộ phận quản trị kênh phân phối ngân hàng - bảo hiểm (bancassurance) trong tất cả các ngân hàng.

- Làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học chuyên môn về tài chính bảo hiểm tại các trường (Đại học, Học viện,…) và các cơ quan nghiên cứu khoa học, các Viện nghiên cứu

- Làm việc tại các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính bảo hiểm ở nước ngoài.

4

Hải quan & Nghiệp vụ ngoại thương

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực hải quan, xuất nhập khẩu, có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực hải quan và nghiệp vụ xuất nhập khẩu; nắm chắc các kiến thức liên quan đến quản lý nhà nước về hải quan; am hiểu quy trình thủ tục hải quan như phân loại xuất xứ hàng hóa, kiểm tra sau thông quan, kiểm soát hải quan...Nắm được kiến thức bổ trợ về pháp luật trong lĩnh vực Hải quan và các cam kết quốc tế về Hải quan.

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận công việc liên quan đến nghiệp vụ xuất nhập khẩu tại doanh nghiệp, nghiệp vụ hải quan, khai thuế...ở các cơ quan quản lý Nhà nước về Hải quan, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Hải quan & Logistics (CLC)

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận công việc liên quan đến nghiệp vụ hải quan, logistics...

+ Chuyên gia về hải quan, logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại các công ty dịch vụ logistics đa quốc gia, công ty giao nhận và vận tải quốc tế, tập đoàn đa quốc gia, công ty tư vấn về thủ tục hải quan và thuế.

+ Giảng viên, nghiên cứu viên về hải quan và logistics tại các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu; công chức tại các cơ quan Hải quan và Thuế.

5

Tài chính quốc tế

- Kế toán, quản trị tài chính tại các doanh nghiệp trong nước; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các công ty xuất nhập khẩu;

- Đảm nhận các công việc có liên quan đến thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, đầu tư quốc tế, tài chính – tín dụng quốc tế tại các ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính,…;

- Đảm nhận các công việc liên quan đến quản lý nợ và tài chính đối ngoại, đàm phán, ký kết Hiệp định tại các Bộ, Ngành như Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội…;

- Làm việc tại các Ban quản lý các dự án ODA của các Bộ, Ngành, địa phương; quản trị thực hiện các dự án có vốn đầu tư nước ngoài

- Làm việc tại các Ban hợp tác quốc tế của các Bộ, Ngành, các Sở ngoại vụ các địa phương;

- Làm việc tại các ngành Thuế, ngành Hải quan, Cục Tài chính doanh nghiệp, các Sở Tài chính về các vấn đề liên quan đến hợp tác thuế quốc tế; quản lý tài chính các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Làm cán bộ quản lý tài chính tại các cơ quan đại diện của các nước và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài;

- Làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học chuyên môn tại các học viện, trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu.

6

Phân tích tài chính

- Hành nghề Phân tích tài chính độc lập;

- Tại khu vực quản lý nhà nước: Có thể làm trợ lý, thư ký cho lãnh đạo các cơ quan quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước (Trợ lý, thư ký cho các Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Công thương, Lãnh đạo các địa phương về quản lý kinh tế, tài chính; Có thể làm việc ở Vụ Kế hoạch - Tài chính của các Bộ, Tổng cục Thuế, Cục Tài chính doanh nghiệp, Sở Tài chính doanh nghiệp, Cục và các Chi cục thuế, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Chính sách tài chính và tại các Sở, Ban, Ngành...

- Tại các doanh nghiệp phi tài chính: Có thể làm việc tại Ban Tài chính – Kế toán, Ban Kiểm soát tại các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế; làm việc tại Phòng Tài chính- Kế toán, Ban kiểm soát, Phòng phân tích tài chính tại các DN.

- Tại các đơn vị sự nghiệp: Có thể làm việc tại Ban tài chính – Kế toán, Ban quản trị thiết bị và đầu tư tại các đơn vị sự nghiệp.

