Đóng
DANH MỤC CHÍNH
Hoạt động qua ảnh
Ảnh-20-03-2023-11-img0 Ảnh-17-03-2023-15-img0 Ảnh-17-03-2023-14-img0 Ảnh-17-03-2023-14-img1 Ảnh-17-03-2023-14-img2 Ảnh-17-03-2023-14-img0 Ảnh-22-11-2017-15-img0 Ảnh-22-11-2017-15-img0 Ảnh-22-11-2017-15-img2 Ảnh-22-11-2017-15-img3
Thông báo
Thứ tư, 24/07/2024 - 10:39

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp Học viện Tài chính

 

CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TẠI HỌC VIỆN TÀI CHÍNH – ĐỔI MỚI, THÍCH ỨNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ

                                                      Bộ môn Kế toán Tài chính, Bộ môn kế toán Quản trị

Cùng với sự hình thành và phát triển của Trường Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính) gần 60 năm qua, chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp luôn có nhiều nỗ lực và đóng góp trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ kế toán, kiểm toán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, kỹ năng làm việc thành thạo và đạo đức nghề nghiệp vững vàng. Đặc biệt, trong bối cảnh thời đại công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay - thời đại ứng dụng công nghệ mới, dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật, điện toán đám mây…, chuyên ngành Kế toán Doanh nghiệp - Học viện Tài chính đã rất nhiều cố gắng trong việc điều chỉnh chương trình giảng dạy, cải thiện môi trường và phương pháp đào tạo kết hợp với sự quyết tâm của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhằm nhằm đạt được mục tiêu đào tạo chuẩn đầu ra, đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay.

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

Mục tiêu chung: Đào tạo cử nhân ngành Kế toán, chuyên ngành kế toán doanh nghiệp có phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm với xã hội, nắm vững các kiến thức cơ bản và toàn diện về chính trị - kinh tế - xã hội; có trình độ công nghệ thông tin và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Người học sau khi tốt nghiệp nắm vững kiến thức cơ bản về tài chính, kinh doanh, quản lý kinh tế; có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp thuộc ngành Kế toán; có tư duy sáng tạo và logic; nghiên cứu độc lập, phân tích, đánh giá và hoạch định chính sách liên quan đến kế toán; có khả năng giải quyết các vấn đề liên quan về tài chính, kế toán; có kỹ năng thực hành chuyên môn thành thạo về Kế toán doanh nghiệp; có tính kỷ luật tốt và tác phong chuyên nghiệp, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp; có các kỹ năng cần thiết để thực hiện các nghiệp vụ về kế toán; có khả năng thích ứng nhanh với môi trường làm việc trong nước và quốc tế.

Mục tiêu cụ thể (Kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm, vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp, trình độ ngoại ngữ, tin học):

Về kiến thức:

M1: Hiểu và vận dụng được kiến thức nền tảng về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học chính trị, pháp luật vào nghề nghiệp và cuộc sống.

M2: Có kiến thức nền tảng về Kế toán để vận dụng và giải quyết tốt các vấn đề cơ bản về quản lý kinh tế, quản trị đơn vị trong môi trường làm việc thực tế.

M3: - Có kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết sâu rộng về chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp.

        - Vận dụng tốt kiến thức về chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp để thực hiện các công vệc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính, kinh doanh và các lĩnh vực liên quan khác. Cung cấp thông tin phù hợp để tham mưu, tư vấn cho các nhà quản trị ra quyết định tối ưu.

Về kỹ năng:

M4:  - Có kỹ năng nhận diện, phát hiện, thu thập, phân tích, xử lý thông tin; kỹ năng tổng hợp, đánh giá, phản biện; kỹ năng hoạch định, tổ chức điều hành; kỹ năng tự kiểm tra, giám sát chuyên môn; kỹ năng tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp; kỹ năng tham mưu, tư vấn chuyên môn cho các chủ thể quản lý liên quan đến lĩnh vực Kế toán doanh nghiệp nói riêng, ngành Kế toán nói chung và các lĩnh vực khác.

- Có kỹ năng khởi nghiệp và tạo việc làm cho người lao động.

