Hội thảo quốc tế SEDBM lần thứ 4, năm 2021: Đối diện với những vấn đề cấp thiết trong nước và trên thế giới
Ngày 24/9, từ điểm cầu tại trụ sở chính số 58 Lê Văn Hiến, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Học viện Tài chính phối hợp với Đại học Greenwich (Vương quốc Anh) và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo quốc tế thường niên với chủ đề: “Phát triển kinh tế và kinh doanh bền vững trong điều kiện toàn cầu hóa” trực tuyến kết hợp trực tiếp. Có có 131 bài kỷ yếu, 14 tham luận được trình bày tại Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến phản biện sâu sắc của các đại biểu trong và ngoài nước.
Tham dự Hội thảo, đồng chủ trì Hội thảo, có sự hiện diện của: PGS.,TS. Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS.,TS Bùi Văn Huyền – Viện trưởng Viện Kinh tế - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Nicholas Hand - Giám đốc quan hệ quốc tế, Đại học Greenwich - Vương quốc Anh.
Đại biểu tham dự trực tuyến
Về phía Học viện Tài chính, tham dự trực tiếp tại điểm cầu Học viện Tài chính, chủ trì hội thảo, có sự hiện diện của PGS.,TS. NGND. Nguyễn Trọng Cơ - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; PGS.,TS. NGƯT. Trương Thị Thủy - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện; PGS.,TS. NGƯT. Nguyễn Vũ Việt- Phó Giám đốc Học viện; TS. GVCC. Nguyễn Đào Tùng - Phó Giám đốc Học viện.
Chủ trì phiên hội thảo chuyên đề sâu, về phía Học viện Tài chính có sự hiện diện của PGS.,TS. Nguyễn Văn Dần – Trưởng khoa Kinh tế; PGS.,TS. Đào Thị Minh Thanh – trưởng khoa Quản trị kinh doanh; PGS.TS.Vũ Văn Ninh- Trưởng khoa Tài chính doanh nghiệp; PGS.,TS. Lê Xuân Trường – Trưởng khoa Ngân hàng- Bảo hiểm; PGS., TS. Mai Ngọc Anh – Trưởng khoa Kế toán; PGS.,TS. Ngô Thanh Hoàng – Trưởng Ban Quản lý khoa học; PGS.,TS. Phạm Thị Thanh Hòa; TS.Nguyễn Thị Hồng Vân; TS.Ngô Đức Tiến và PGS.,TS.Nguyễn Ngọc Toàn - Phó Viện Trưởng Viện kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Tham dự Hội thảo tại các điểm cầu trong và ngoài nước có sự hiện diện của GS.,TS. Sử Đình Thành - Hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP. HCM; Bà Khăm Sẻng Bualaphanh - Phó Giám đốc Học viện Kinh tế - Tài chính Lào; TS. John Bruce Wells, Chuyên gia kinh tế hàng đầu của Deloitte - Hoa Kỳ, Giám đốc Chương trình năng lượng phát thải thấp tại Việt Nam (V-LEEP II) thuộc cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và hàng trăm nhà khoa học đến từ các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu, các cơ quan thông tấn báo chí đã đến đưa tin về Hội thảo. Hội thảo còn được phát trực tiếp trên fanpage Học viện Tài chính.
