Đóng
DANH MỤC CHÍNH
Hoạt động qua ảnh
Ảnh-20-03-2023-11-img0 Ảnh-17-03-2023-15-img0 Ảnh-17-03-2023-14-img0 Ảnh-17-03-2023-14-img1 Ảnh-17-03-2023-14-img2 Ảnh-17-03-2023-14-img0 Ảnh-22-11-2017-15-img0 Ảnh-22-11-2017-15-img0 Ảnh-22-11-2017-15-img2 Ảnh-22-11-2017-15-img3
Thông báo
Thứ ba, 23/07/2024 - 16:7

Khoa Kế toán và các chuyên ngành đào tạo của khoa

KHOA KẾ TOÁN VÀ CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO CỦA KHOA

I – GIỚI THIỆU VỀ KHOA KẾ TOÁN

Khoa Kế toán thành  lập năm 1963 với tên gọi ban đầu là Khoa Tài vụ - Kế toán. Các chuyên ngành  thuộc Khoa quản lý và đào tạo lúc đó bao gồm: Tài vụ công nghiệp; Tài vụ XDCB; Tài vụ nông nghiệp; Tài vụ thương nghiệp; Kế toán công nghiệp; Kế toán XDCB; Kế toán nông nghiệp; Kế toán thương nghiệp.

Đầu năm học 1966 - 1967, Khoa Tài vụ - Kế toán các ngành kinh tế quốc dân tách ra thành hai khoa: Khoa Kế toán các ngành (gồm các bộ môn: Kế toán Công nghiệp, Kế toán Nông nghiệp, Kế toán Thương nghiệp, Kế toán XDCB) và Khoa Tài vụ các ngành (gồm các bộ môn Tài vụ Công nghiệp, Tài vụ Nông nghiệp, Tài vụ Kiến thiết cơ bản (XDCB), Tài vụ Thương nghiệp),

Các Thế hệ Thầy cô giáo của Khoa Kế toán

Trong những năm chống Mỹ cùng với sự phát triển của nền kinh tế, yêu cầu về đội ngũ Cán  bộ Tài chính kế toán ngày càng cao, số sinh viên của khoa ngày càng tăng cao. Nhà trường phân tán theo từng khu vực, dàn mỏng trên một tuyến dài gần 20 km qua các địa điểm: Đồng Quế, Yên Sơn, Đoàn Kết, Đạo Nội, Trường Xuân, Thành Công, Đức Thịnh và Yên Thiết, trong đó khu Yên thiết (thuộc xã Quang yên) là trung tâm của Khoa Kế toán.

             Tập thể sư phạm khoa Kế toán đầu những năm 1990 tại Phúc Yên – Mê Linh – Vĩnh Phúc

       Năm 1970 cùng với toàn trường, Khoa Kế toán đã thực hiện cuộc đại di chuyển từ nơi sơ tán xã Quang yên – Lập thạch về khu vực thị xã Phúc yên tiếp tục học tập và giảng dạy. Những ngày đầu ở địa điểm mới, địa bàn cư trú và hoạt động chủ yếu của Khoa Kế toán là các khu vực Xuân Phương, Khúc Lớn thuộc xã Phúc Thắng, huyện Mê Linh. Nhà tranh tre được nhanh chóng  được dựng lên làm hội trường học tập, phần lớn giáo viên, sinh viên phải ở nhờ nhà dân thuộc các xã lân cận: Khả Do, Phúc Thắng, Tiền Châu, Đạo Đức, Xuân Phương... trải dài gần 10km. Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế ngày càng được mở rộng trên phạm vi cả nước đòi hỏi đội ngũ Cán bộ quản lý kinh tế phải được tăng cường cả số lượng và chất lượng, ngày 27 tháng 10 năm 1976 Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định đổi tên trường từ trường: Cán bộ Tài chính Kế toán Ngân hàng Trung ương, thành trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội. Khoa Kế toán được xác định là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu về khoa học tài chính kế toán của đất nước, có nhiệm vụ đào tạo và cung cấp những Cán bộ có trình độ đại học chuyên sâu về nghiệp vụ tài chính kế toán cho toàn ngành và toàn bộ nền kinh tế.