- Tại các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng, Công ty Bảo hiểm, công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư, Công ty tài chính: Có thể làm chuyên viên quản lý khách hàng doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng hoặc các Công ty bảo hiểm và các quỹ đầu tư; làm chuyên viên môi giới đầu tư của các công ty chứng khoán; chuyên gia tư vấn tài chính ở các công ty chứng khoán, công ty kiểm toán độc lập, công ty dịch vụ tài chính, chuyên viên phân tích và đánh giá thị trường và định giá tài sản của các quỹ đầu tư, các công ty thẩm định giá v.v. qua thử thách có thể trở thành lãnh đạo doanh nghiệp

- Tại các trường Đại học, Cao đẳng, Học viện, cơ quan nghiên cứu, Viện nghiên cứu...: Có thể trở thành giảng viên giảng dạy các môn học về Phân tích tài chính, Phân tích hoạt động kinh doanh, Phân tích báo cáo tài chính, Phân tích tài chính DN, Phân tích tài chính tổ chức tín dụng, Phân tích tài chính nhà nước, Phân tích kinh tế; Giám sát tài chính… tại các Học viện, các trường Đại học, Cao đẳng; làm nghiên cứu viên tại các cơ quan nghiên cứu khoa học, các Viện nghiên cứu về lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng,...

7

Tài chính doanh nghiệp

- Làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước, như: Bộ Tài chính; Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải quan; Cục Tài chính doanh nghiệp; Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Sở Tài chính, Cục Thuế và Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố; Phòng Tài chính, Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nước các quận - huyện; các Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Chính sách tài chính,.. thuộc các Bộ, Ban, Ngành; v.v.

- Làm việc tại khu vực các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: Làm chuyên viên Ban Tài chính - Kế toán; Ban đầu tư; Ban kiểm soát của các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty; Phòng Tài chính - Kế toán của các công ty, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Làm việc tại các doanh nghiệp tài chính như: Các Ngân hàng thương mại; Công ty Bảo hiểm; Công ty chứng khoán; Quỹ đầu tư; Công ty Tài chính; Công ty Kiểm toán; Công ty Thẩm định giá; Sở Giao dịch chứng khoán,.. đảm nhận các công việc như: Thẩm định tài chính dự án đầu tư hoặc cho vay vốn; quản trị rủi ro của các hoạt động và dự án đầu tư của doanh nghiệp; triển khai các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán quốc tế và các dịch vụ tài chính ở các tổ chức tài chính-tín dụng và ngân hàng; trở thành các nhà môi giới đầu tư trên thị trường chứng khoán; các chuyên gia tư vấn tài chính ở các công ty chứng khoán, công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán v.v.

- Làm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học như:  Làm Giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng; làm Nghiên cứu viên tại các cơ quan nghiên cứu khoa học, các Viện nghiên cứu về lĩnh vực Kinh tế  - Tài chính - Ngân hàng nói chung và Tài chính doanh nghiệp nói riêng.

8

Ngân hàng

Đào tạo cử nhân có kiến thức chuyên sâu về tài chính ­­­- tiền tệ, ngân hàng, các kiến thức về quản trị tín dụng, quản trị vốn và tài sản của ngân hàng; nắm chắc các kiến thức liên quan đến nghiệp vụ phát hành tiền và điều hành chính sách tiền tệ, quy trình thẩm định hạn mức tín dụng, nghiệp vụ quản lý ngoại hối, quy trình hạch toán kế toán của ngân hàng; am hiểu các quy định của Nhà nước về hoạt động ngân hàng. Nắm được kiến thức bổ trợ về pháp luật, thị trường tài chính - tiền tệ, thị trường chứng khoán.

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận công việc chuyên môn như: Kế toán ngân hàng, tín dụng ngân hàng; các công việc về dịch vụ tài chính tại các ngân hàng, các tổ chức tín dụng quốc tế.