M5: - Có kỹ năng sử dụng, vận dụng tốt Tiếng Anh và Tin học cơ bản trong công tác, chủ động và tự tin trong việc ra quyết định về chuyên môn.

- Có kỹ năng sử dụng thành thạo phương tiện và vận hành hệ thống phần mềm hỗ trợ phục vụ công việc kế toán doanh nghiệp.

M6: Có kỹ năng truyền đạt vấn đề; kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề phức tạp và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi.

Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

M7: Tin tưởng và chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nội quy, quy chế của đơn vị; Có ý thức kỷ luật tốt,..

M8: Có trách nhiệm đối với công việc, tổ chức và xã hội; tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; có tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp, tính kỉ luật cao; chủ động, sẵn sáng hội nhập thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Về vị trí/chức danh làm việc sau khi tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp của Học viện Tài chính có thể làm việc tại các vị trí sau:

- Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp có cơ hội và có khả năng đảm nhận các công việc chuyên môn được đào tạo về lĩnh vực Kế toán doanh nghiệp và các lĩnh vực khác thuộc ngành Kế toán trong các công ty, tổ chức, tập đoàn trong nước và quốc tế cũng như trong các cơ quan Nhà nước; cụ thể:

+ Có thể đảm nhận ngay công việc chuyên môn như: kế toán viên, nhân viên tài chính, kiểm soát viên tại các doanh nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.

+ Có thể làm việc chuyên môn tại Kiểm toán nhà nước; các công ty kiểm toán độc lập; các tổ chức tài chính-tín dụng; các cơ quan quản lý nhà nước như: Bộ TC, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan; các Tổng cục, cục, vụ thuộc các Bộ; các đơn vị hành chính, sự nghiệp TW đến địa phương.

+ Có thể làm việc tại các công ty thiết kế phần mềm về kế toán, quản trị doanh nghiệp

Khả năng học tập nâng cao trình độ của người học sau khi tốt nghiệp

- Có khả năng tiếp tục học tập ở bậc cao hơn trong nước và các cơ sở đào tạo nước ngoài.

- Có khả năng tự học, tự cập nhật kiến thức mới phục vụ công tác chuyên môn.

- Có khả năng tham gia các kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề chuyên nghiệp về kế toán – kiểm toán trong nước và quốc tế.Về trình độ ngoại ngữ, tin học

- Trình độ ngoại ngữ: Đạt bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014.

- Trình độ tin học: Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo khoản 1, điều 2, Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/03/2014.

CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

            Sinh viên được đào tạo chuyên ngành Kế toán Doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ đạt chuẩn đầu ra về chuyên môn như sau:

Về kiến thức:

Kiến thức giáo dục đại cương

R1: Vận dụng được các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ chương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tế.

R2: Nắm vững những kiến thức cơ bản về Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn để vận dụng nghiên cứu, giải quyết các vấn đề phát sinh thuộc phạm vi công việc được giao.

R3: Trang bị thế giới quan, nhân sinh quan theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, có quan điểm và nguyên tắc phân tích, đánh giá các hiện tượng kinh tế, chính trị, xã hội một các logic, khách quan, tích cực và tiến bộ.

R4: Nắm vững những nội dung cơ bản về giáo dục QP-AN của Việt Nam trong điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước.

R5: Vận dụng tốt kiến thức cơ bản về giáo dục thể chất, rèn luyện, nâng cao thể lực đáp ứng tốt yêu cầu học tập và làm việc trong bối cảnh hội nhập lao động quốc tế.

R6: Sinh viên nắm bắt được những nội dung lý thuyết cơ bản của nguyên lý kinh tế học, các vấn đề chính sách liên quan đến hoạt động của từng thị trường trong việc ra quyết định của các chủ thể kinh tế, giải thích được một số vấn đề kinh tế cụ thể mà thực tiễn đặt ra.

R7: Sinh viên thấy được bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế, nghiên cứu các hoạt động của nền kinh tế dưới góc độ tổng thể, đề cập đến các vấn đề kinh tế diễn ra hàng ngày cùng các chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước, đồng thời giải thích được một số vấn đề kinh tế cụ thể mà thực tiễn đặt ra.