          Các nhà khoa học của Khoa Kế toán tham gia nghiên cứu về Kế toán, Kiểm toán tại các nước thuộc Liên minh Châu Âu

(Trong Ảnh có GS, TS Vương Đình Huệ; GS, TS Đoàn Xuân Tiên; GS, TS Ngô Thế Chi; GS, TS Nguyễn Đình Đỗ; TS Phạm Tiến Bình)

 

Trong những năm đầu của thời kì đổi mới, khoa Kế toán tổ chức đào tạo chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp sản xuất, chuyên ngành kế toán doanh nghiệp Thương Mại và được cơ cấu thành các bộ môn: Bộ môn Kế toán doanh nghiệp sản xuất; Bộ môn Kế toán doanh nghiệp thương mại; bộ môn Lý thuyết Hạch toán Kế toán. Để đáp ứng sự phát triển của ngành kiểm toán, Bộ môn Kiểm toán đã được thành lập từ năm 2001 và khoa chính thức tổ chức đào tạo chuyên ngành Kiểm toán từ năm 2004 – là một trong những trường đại học đầu tiên của cả nước đào tạo về chuyên ngành Kiểm toán. Có thể khẳng định rằng, trong những năm đầu của thời kì đổi mới, đào tạo ngành kế toán ở Học viện Tài chính đã có những thành công vượt bậc với sự gia tăng về quy môn, đổi mới căn bản về nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và đổi mới quản lý nền kinh tế.

Tập thể sư phạm khoa Kế toán và lãnh đạo Học viện Tài chính (Trong Ảnh có: PGS, TS Nguyễn Trọng Cơ – Bí thư đảng ủy, Giám đốc Học viện; PGS, TS Nguyễn Đào Tùng – Chủ tịch HĐT; PGS, TS Trương Thị Thủy – Phó bí thư đảng ủy, Phó Giám đốc HV; PGS, TS Nguyễn Vũ Việt – Phó giám đốc Học viện)

Năm 2016, bộ môn Kế toán doanh nghiệp được cơ cấu và tổ chức thành 2 bộ môn là bộ môn Kế toán Tài chính và bộ môn Kế toán quản trị. Như vậy, hiện nay, khoa kế toán bao gồm 4 bộ môn: bộ môn Kế toán Tài chính, bộ môn Kế toán quản trị, bộ môn Lý thuyết hạch toán Kế toán và bộ môn Kiểm toán với 2 chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp và chuyên ngành Kiểm toán (bao gồm chương trình đào tạo chuẩn và chương trình đào tạo KTDN chất lượng cao định hướng ACCA; chuyên ngành Kiểm toán CLC định hướng CFAB của ICAEW). Năm 2022, chương trình đào tạo ngành Kế toán của Học viện Tài chính đã được kiểm định đạt yêu cầu chất lượng và đã được cấp giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng giáo dục của Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục thuộc Hiệp hội các Trường Đại học Cao đẳng Việt Nam.

 Cán bộ, giảng viên khoa Kế toán hiện nay

Trong 60 năm qua, Khoa Kế toán đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh. Từ chỗ ban đầu chỉ có 7 cán bộ, giảng viên, đến nay (tại thời điểm tháng 3/2023) tổng số cán bộ, giáo viên trong Khoa đã lên tới 69 người và 12 giảng viên kiêm chức. Hàng năm, số sinh viên tốt nghiệp hệ đại học chính quy các chuyên ngành do khoa quản lý vào khoảng từ 1.200 – 1.300 sinh viên, tổng quy mô đào tạo trên 5.000 sinh viên; gần 300 cao học viên và gần 100 NCS chuyên ngành kế toán.

 Ngành Kế toán của HVTC được trao chứng nhận kiểm định chất lượng chương trình đào tạo

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Khoa đã tham gia đào tạo hàng vạn sinh viên, hàng ngàn Thạc sĩ các chuyên ngành Kế toán và gần 200 Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán cho đất nước. Nhiều cựu sinh viên của khoa hiện đang đảm nhiệm những trọng trách quan trọng trong bộ máy quản lý –lãnh đạo của đất nước từ Trung ương đến Địa phương, góp phần làm rạng danh truyền thống của Học viện Tài chính nói chung và của Khoa Kế toán nói riêng.

II -  GIỚI THIỆU CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO CỦA KHOA

2.1. CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

2.1.1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

+ Mục tiêu chung: Đào tạo cử nhân ngành Kế toán, chuyên ngành kế toán doanh nghiệp có phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm với xã hội, nắm vững các kiến thức cơ bản và toàn diện về chính trị - kinh tế - xã hội; có trình độ công nghệ thông tin và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Người học sau khi tốt nghiệp nắm vững kiến thức cơ bản về tài chính, kinh doanh, quản lý kinh tế; có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp thuộc ngành Kế toán; có tư duy sáng tạo và logic; nghiên cứu độc lập, phân tích, đánh giá và hoạch định chính sách liên quan đến kế toán; có khả năng giải quyết các vấn đề liên quan về tài chính, kế toán; có kỹ năng thực hành chuyên môn thành thạo về Kế toán doanh nghiệp; có tính kỷ luật tốt và tác phong chuyên nghiệp, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp; có các kỹ năng cần thiết để thực hiện các nghiệp vụ về kế toán; có khả năng thích ứng nhanh với môi trường làm việc trong nước và quốc tế.