PGS.,TS. NGND. Nguyễn Trọng Cơ - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Tài chính phát biểu
Phát biểu phiên Khai mạc vào buổi sáng, PGS.,TS. NGND. Nguyễn Trọng Cơ - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Tài chính đã chỉ rõ những vấn đề bức thiết, có ý nghĩa sống còn đối với mọi quốc gia, dân tộc trên hành tinh trong sự phát triển của nhân loại là sự phát triển một cách hài hòa giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế, phát triển xã hội trên cơ sở công bằng xã hội; phát triển con người và khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ, cải thiện môi trường sống. Phát triển bền vững là định hướng chiến lược của các quốc gia trên thế giới trong thời đại cách mạng khoa học - công nghệ, cũng như trong bối cảnh của quá trình toàn cầu hóa và chỉ rõ: Thế giới đang đứng trước nguy cơ đe dọa chưa từng có trong lịch sử làm thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh, thương mại và mọi mặt đời sống xã hội cùng với tương quan lực lượng đang chuyển dần sang cục diện mới, đặc biệt là đại dịch COVID-19 đã làm bộc lộ những điểm yếu của toàn cầu hóa với với sự gián gián đoạn và đứt gãy trong ngắn hạn một số chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam cần tiếp tục xu hướng đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển đổi số để đón đầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Sự quyết tâm, đồng thuận và nâng cao việc quản lý của nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế, khai thác sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường có tầm quan trọng đặc biệt, mang tính quyết định… PGS.,TS. NGN. Nguyễn Trọng Cơ chỉ rõ, đây cũng là những nội dung mà Hội thảo hướng đến nhằm tiếp cận, nhận diện và đề ra cũng như hướng đến giải quyết những thách thức cách thức giải quyết trên nhiều góc độ, cách tiếp cận khác nhau của các nhà khoa học tham gia Hội thảo.
PGS.,TS. Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu
PGS.,TS. Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong phát biểu tại phiên khai mạc cũng đã khẳng định những thách thức đặt ra, cũng là cơ hội cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay: Sự thay đổi về công nghệ, sự dịch chuyển cơ cấu các chuỗi cung ứng, thay đổi nhanh chóng nhu cầu tiêu dùng, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt do toàn cầu hóa, do biến đổi khí hậu, môi trường tạo, trong đó nhiều thách thức rủi ro khó lường – nhất là sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp phải điều chỉnh thích nghi và có giải pháp đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế và kinh doanh bền vững, vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường cho mục tiêu phát triển con người, an ninh con người, tự do con người, vì con người, đây là mục tiêu mà Đảng Công sản Việt Nam luôn luôn đề ra và hướng tới. PGS.TS. Hoàng Phúc Lâm cũng nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa quan trọng của Hội thảo trong hướng đến những vấn đề cấp bách này.
Keynote Speaker, TS.John Bruce Wells - Chuyên gia kinh tế hàng đầu của Deloitte, Kỳ, Giám đốc Chương trình năng lượng phát thải thấp tại Việt Nam (V-LEEP II) thuộc cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) trình bày bài báo qua trực tuyến
Trong phiên Hội thảo toàn thể thứ nhất, Keynote Speaker, TS.John Bruce Wells - Chuyên gia kinh tế hàng đầu của Deloitte, Hoa Kỳ, Giám đốc Chương trình năng lượng phát thải thấp tại Việt Nam (V-LEEP II) thuộc cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã trình bày về vai trò của Chương trình năng lượng phát thải thấp Việt Nam trong giải quyết vấn đề năng lượng sạch, bền vững tại Việt Nam và nghiên cứu về giới, sự tham gia của lao động nữ giúp gia tăng giá trị của doanh nghiệp với năng lực lao động và hiệu quả trường hợp nghiên cứu trong doanh nghiệp ngành năng lượng trong bối cảnh của toàn cầu hóa. Các thống kê trong nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra những ảnh hưởng tích cực của phụ nữ trong các doanh nghiệp và chỉ ra cách thức V-.LEEP II nâng cao vai trò của phụ nữ trong các doanh nghiệp thuộc khu vực năng lượng Việt Nam trong đó có hoạt động tập trung là: Nâng cao cơ hội và đào tạo cho các nữ doanh nhân trong doanh nghiệp năng lượng.
Keynote Speaker GS.,TS. Sử Đình Thành- Hiệu trưởng trường Đại học kinh tế TP.HCM
trình bày bài báo qua trực tuyến
Keynote Speaker GS.,TS. Sử Đình Thành - Hiệu trưởng trường Đại học kinh tế TP.HCM trình bày chủ đề: Năng lực của chính quyền địa phương và tăng trưởng TFP (Năng suất các nhân tố tổng hợp) với trường hợp nghiên cứu cụ thể ở các tỉnh thành Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra phân cấp tài khóa ở mức độ cao có quan hệ ngược chiều với tổng nhân tố sản xuất (TFP) và phân cấp tài khóa ở mức độ thấp có quan hệ ngược chiều với TFP. Do đó, cần thúc đẩy phân cấp tài khóa với nhiều chính sách bổ sung.