9

Thẩm định giá & Kinh doanh bất động sản

Đào tạo những cử nhân có kiến thức chuyên sâu về định giá doanh nghiệp, định giá bất động sản, định giá máy móc thiết bị và kinh doanh bất động sản; nắm vững các nguyên lý và cơ chế vận hành giá cả trong nền kinh tế thị trường; am hiểu các quy định nghề nghiệp cũng như của Nhà nước về định giá tài sản và kinh doanh bất động sản; có kiến thức vững vàng về các nghiệp vụ huy động, quản lý và sử dụng vốn; nắm chắc các kiến thức liên quan đến quy trình hạch toán kế toán, các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, định giá chứng khoán; am hiểu các quy định của Nhà nước về quản lý doanh nghiệp, các quy định của luật thuế. Nắm được kiến thức bổ trợ về pháp luật kinh doanh - thương mại, tài chính - tiền tệ, chính sách thuế…

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận công việc chuyên môn như: Tư vấn, môi giới, phụ trách việc thẩm định các dự án, thẩm định giá tài sản thế chấp, định giá công ty và chứng khoán, kinh doanh bất động sản…; có thể đảm nhận các công việc về dịch vụ tài chính khác tại các cơ quan quản lý nhà nước về giá và bất động sản, các công ty định giá, các bộ phận có liên quan đến định giá tài sản của ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty kinh doanh bất động sản.

10

 

Phân tích chính sách tài chính

 

Đào tạo cử nhân có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành phân tích chính sách tài chính; nắm vững lý thuyết về phân tích chính sách tài chính cả tầm vi mô và vĩ mô, phân tích lợi ích chi phí, phân tích và dự báo tài chính; nắm vững các kiến thức để có thể phân tích và giải quyết các vấn đề chuyên môn với mức độ phức tạp cao, có tính liên ngành trong phân tích chính sách tài chính; có khả năng xây dựng chiến lược, kế hoạch tài chính trong doanh nghiệp và phân tích tác động của chính sách tài chính đến các chủ thể trong nền kinh tế. Nắm chắc các kiến thức liên quan đến quy trình tổ chức thực hiện chính sách tài chính, phân tích chính sách tài chính ở các cơ quan quản lý Nhà nước; các đơn vị sự nghiệp công lập và kiến thức bổ trợ về pháp luật.

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận được những công việc chuyên môn như phân tích tài chính… ở cơ quan quản lý nhà nước về tài chính ngân hàng từ trung ương, địa phương, các tổ chức tài chính tiền tệ trong nước và quốc tế, các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp Vụ chức năng Kiểm toán nhà nước.

11

 

Đầu tư tài chính

 

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Đầu tư tài chính có cơ hội và có khả năng đảm nhận các công việc chuyên môn được đào tạo về lĩnh vực Đầu tư tài chính và các lĩnh vực khác thuộc ngành Tài chính - Ngân hàng tại các cơ quan Nhà nước; các công ty, tổ chức, tập đoàn trong nước và quốc tế; cụ thể:

- Tại khối các đơn vị sự nghiệp, cơ quan quản lý: Bộ Tài chính; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Sở giao dịch chứng khoán; Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Việt Nam,... và tại các Sở, Ban, Ngành.

- Tại các Công ty chứng khoán; Ngân hàng thương mại; công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; công ty thẩm định giá, công ty tài chính: tư vấn tài chính, môi giới chứng khoán, phân tích đầu tư, tư vấn tài chính, thẩm định giá, quản lý danh mục đầu tư, chuyên viên tín dụng, quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro, ,...

- Trên thị trường tài chính - tiền tệ trong nước và quốc tế: Chuyên gia tài chính, nhà môi giới, chuyên gia phân tích đầu tư và danh mục đầu tư, Nhà đầu tư cá nhân.

- Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm giảng viên, trợ giảng, chuyên gia tư vấn, nghiên cứu viên chuyên môn về lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng nói chung và lĩnh vực Đầu tư tài chính nói riêng tại các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu khoa học.

    II. Kế toán

1

 

Kế toán doanh nghiệp

          

Sinh viên tốt nghiệp khi ra trường có thể làm việc ở những vị trí sau:

- Có thể đảm nhận ngay công việc chuyên môn như: Kế toán viên, kiểm toán nội bộ, kiểm soát viên, nhân viên tài chính, nhà phân tích tài chính, chuyên gia tư vấn tài chính kế toán… tại các doanh nghiệp, các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, các công ty liên doanh, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Có thể làm việc chuyên môn tại Kiểm toán nhà nước, các công ty kiểm toán độc lập, các tổ chức tài chính - tín dụng cũng như các cơ quan quản lý nhà nước như: Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan; các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc các Bộ; các đơn vị hành chính, sự nghiệp từ Trung ương đến địa phương.