+ Mục tiêu cụ thể

 Về kiến thức

M1: Hiểu và vận dụng được kiến thức nền tảng về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học chính trị, pháp luật vào nghề nghiệp và cuộc sống.

M2: Có kiến thức nền tảng về Kế toán để vận dụng và giải quyết tốt các vấn đề cơ bản về quản lý kinh tế, quản trị đơn vị trong môi trường làm việc thực tế.

Sinh viên chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp học tập thực tế tại KPMG Việt Nam.

M3: - Có kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết sâu rộng về chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp.

        - Vận dụng tốt kiến thức về chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp để thực hiện các công vệc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính, kinh doanh và các lĩnh vực liên quan khác. Cung cấp thông tin phù hợp để tham mưu, tư vấn cho các nhà quản trị ra quyết định tối ưu.

Về kỹ năng

M4:  - Có kỹ năng nhận diện, phát hiện, thu thập, phân tích, xử lý thông tin; kỹ năng tổng hợp, đánh giá, phản biện; kỹ năng hoạch định, tổ chức điều hành; kỹ năng tự kiểm tra, giám sát chuyên môn; kỹ năng tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp; kỹ năng tham mưu, tư vấn chuyên môn cho các chủ thể quản lý liên quan đến lĩnh vực Kế toán doanh nghiệp nói riêng, ngành Kế toán nói chung và các lĩnh vực khác.

- Có kỹ năng khởi nghiệp và tạo việc làm cho người lao động.

M5: - Có kỹ năng sử dụng, vận dụng tốt Tiếng Anh và Tin học cơ bản trong công tác, chủ động và tự tin trong việc ra quyết định về chuyên môn.

- Có kỹ năng sử dụng thành thạo phương tiện và vận hành hệ thống phần mềm hỗ trợ phục vụ công việc kế toán doanh nghiệp.

M6: Có kỹ năng truyền đạt vấn đề; kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề phức tạp và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi.

Hội thảo khoa học cấp Học viện do khoa Kế toán chủ trì

Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

M7: Tin tưởng và chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nội quy, quy chế của đơn vị; Có ý thức kỷ luật tốt,..

M8: Có trách nhiệm đối với công việc, tổ chức và xã hội; tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; có tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp, tính kỉ luật cao; chủ động, sẵn sáng hội nhập thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Về vị trí/chức danh làm việc sau khi tốt nghiệp

- Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp có cơ hội và có khả năng đảm nhận các công việc chuyên môn được đào tạo về lĩnh vực Kế toán doanh nghiệp và các lĩnh vực khác thuộc ngành Kế toán trong các công ty, tổ chức, tập đoàn trong nước và quốc tế cũng như trong các cơ quan Nhà nước; cụ thể:

+ Có thể đảm nhận ngay công việc chuyên môn như: kế toán viên, nhân viên tài chính, kiểm soát viên tại các doanh nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.

+ Có thể làm việc chuyên môn tại Kiểm toán nhà nước; các công ty kiểm toán độc lập; các tổ chức tài chính-tín dụng; các cơ quan quản lý nhà nước như: Bộ TC, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan; các Tổng cục, cục, vụ thuộc các Bộ; các đơn vị hành chính, sự nghiệp TW đến địa phương.

 + Có thể làm việc tại các công ty thiết kế phần mềm về kế toán, quản trị doanh nghiệp

   Sinh viên tham gia cuộc thi “IFRS Challenge”

+ Có khả năng khởi nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán, tư vấn kế toán, tài chính, thuế cho các doanh nghiệp.

          - Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp thuộc ngành Kế toán có thể làm giảng viên, trợ giảng, chuyên gia tư vấn, nghiên cứu viên chuyên môn về lĩnh vực Kế toán nói chung và lĩnh vực Kế toán doanh nghiệp nói riêng tại các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu khoa học trên phạm vi cả nước như: các trường đại học/học viện, các viện nghiên cứu, ....

Khả năng học tập nâng cao trình độ của người học sau khi tốt nghiệp

- Có khả năng tiếp tục học tập ở bậc cao hơn trong nước và các cơ sở đào tạo nước ngoài.

- Có khả năng tự học, tự cập nhật kiến thức mới phục vụ công tác chuyên môn.

- Có khả năng tham gia các kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề chuyên nghiệp về kế toán – kiểm toán trong nước và quốc tế.Về trình độ ngoại ngữ, tin học

- Trình độ ngoại ngữ: Đạt bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014.

 - Trình độ tin học: Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo khoản 1, điều 2, Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/03/2014.

   Sinh viên tham gia Hội thảo NCKH sinh viên thường niên

2.1.2. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Về kiến thức:

Kiến thức giáo dục đại cương

R1: Vận dụng được các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ chương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tế.

R2: Nắm vững những kiến thức cơ bản về Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn để vận dụng nghiên cứu, giải quyết các vấn đề phát sinh thuộc phạm vi công việc được giao.