Chủ tọa phiên Chủ đề: Kế toán, kiểm toán, công nghệ, xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa (sử dụng tiếng Anh)
Tiếp theo phiên toàn thể thứ nhất, Hội thảo diễn ra với 2 phiên theo 2 chủ đề chuyên sâu với 2 phòng zoom độc lập, Chủ đề: Kế toán, kiểm toán, công nghệ, xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa (sử dụng tiếng Anh) với các Chủ tọa gồm các nhà khoa học của học viện Tài chính: PGS. TS. Lê Xuân Trường – Trưởng Khoa Ngân hàng- Bảo hiểm; PGS.TS Mai Ngọc Anh – Trưởng Khoa Kế toán; PGS., TS. Ngô Thanh Hoàng – Trưởng Ban Quản lý khoa học; TS. Nguyễn Thị Hồng Vân; TS. Ngô Đức Tiến; Phiên thứ hai sử dụng tiếng Việt với chủ đề “Tài chính, kinh doanh, hội nhập, phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa”, với Chủ tọa gồm 4 nhà khoa học của Học viện Tài chính: PGS.,TS. Nguyễn Văn Dần – Trưởng Khoa Kinh tế; PGS., TS. Đào Thị Minh Thanh – Trưởng khoa Quản trị kinh doanh; PGS. TS Vũ Văn Ninh- Trưởng khoa Tài chính Doanh nghiệp; PGS., TS. Phạm Thị Thanh Hòa và PGS., TS. Nguyễn Ngọc Toàn - Phó Viện Trưởng Viện kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Chủ tọa phiên Chủ đề “Tài chính, kinh doanh, hội nhập, phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa”
Trong phiên toàn thể thứ 2, đại biểu được nghe phần trình bày của TS. Nicholas Hand - Giám đốc Quan hệ quốc tế , Đại học Greenwich (Vương quốc Anh) và phần trình bày của PGS. TS. Nguyễn Ngọc Toàn - Phó viện Trưởng Viện Kinh tế - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
TS. Nicholas Hand - Giám đốc Quan hệ quốc tế, Đại học Greenwich (Vương quốc Anh) trình bày tham luận
TS. Nicholas Hand đã nhấn mạnh quan hệ đối tác giữa Học viện Tài chính và Đại học Greenwich không chỉ đơn thuần là sự hợp tác trong các chương trình cấp bằng học thuật với sự liên kết đào tạo mà còn được thực hiện sâu rộng, thúc đẩy sự hợp tác trong NCKH bằng việc tổ chức các lần Hội thảo SEDBM. Thông qua đó, với việc cùng hướng đến giải quyết các vấn đề chung, mang tính toàn cầu và cũng có thể mở ra cơ hội thực sự ở cả hai Quốc gia.
PGS., TS. Nguyễn Ngọc Toàn - Phó viện Trưởng Viện Kinh tế - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trình bày tham luận
PGS.,TS. Nguyễn Ngọc Toàn nêu vấn đề về ảnh hưởng của hối lộ tới sự phát triển của của doanh nhỏ và vừa của Việt Nam. Nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng tiêu cực của hối lộ tới tăng trưởng doanh thu, năng suất lao động và sự đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong nội dung trình bày, PGS., TS. Nguyễn Ngọc Toàn chỉ rõ: Thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam còn tương đối thấp, nhất là khu vực công so với các nước trong khu vực. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới hành vi tham ô, tham nhũng nhằm tăng thu nhập cá nhân.