- Có thể làm giảng viên, nghiên cứu viên chuyên môn về kế toán doanh nghiệp, kiểm toán tại các Học viện, các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu về lĩnh vực Kế toán, kiểm toán, Tài chính- Ngân hàng và kinh tế.

2

 

Kiểm toán

 

Sinh viên chuyên ngành Kiểm toán của Học viện Tài chính sau khi tốt nghiệp có khả năng đảm nhận các công việc với những cơ hội nghề nghiệp như sau:

- Ở lĩnh vực doanh nghiệp (còn gọi là lĩnh vực tư): Làm việc ở mọi loại hình doanh nghiệp, từ trung ương đến địa phương, trong nước, nước ngoài không phân biệt thành phần kinh tế với các vị trí như kiểm toán viên, chủ nhiệm kiểm toán hay giám đốc kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập trong và ngoài nước (Big four); kiểm toán viên nội bộ, kiểm soát viên, các kế toán viên, kế toán trưởng, nhà tư vấn tài chính, chứng khoán, đầu tư, kế toán, kiểm toán cho mọi loại hình doanh nghiệp và mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Đặc biệt có đầy đủ kiến thức, kỹ năng thành lập mới, mua lại các doanh nghiệp đang hoạt động, có khả năng phân tích, đánh giá và định hướng chiến lược phát triển doanh nghiệp của mình một cách tốt nhất trong điều kiện hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0.

- Lĩnh vực Nhà nước (còn gọi là lĩnh vực công): Làm kiểm toán viên, tổ trưởng, trưởng đoàn kiểm toán thuộc loại hình kiểm toán Nhà nước, làm việc ở các Bộ ngành, tỉnh thành, các cơ quan quản lý kinh tế của nhà nước như: Thuế, Hải quan, Chứng khoán, Ngân hàng, Bảo hiểm, Kho bạc, Kế hoạch và đầu tư, quản lý thị trường, Tài chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương. Làm kế toán, kiểm toán ở các đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị sử dụng tài sản công và tài chính công.

- Lĩnh vực nghiên cứu khoa học và giảng dạy: Làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu chính sách tại các cơ quan nghiên cứu khoa học, các trường đại học, các Bộ, Ngành, Viện, Học viện, Trung tâm nghiên cứu, cơ quan quản lý kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế của cả nước và Quốc tế.

3

 

Kế toán công

 

(1)  Đối với khu vực nhà nước, có thể làm việc ở:

(i) Cơ quan nhà nước: Cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp, như: Quốc hội, Hội đồng nhân dân, chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, viện kiểm soát, tòa án, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Sở Tài chính, Cục dự trữ, Cục và các Chi cục thuế, Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm xã hội, Kiểm toán Nhà nước, thanh tra chính phủ, Ủy ban chứng khoán, các Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Chính sách tài chính… tại các Bộ, Ban, Ngành…

(ii) Đơn vị sự nghiệp công lập ở các lĩnh vực như: Giáo dục và đào tạo; dạy nghề; y tế; khoa học và công nghệ; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin truyền thông và báo chí; kinh tế và sự nghiệp khác

(2) Đối với khu vực sản xuất kinh doanh: Sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể làm việc trong và ngoài nước, tại các công ty đa quốc gia, Ban Tài chính - kế toán tại các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty; tại Phòng Tài chính - Kế toán của các công ty, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

(3) Đối với các doanh nghiệp tài chính như Ngân hàng, Công ty chứng khoán, Công ty tài chính,…: Sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể làm ở các vị trí như chuyên viên tại các doanh nghiệp này hoặc chuyên gia tư vấn tài chính, kế toán ở các công ty chứng khoán, công ty kiểm toán…

   III. Quản trị kinh doanh

1

 

Quản trị doanh nghiệp

 

Đào tạo cử nhân chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp nắm vững những kiến thức chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp; có kỹ năng thực hiện công việc quản trị như: quản trị chiến lược, quản trị nhân lực, quản trị chất lượng, quản trị Marketing, quản trị sản xuất và tác nghiệp, quản trị tài chính, tổ chức và điều hành các hoạt động sản xuất- kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; có khả năng hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh. Nắm được kiến thức bổ trợ về pháp luật kinh doanh, thương mại.