Kiến thức ngành và chuyên ngành

R8: - Hiểu biết đầy đủ bản chất các quy luật kinh tế - tài chính trong nền kinh tế, đặc biệt là quy luật về sự cân đối giữa tài sản và nguồn vốn trong nền kinh tế.

- Nắm vững cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước và vận dụng kiến thức chuyên môn phù hợp vào thực tiễn.

- Có khả năng phân tích dữ liệu, đánh giá, dự báo, quản lý, quản trị các vấn đề trong lĩnh vực Kế toán để nắm bắt được cơ chế vận hành của doanh nghiệp, đo lường, đánh giá được các hoạt động của doanh nghiệp; vận dụng tốt các kiến thức cơ bản về kế toán tài chính, kế toán quản trị và kiểm toán căn bản. Có khả năng tự cập nhật những vấn đề mới và những thay đổi trong các lĩnh vực kế toán-kiểm toán nói chung để phục vụ cho công tác chuyên môn.

R9: Nắm vững đầy đủ, toàn diện và hệ thống các kiến thức bổ trợ chuyên ngành và có khả năng tự cập nhật kiến thức để phân tích dữ liệu, đánh giá, dự báo, quản lý, quản trị các vấn đề trong lĩnh vực khác như: kinh tế, tài chính- ngân hàng, quản trị kinh doanh, hệ thống thông tin quản lý.

R10: - Có kiến thức tổng hợp, toàn diện và hệ thống kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp.

         - Có kiến thức cơ bản và nắm vững kiến thức được đào tạo, tự cập nhật các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực Kế toán doanh nghiệp, ngành Kế toán và các lĩnh vực khác.

         - Sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật, phần mềm chuyên dùng phục vụ công việc được đảm nhận.

Về kỹ năng:

Kỹ năng cứng

R11: Có kỹ năng phát hiện, xử lý các vấn đề liên quan đến chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp.

R12: Có kỹ năng đánh giá, phản biện các vấn đề chuyên môn liên quan đến chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp.

R13: Có kỹ năng tham mưu, tư vấn chuyên môn liên quan đến chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp.

R14: Có kỹ năng khởi nghiệp và tạo việc làm cho người khác trong ngành Kế toán, lĩnh vực Kế toán doanh nghiệp hoặc các lĩnh vực liên quan khác.

R15: Trình độ ngoại ngữ của sinh viên hệ chính quy đạt trình độ bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 hoặc tương đương.

R16: Sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành phải đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo Khoản 1, điều 2, Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 (gồm các modul cụ thể sau: (i) Hiểu biết về CNTT cơ bản; (ii) Sử dụng máy tính cơ bản; (iii) Xử lý văn bản cơ bản; (iv) Sử dụng bảng tính cơ bản; (v) Sử dụng trình chiếu cơ bản; (vi) Sử dụng Internet cơ bản) hoặc các chứng chỉ tương đương. Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dùng cho công tác chuyên môn kế toán, kiểm toán, tài chính.

Kỹ năng mềm

R17: Có kỹ năng truyền đạt vấn đề: giao tiếp và thuyết trình, ứng xử, soạn thảo văn bản…

R18: Có kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề phức tạp: làm việc nhóm; làm việc độc lập; và thiết lập duy trì các mối quan hệ để giải quyết tốt công việc liên quan…

R19: Có kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi: tự học và sáng tạo; tiếp cận và khai thác các nguồn thông tin, hệ thống các văn bản pháp luật phục vụ công việc chuyên môn…

Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

Về năng lực tự chủ

R20: Có ý thức, trách nhiệm công dân, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.

R21: Có đạo đức tốt, trung thực, khách quan và công tâm khi giải quyết công việc; Tự tin và kiên trì theo đuổi mục tiêu.

Về  trách nhiệm

R22: Có trách nhiệm đối với công việc, tổ chức và xã hội.

R23: Tuân thủ chuẩn mực đạo đức chung về nghề nghiệp. Có tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp, tính kỷ luật cao. Chủ động, sẵn sàng hội nhập thị trường lao động khu vực và quốc tế.

