Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp tại Học viện Tài chính - Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thời đại công nghệ số
Đặc biệt, trong bối cảnh thời đại công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay - thời đại ứng dụng công nghệ mới, dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật, điện toán đám mây…, chuyên ngành Kế toán Doanh nghiệp - Học viện Tài chính đã rất nhiều cố gắng trong việc điều chỉnh chương trình giảng dạy, cải thiện môi trường và phương pháp đào tạo kết hợp với sự quyết tâm của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhằm nhằm đạt được mục tiêu đào tạo chuẩn đầu ra, đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Cũng giống như các chuyên ngành khác của Học viện Tài chính, mục tiêu chung của chuyên ngành Kế toán Doanh nghiệp là đào tạo ra các cử nhân kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, quản trị kinh doanh; có trình độ công nghệ thông tin và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc; có kiến thức chuyên sâu về kế toán, kiểm toán, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh; có khả năng hoạch định chính sách kế toán, kiểm toán và giải quyết các vấn đề về tài chính, kế toán, kiểm toán. Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân có thể làm tốt các công việc kế toán, kiểm toán trong các tổ chức kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp; làm việc tại các bộ phận chức năng về kế toán kiểm toán ở các bộ, ngành hoặc giảng dạy, nghiên cứu về kế toán, kiểm toán cũng như cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán.
Mục tiêu cụ thể (Kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm, vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp, trình độ ngoại ngữ, tin học):
Về kiến thức
- Hiểu biết và vận dụng kiến thức nền tảng về toán học, tin học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, chính trị, pháp luật vào nghề nghiệp và cuộc sống;
- Áp dụng kiến thức cơ sở về kinh tế, tài chính và kế toán làm tiền đề giải quyết các vấn đề về kinh tế và quản trị doanh nghiệp.
- Áp dụng kiến thức chuyên sâu về kế toán giải quyết các vấn đề thực tiễn tại doanh nghiệp.
Về kỹ năng
- Kỹ năng nghề nghiệp: Có kỹ năng cơ bản về tài chính, kế toán, kiểm toán và chuyên sâu về kế toán gồm: Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng hoạch định, kỹ năng tổ chức điều hành, Kỹ năng phân tích và giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyên ngành, kĩ năng tự kiểm tra, giám sát chuyên môn và kĩ năng tổ chức công tác kế toán trong đơn vị kế toán.
- Kỹ năng mềm: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết trình và giao tiếp; Kỹ năng hỏi, kỹ năng trả lời, kỹ năng tư vấn, kỹ năng viết, kỹ năng tự học và tự nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên ngành; kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng tin học đáp ứng yêu cầu của công việc kế toán, tài chính trong doanh nghiệp.
- Kỹ năng cứng: kỹ năng tư duy chiến lược tốt; Có kỹ năng sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp, đọc và hiểu được tài liệu Tiếng Anh cần thiết thuộc chuyên ngành nhằm đáp ứng yêu cầu của DN trong nước và quốc tế; kỹ năng nghiệp vụ về chuyên ngành; kỹ năng nhân sự nhằm khai thác tối đa khả năng nguồn nhân lực để đạt mục tiêu của DN; Sử dụng thành thạo các phần mềm có liên quan để phục vụ cho quá trình tác nghiệp chuyên môn kế toán, tài chính.
Về thái độ
- Tin tưởng và chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Nội quy, quy chế của đơn vị; Có ý thức kỷ luật tốt,..
- Có trách nhiệm nghề nghiệp cao: có ý thức công dân, phẩm chất đạo đức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp tốt, có trách nhiệm đối với công việc và khả năng học tập suốt đời. Có tinh thần cầu thị, chủ động sáng tạo; có năng lực hợp tác trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, quan tâm đến sự phát triển của tổ chức; trung thực, khách quan, tự tin và bản lĩnh.
Về vị trí/chức danh làm việc sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp của Học viện Tài chính sau khi ra trường có thể làm việc tại các vị trí sau:
- Có thể đảm nhận ngay công việc chuyên môn như: kế toán viên, nhân viên tài chính, kiểm soát viên tại các doanh nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.
- Có thể làm việc chuyên môn tại Kiểm toán nhà nước; các công ty kiểm toán độc lập; các tổ chức tài chính - tín dụng; các cơ quan quản lý nhà nước như: Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan; các Tổng cục, cục, vụ thuộc các Bộ; các đơn vị hành chính, sự nghiệp Trung ương đến địa phương.
- Có thể làm giảng viên, nghiên cứu viên chuyên môn về kế toán doanh nghiệp tại các Học viện, các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu về lĩnh vực tài chính, kế toán và kinh tế.
- Có thể làm việc tại các công ty thiết kế phần mềm về kế toán, quản trị doanh nghiệp
- Có khả năng khởi nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán, tư vấn kế toán, tài chính, thuế cho các doanh nghiệp.