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận công việc quản trị như: quản trị sản xuất, quản trị chiến lược, chính sách và kế hoạch kinh doanh, quản trị dự án kinh doanh, quản trị nhân lực, quản trị bán hàng, quản trị cung ứng hàng hoá và dịch vụ thương mại, các vấn đề quản trị tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

2

 

Marketing

 

Những cơ hội việc làm của sinh viên chuyên ngành Marketing có thể đảm nhận được sau khi ra trường bao gồm:

- Có thể làm nhân viên marketing/kinh doanh, trưởng phòng marketing/kinh doanh, giám đốc marketing/kinh doanh (CMO/CCO), giám đốc điều hành (CEO) của doanh nghiệp; chuyên gia marketing của công ty cung cấp dịch vụ marketing (Agency).

- Có thể làm các công việc chuyên môn marketing/kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ (ngân hàng, tổ chức tín dụng, chứng khoán, bảo hiểm, du lịch, y tế,...).

- Có thể làm việc tại các bộ phận quản lý kinh doanh, thị trường; xúc tiến thương mại; truyền thông tại các cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

- Có thể trở thành giảng viên giảng dạy các môn học về marketing, kinh doanh, thị trường, quản lý, quản trị tại các cơ sở đào tạo; làm công tác nghiên cứu tại các đơn vị nghiên cứu khoa học về lĩnh vực marketing, kinh doanh, kinh tế.

- Tự kinh doanh, khởi nghiệp.

    IV. Kinh tế

1

Kinh tế & Quản lý nguồn lực tài chính

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế và Quản lý Nguồn lực tài chính của Học viện Tài chính sau khi ra trường có thể làm việc tại các vị trí sau:

- Có thể làm công việc chuyên môn về kinh tế và quản lý tài chính tại các cơ quan quản lý Nhà nước, các bộ, ban ngành Trung ương; các sở, ban, ngành của địa phương.

- Có thể làm công việc chuyên môn tại các tổ chức tài chính tiền tệ; các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh; các đơn vị sự nghiệp; các tổ chức chính trị xã hội từ trung ương đến địa phương.

- Có thể trở thành giảng viên giảng dạy các môn học về kinh tế, về nguồn lực tài chính tại các Học viện, các trường Đại học, Cao đẳng; có thể trở thành nghiên cứu viên tại các cơ quan nghiên cứu khoa học, các Viện nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế tài chính nói chung và Nguồn lực Tài chính nói riêng.

2

 

Kinh tế đầu tư

 

Chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh tế đầu tư cung cấp cho người học kiến thức nền tảng về kinh tế, kiến thức chuyên sâu về kinh tế đầu tư.

Chương trình chú trọng phát triển năng lực tham gia giải quyết các vấn đề thực tiễn trong quá trình đầu tư, cụ thể là năng lực phân tích, hoạch định, thẩm định, thực thi và quản lý các dự án đầu tư, chính sách và chương trình đầu tư tại các tổ chức kinh tế-xã hội trong và ngoài nước.

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, người học có thể trở thành các cán bộ, chuyên viên đầu tư với tư duy chiến lược, có tác phong làm việc chuyên nghiệp, có khả năng thích nghi với môi trường cạnh tranh toàn cầu. Cụ thể, sinh viên ngành Kinh tế đầu tư ra trường có thể đảm nhiệm các vị trí như:

- Chuyên viên phân tích đầu tư;

- Chuyên viên tín dụng, quản trị rủi ro tại ngân hàng;

- Chuyên viên hoạch định quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế từ trung ương đến địa phương;

- Chuyên viên thẩm định, xét duyệt dự án đầu tư;

- Chuyên viên lập và quản lý dự án đầu tư;

- Chuyên viên quản lý vốn, nguồn vốn;

- Chuyên viên quản lý đấu thầu, quản trị rủi ro…

3

 

Kinh tế - Luật

 

- Sinh viên có thể làm việc chuyên môn với vị trí quản lý nhà nước về kinh tế trong các CQNN từ Trung ương đến địa phương; có thể làm việc ở các bộ phận kế hoạch, tài chính, pháp chế, tư vấn của các tổng công ty, các công ty và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các ngân hàng và các tổ chức tín dụng…;

-  Có khả năng làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học chuyên môn tại các trường và các cơ quan nghiên cứu khoa học, các viện nghiên cứu.