14 bài tham luận được trình bày tại Hội thảo đã có những phát hiện và đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách hiện nay về môi trường, năng lượng trên thế giới cũng như những vấn đề về tầm vĩ mô về Kinh tế ở Việt Nam trong như: Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế tuần hoàn nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững ở Việt Nam; Nghiên cứu các nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến nợ công ở Việt Nam và một số giải pháp đề xuất; Các nhân tố ảnh hưởng đến đô thị hóa bền vững ở Việt Nam hay tác động của việc tiêu thụ năng lượng khí thải CO2 ở Việt Nam với vấn đề tiêu thụ năng lượng tái tạo và phát triển tài chính hoặc đưa ra một số kiến nghị trong việc lựa chọn mở rộng cơ sở thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam… Bên cạnh đó, nhiều tham luận đã đề cập giải quyết những vấn đề cụ thể theo từng địa phương như việc huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch ở tỉnh Nghệ An hoặc những tác động của dịch bệnh COVID -19 ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm nhân thọ; Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ tiền điện tử của khách hàng Hà Nội hay nghiên cứu các nhận tố ảnh hưởng tớ phát triển bền vững tại các công ty sản xuất nhựa Việt Nam…
Tại Hội thảo, 05 bài viết xuất sắc nhất - Best Paper đã được công bố trao giải.
PGS.,TS. NGƯT. Trương Thị Thủy - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Tài chính kết luận hội thảo
Kết luận Hội thảo, PGS.,TS. NGƯT. Trương Thị Thủy - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Tài chính nhấn mạnh: Hội thảo đã thu hút sự tham dự và quan tâm của hàng trăm nhà khoa học từ các trường đại học, học viện trong và ngoài nước cũng như sự quan tâm theo dõi của đông đảo sinh viên Học viện Tài chính. 131 bài kỷ yếu là những bài viết được chọn lọc, có chất lượng cao, bao quát những vấn đề nổi bật, sự quan tâm hiện nay. Các bài thảo luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu đa dạng, dựa trên cả dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. 14 bài trình bày trực tiếp tại Hội thảo đã nhận được rất nhiều câu hỏi từ các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên và những người quan tâm. Qua tổng kết đánh giá các bài nghiên cứu, Hội đồng nghiên cứu chuyên môn Hội thảo đã chọn và trao giải 05 bài viết xuất sắc nhất. Đây là những bài viết có phương pháp nghiên cứu khoa học, nội dung nghiên cứu sâu và gợi mở nhiều. PGS.TS. NGƯT. Trương Thị Thủy cũng mong muốn các tác giả theo dõi và tiếp tục trả lời các câu hỏi hỏi đặt ra trực tiếp trên ô chát phòng zoom Hội thảo và trên fanpage Học viện Tài chinh. Trên cơ sở các vấn đề được tổng hợp, tạo lập các nhóm nghiên cứu của các nhà khoa học để tiếp tục phát triển các sản phẩm nghiên cứu khoa học (các bài báo, các công trình NCKH tiếp tục làm sáng tỏ hơn) các vấn đề mà các nhà khoa học đã đặt ra, gợi mở.
Qua các lần tổ chức Hội thảo quốc tế, nhất là 4 lần tổ chức hội thảo SEDBM, Học viện đã khẳng định được năng lực tổ chức Hội thảo quốc tế cũng như năng lực của các nhà khoa học Học viện Tài chính nói riêng, Việt Nam nói chung. Thông qua đó, Học viện Tài chính khẳng định khả năng đáp ứng về hạ tầng, công nghệ hiện đại trong việc tổ chức các hoạt động NCKH, đào tạo cũng như hợp tác quốc tế qua trực tuyến cũng như trực tiếp. Đặc biệt, năm 2021, mặc dù dịch bệnh COVID - 19 đang diễn biến phức tạp, khó lường nhưng với sự chuẩn bị chu đáo và cách làm sáng tạo, Học viện Tài chính vẫn tiếp tục phối hợp với Đại học Greenwich, Vương quốc Anh, Viện kinh tế thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức thành công Hội thảo lần thứ 4.
Một số hình ảnh khác
Đại biểu tham dự Hội thảo trực tiếp và trực tuyến