Khả năng học tập nâng cao trình độ của người học sau khi tốt nghiệp
- Có khả năng tiếp tục học tập ở bậc cao hơn trong nước và các cơ sở đào tạo nước ngoài.
- Có khả năng tự học, tự cập nhật kiến thức mới phục vụ công tác chuyên môn.
Về trình độ ngoại ngữ, tin học
Trình độ ngoại ngữ của sinh viên hệ chính quy đạt 450 TOEIC hoặc tương đương đối với các khóa tuyển sinh từ năm 2016-2018; đạt trình độ bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam theo thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 21/01/2014 hoặc tương đương đối với các khóa tuyển sinh từ năm 2019.
Kỹ năng tin học: Sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành phải đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo Khoản 1, điều 2 thông tư 03/2014/TT-BTTTT (gồm các mô đun cụ thể sau: (i) Hiểu biết về CNTT cơ bản; (ii) Sử dụng máy tính cơ bản; (iii) Xử lý văn bản cơ bản; (iv) Sử dụng bảng tính cơ bản; (v) Sử dụng trình chiếu cơ bản; (vi) Sử dụng Internet cơ bản) hoặc các chứng chỉ tương đương và áp dụng đối với các khóa tuyển sinh từ năm 2017; có kĩ năng sử dụng các phần mềm trong công tác chuyên môn kế toán, kiểm toán.
CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (Theo Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 và theo quy định của Học viện Tài chính)
Sinh viên được đào tạo chuyên ngành Kế toán Doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ đạt chuẩn đầu ra về chuyên môn như sau:
Về kiến thức:
Kiến thức giáo dục đại cương
- Vận dụng được các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ chương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào nghề nghiệp cuộc sống.
- Nắm vững những kiến thức cơ bản về Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn để ứng dụng nghiên cứu, giải quyết các vấn đề của tổ chức.
- Nhận thức được thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn, đánh giá được các hiện tượng một các logic và tích cực.
- Nắm vững những nội dung cơ bản về công tác quốc phòng – an ninh của Việt Nam trong điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước.
- Vận dụng được một số kiến thức cơ bản về thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe
Kiến thức cơ sở khối ngành
- Nắm bắt được những nội dung lý thuyết cơ bản của nguyên lý kinh tế học, các vấn đề chính sách liên quan đến hoạt động của từng thị trường trong việc ra quyết định của các chủ thể kinh tế, giải thích được một số vấn đề kinh tế cụ thể mà thực tiễn đặt ra
- Nhận thức được được bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế, nghiên cứu các hoạt động của nền kinh tế dưới góc độ tổng thể, đề cập đến các vấn đề kinh tế diễn ra hàng ngày cùng các chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước, đồng thời giải thích được một số vấn đề kinh tế cụ thể mà thực tiễn đặt ra
Kiến thức ngành và chuyên ngành
- Hiểu và vận dụng các kiến thức ngành: tài chính doanh nghiệp, thống kê doanh nghiệp để nắm bắt được cơ chế vận hành của doanh nghiệp, đo lường, đánh giá được các hoạt động của doanh nghiệp; Hiểu và vận dụng các kiến thức về kế toán tài chính, kế toán quản trị, kiến thức về tổ chức công tác kế toán và kiểm toán căn bản;
- Vận dụng những kiến thức đã học liên quan đến chuyên ngành như: kế toán tài chính, kế toán quản trị, kiểm toán trong các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp đặc thù; Nắm vững kiến thức thực tiễn về các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp và những vấn đề tài chính, kế toán phát sinh hiện tại và dự báo trong tương lai .
- Hiểu và vận dụng các kiến thức bổ trợ cho ngành kế toán, gồm kiến thức về quản trị doanh nghiệp; kiến thức về tài chính; nghiệp vụ ngân hàng tài chính, thị trường tài chính; kiến thức cơ bản về nghiệp vụ hải quan để phân tích, đánh giá và tổng hợp, xử lý một vấn đề nghiên cứu và thực tiễn cụ thể trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán doanh nghiệp.
Về kỹ năng:
Kỹ năng cứng
- Có kỹ năng phát hiện, xử lý các vấn đề chuyên môn thuộc lĩnh vực kế toán, kiểm toán và lĩnh vực có liên quan.
- Có kỹ năng đánh giá, phản biện các vấn đề chuyên môn liên quan đến lĩnh vực kế toán, kiểm toán .
- Có kỹ năng tham mưu, tư vấn chuyên môn liên quan đến lĩnh vực kế toán, kiểm toán .
- Kỹ năng hoạch định, tổ chức bộ phận kế toán và có kĩ năng khởi nghiệp trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán, tư vấn tài chính và các lĩnh vực liên quan.