Sự phát triển của công nghệ số nói chung và cách mạng công nghiệp 4.0 nói riêng tác động đến hầu hết mọi khía cạnh của kế toán, trong đó phải kể đến quy trình kế toán của doanh nghiệp, từ đó, đòi hỏi trình độ chuyên môn, trình độ công nghệ của cán bộ kế toán phải thay đổi để theo kịp sự phát triển đó bằng việc nỗ lực học tập không ngừng, học đi đôi với thực hành. Để giúp các sinh viên có được những trải nghiệm thực tế và cơ hội học thêm các kỹ năng mềm, bên cạnh chương trình học chính khóa, Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp còn mang đến cho các sinh viên cơ hội tiếp cận thực tế thông qua các hoạt động ngoại khóa như:

  • Tổ chức mời các báo cáo viên đang công tác tại các doanh nghiệp theo từng chủ đề sinh viên đăng ký để báo cáo thực tế.
  • Tổ chức thường niên cuộc thi tìm hiểu về Bạn là Kế toán trưởng tương lai. Hơn thế nữa tổ chức cuộc thi DAMC-  Chuyển đổi số trong kế toán. Đây là một cuộc thi Mô hình chuyển đổi số trong kế toán, hướng tới khơi dậy niềm đam mê và khả năng sáng tạo vượt trội của sinh viên kwws toán trong thời kỳ chuyển đổi số.
  • Tổ chức Hội thảo khoa học sinh viên định kỳ.
  • Phối với CLB A&A tổ chức cuộc thi về Kế toán, Kiểm toán.

Một số hình ảnh hoạt động của sinh viên khoa Kế toán, Học viện Tài chính:

Tọa đàm theo chuyên đề với các doanh nghiệp - Một trong những hoạt động định kỳ của Khoa Kế toán

Cuộc thi "Bạn là kế toán trưởng tương lai" - Hoạt động chuyên môn thường niên của sinh viên Khoa Kế toán

Đội ngũ "Kế toán trưởng tương lai" - Nòng cốt của nguồn nhân lực cán bộ tài chính, kế toán của quốc gia

Báo cáo thực tế cho sinh viên - Hoạt động định kỳ giúp sinh viên rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết với thực hành

"Ngày hội kỹ năng mềm và tiếp cận thực tế cho sinh viên Khoa Kế toán" - Hoạt động thực tế thu hút sự quan tâm

và yêu thích của đông đảo các bạn sinh viên

Lễ tốt nghiệp của sinh viên Khoa Kế toán

Chung kết cuộc thi “Mô hình chuyển đổi số Kế toán” – Một trong những hoạt động tiêu biểu của sinh viên khoa Kế toán

 Chung kết cuộc thi “Mô hình chuyển đổi số Kế toán” – Một trong những hoạt động tiêu biểu của sinh viên khoa Kế toán

Sinh viên tham gia Hội thảo NCKH sinh viên thường niên

+ Có thể làm việc tại các công ty thiết kế phần mềm về kế toán, quản trị doanh nghiệp

   Sinh viên tham gia cuộc thi “IFRS Challenge”

Có thể thấy rằng, Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp đã có những nỗ lực trong đào tạo theo quan điểm đào tạo xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, chú trọng xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với xu thế thế giới, phù hợp với chương trình đào tạo của các hội nghề nghiệp nhằm hướng tới sự thừa nhận lẫn nhau giữa các cơ sở đào tạo về chuyên môn và bằng cấp, chứng chỉ. Bên cạnh đó, việc thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa học viện với các doanh nghiệp, các tổ chức đã giúp cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu được gắn kết, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo và thực tiễn nhằm đáp ứng tốt yêu cầu về nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán cho công tác quản lý kinh tế thời đại chuyển đổi số như hiện nay.

 

 

 

 

 

 

Số lần đọc: 31
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin hoạt động  |  Thông báo  |  Ảnh hoạt động  |  Liên hệ  |  Trang TT HVTC
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA KẾ TOÁN
© Cơ quan chủ quản: Học viện Tài chính
Chịu trách nhiệm chính: Ths. Ngô Vút Bổng - Phó Giám đốc (PT) Trung tâm Thông tin
Địa chỉ: 53E, Phan Phù Piên - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: (04)37.338.680 37.338.681 37.338.682 Fax: :(04)37.304.320.
E-mail: | Website: http://www.hvtc.edu.vn/khoaketoan
Phát triển bởi Công ty TNHH Phần mềm Hoàng Hà