- Với kiến thức cơ bản đầy đủ về phương diện kinh tế, pháp luật, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế - Luật có cơ hội trở thành các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp hoặc các nhà tư vấn tại các tổ chức tài chính, các sàn giao dịch: chứng khoán, bất động sản… trở thành nhà quản lý doanh nghiệp tại nhiều hình thức doanh nghiệp.có khả năng trở thành cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong BMNN và các tổ chức khác của hệ thống chính trị Việt Nam; có khả năng phát triển để trở thành chuyên gia với các chức danh nghề nghiệp chuyên môn như: Quản tài viên; Kiểm soát viên; Hòa giải viên thương mại hay Trọng tài viên...

V

Ngôn ngữ Anh

 

Tiếng Anh tài chính kế toán

- Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận ngay công việc chuyên môn như: giảng viên tiếng Anh, biên phiên dịch viên, nhân viên quản lý dự án. Đồng thời, có thể làm các công việc thuộc lĩnh vực kinh tế - tài chính như: kế toán viên, nhân viên tài chính, kiểm soát viên tại các doanh nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.

- Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc chuyên môn tại các trường học; các công ty kiểm toán độc lập; các tổ chức tài chính - tín dụng; các cơ quan quản lý nhà nước như: các đơn vị hành chính, sự nghiệp Trung ương đến địa phương.

- Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội để phát triển trở thành các chuyên gia cung cấp dịch vụ dịch thuật, các dịch vụ kế toán kiểm toán và có khả năng hành nghề tại Việt Nam, các nước ASEAN và trên toàn thế giới; trở thành thành viên của các tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán của Việt Nam và các Hiệp hội nghề nghiệp uy tín trên thế giới.

- Sinh viên tốt nghiệp có thể làm giáo viên, giảng viên, nghiên cứu viên, biên - phiên dịch viên tại các Học viện, các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu về lĩnh vực tài chính, kế toán và kinh tế.

VI

Hệ thống thông tin quản lý

 

Tin học tài chính kế toán

- Chuyên viên tư vấn, triển khai hệ thống thông tin cho các doanh nghiệp.

- Chuyên viên tư vấn, triển khai các hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) cho các doanh nghiệp.

- Chuyên viên  phân tích hệ thống (System Analyst).

- Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business Analyst)

- Chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Analyst).

- Chuyên viên phân tích trí tuệ doanh nghiệp (BI- Business Intelligence).

- Chuyên viên phát triển hệ thống.

- Chuyên viên phát triển phần mềm (Software Developer).

- Chuyên viên phát triển web.

- Chuyên viên kiểm định nghiệp vụ phần mềm.

- Chuyên viên quản trị hệ thống công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp.

- Chuyên viên quản trị Cơ sở dữ liệu (DB Administrator).

- Chuyên viên quản trị hệ thống Web, Thương mại điện tử (Web Admin).

- Chuyên viên tại phòng công nghệ thông tin của các tổ chức tín dụng, tài chính, ngân hàng, doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp hoặc các vị trí liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin.

- Cán bộ, giảng viên tại các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học.

- Cán bộ, chuyên viên tại các cơ quan hành chính sự nghiệp

- Cán bộ nghiên cứu và ứng dụng công cụ tin học ở các viện nghiên cứu và chuyển giao quy trình, công nghệ thuộc lĩnh vực kinh tế, quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính ngân hàng, thương mại điện tử và các trường học.

Số lượt đọc: 9736

Login

Trụ sở: Số 58 Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 024 3836 2161 | Hotline: 0961 481 086 hoặc 0967 684 086 | E-mail: tuyensinh@hvtc.edu.vn
© 2020 Học viện Tài chính.