Kỹ năng mềm
- Có kỹ năng giao tiếp, truyền đạt và thuyết trình các vấn đề
- Có kỹ năng làm việc nhóm và thuyết lập, duy trì các mối quan hệ
- Có kỹ năng làm việc độc lập, tự học và sáng tạo, làm việc có kế hoạch và khoa học.
- Kỹ năng ngoại ngữ: Trình độ ngoại ngữ của sinh viên hệ chính quy đạt 450 TOEIC hoặc tương đương đối với các khóa tuyển sinh từ năm 2016-2018; đạt trình độ bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam theo thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 21/01/2014 hoặc tương đương đối với các khóa tuyển sinh từ năm 2019.
- Kỹ năng tin học: Sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành phải đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo Khoản 1, điều 2 thông tư 03/2014/TT-BTTTT (gồm các mô đun cụ thể sau: (i) Hiểu biết về CNTT cơ bản; (ii) Sử dụng máy tính cơ bản; (iii) Xử lý văn bản cơ bản; (iv) Sử dụng bảng tính cơ bản; (v) Sử dụng trình chiếu cơ bản; (vi) Sử dụng Internet cơ bản) hoặc các chứng chỉ tương đương và áp dụng đối với các khóa tuyển sinh từ năm 2017; có kĩ năng sử dụng các phần mềm trong công tác chuyên môn kế toán, kiểm toán..
Về thái độ
- Có ý thức công dân, chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ chương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
- Có tinh thần cầu thị, trung thực, khách quan và công tâm khi giải quyết công việc; Tự tin và kiên trì theo đuổi mục tiêu.
Về trách nhiệm
- Có trách nhiệm đối với công việc, tổ chức và xã hội đáp ứng các chuẩn mực đạo đức của chung và đạo đức nghề nghiệp của người làm kế toán, kiểm toán; có tác phong làm việc khoa học, thái độ làm việc đúng đắn; Ý thức tổ chức kỷ luật cao.
- Tuân thủ chuẩn mực đạo đức chung về nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực kế toán, kiểm toán; có tác phong làm việc khoa học, ý thức tổ chức kỉ luật cao.
Sự phát triển của công nghệ số nói chung và cách mạng công nghiệp 4.0 nói riêng tác động đến hầu hết mọi khía cạnh của kế toán, trong đó phải kể đến quy trình kế toán của doanh nghiệp, từ đó, đòi hỏi trình độ chuyên môn, trình độ công nghệ của cán bộ kế toán phải thay đổi để theo kịp sự phát triển đó bằng việc nỗ lực học tập không ngừng, học đi đôi với thực hành. Để giúp các sinh viên có được những trải nghiệm thực tế và cơ hội học thêm các kỹ năng mềm, bên cạnh chương trình học chính khóa, Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp còn mang đến cho các sinh viên cơ hội tiếp cận thực tế thông qua các hoạt động ngoại khóa như:
- Tổ chức mời các báo cáo viên đang công tác tại các doanh nghiệp theo từng chủ đề sinh viên đăng ký để báo cáo thực tế.
- Tổ chức thường niên cuộc thi tìm hiểu về Bạn là Kế toán trưởng tương lai.
- Tổ chức Hội thảo khoa học sinh viên định kỳ.
- Phối với CLB A&A tổ chức cuộc thi về Kế toán, Kiểm toán.
Tọa đàm theo chuyên đề với các doanh nghiệp - Một trong những hoạt động định kỳ của Khoa Kế toán
Cuộc thi "Bạn là kế toán trưởng tương lai" - Hoạt động chuyên môn thường niên của sinh viên Khoa Kế toán
Đội ngũ "Kế toán trưởng tương lai" - Nòng cốt của nguồn nhân lực cán bộ tài chính, kế toán của quốc gia
Báo cáo thực tế cho sinh viên - Hoạt động định kỳ giúp sinh viên rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết với thực hành
"Ngày hội kỹ năng mềm và tiếp cận thực tế cho sinh viên Khoa Kế toán" - Hoạt động thực tế thu hút sự quan tâm
và yêu thích của đông đảo các bạn sinh viên
Có thể thấy rằng, Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp đã có những nỗ lực trong đào tạo theo quan điểm đào tạo xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, chú trọng xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với xu thế thế giới, phù hợp với chương trình đào tạo của các hội nghề nghiệp nhằm hướng tới sự thừa nhận lẫn nhau giữa các cơ sở đào tạo về chuyên môn và bằng cấp, chứng chỉ. Bên cạnh đó, việc thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa học viện với các doanh nghiệp, các tổ chức đã giúp cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu được gắn kết, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo và thực tiễn nhằm đáp ứng tốt yêu cầu về nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán cho công tác quản lý kinh tế thời đại chuyển đổi số như hiện nay.