R3: Trang bị thế giới quan, nhân sinh quan theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, có quan điểm và nguyên tắc phân tích, đánh giá các hiện tượng kinh tế, chính trị, xã hội một các logic, khách quan, tích cực và tiến bộ.

R4: Nắm vững những nội dung cơ bản về giáo dục QP-AN của Việt Nam trong điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước.

R5: Vận dụng tốt kiến thức cơ bản về giáo dục thể chất, rèn luyện, nâng cao thể lực đáp ứng tốt yêu cầu học tập và làm việc trong bối cảnh hội nhập lao động quốc tế.

 Kiến thức cơ sở khối ngành

                   Lễ tốt nghiệp của sinh viên Khoa Kế toán

R6: Sinh viên nắm bắt được những nội dung lý thuyết cơ bản của nguyên lý kinh tế học, các vấn đề chính sách liên quan đến hoạt động của từng thị trường trong việc ra quyết định của các chủ thể kinh tế, giải thích được một số vấn đề kinh tế cụ thể mà thực tiễn đặt ra.

R7: Sinh viên thấy được bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế, nghiên cứu các hoạt động của nền kinh tế dưới góc độ tổng thể, đề cập đến các vấn đề kinh tế diễn ra hàng ngày cùng các chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước, đồng thời giải thích được một số vấn đề kinh tế cụ thể mà thực tiễn đặt ra.

Chung kết cuộc thi “Mô hình chuyển đổi số Kế toán” – Một trong những hoạt động tiêu biểu của sinh viên khoa Kế toán

Kiến thức ngành và chuyên ngành

R8: - Hiểu biết đầy đủ bản chất các quy luật kinh tế - tài chính trong nền kinh tế, đặc biệt là quy luật về sự cân đối giữa tài sản và nguồn vốn trong nền kinh tế.

- Nắm vững cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước và vận dụng kiến thức chuyên môn phù hợp vào thực tiễn.

- Có khả năng phân tích dữ liệu, đánh giá, dự báo, quản lý, quản trị các vấn đề trong lĩnh vực Kế toán để nắm bắt được cơ chế vận hành của doanh nghiệp, đo lường, đánh giá được các hoạt động của doanh nghiệp; vận dụng tốt các kiến thức cơ bản về kế toán tài chính, kế toán quản trị và kiểm toán căn bản. Có khả năng tự cập nhật những vấn đề mới và những thay đổi trong các lĩnh vực kế toán-kiểm toán nói chung để phục vụ cho công tác chuyên môn.

R9: Nắm vững đầy đủ, toàn diện và hệ thống các kiến thức bổ trợ chuyên ngành và có khả năng tự cập nhật kiến thức để phân tích dữ liệu, đánh giá, dự báo, quản lý, quản trị các vấn đề trong lĩnh vực khác như: kinh tế, tài chính- ngân hàng, quản trị kinh doanh, hệ thống thông tin quản lý.

R10: - Có kiến thức tổng hợp, toàn diện và hệ thống kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp.

         - Có kiến thức cơ bản và nắm vững kiến thức được đào tạo, tự cập nhật các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực Kế toán doanh nghiệp, ngành Kế toán và các lĩnh vực khác.

         - Sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật, phần mềm chuyên dùng phục vụ công việc được đảm nhận.

Về kỹ năng:

Kỹ năng cứng

R11: Có kỹ năng phát hiện, xử lý các vấn đề liên quan đến chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp.

R12: Có kỹ năng đánh giá, phản biện các vấn đề chuyên môn liên quan đến chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp.

R13: Có kỹ năng tham mưu, tư vấn chuyên môn liên quan đến chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp.

R14: Có kỹ năng khởi nghiệp và tạo việc làm cho người khác trong ngành Kế toán, lĩnh vực Kế toán doanh nghiệp hoặc các lĩnh vực liên quan khác.

R15: Trình độ ngoại ngữ của sinh viên hệ chính quy đạt trình độ bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 hoặc tương đương.

R16: Sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành phải đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo Khoản 1, điều 2, Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 (gồm các modul cụ thể sau: (i) Hiểu biết về CNTT cơ bản; (ii) Sử dụng máy tính cơ bản; (iii) Xử lý văn bản cơ bản; (iv) Sử dụng bảng tính cơ bản; (v) Sử dụng trình chiếu cơ bản; (vi) Sử dụng Internet cơ bản) hoặc các chứng chỉ tương đương. Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dùng cho công tác chuyên môn kế toán, kiểm toán, tài chính.

Kỹ năng mềm

R17: Có kỹ năng truyền đạt vấn đề: giao tiếp và thuyết trình, ứng xử, soạn thảo văn bản…

R18: Có kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề phức tạp: làm việc nhóm; làm việc độc lập; và thiết lập duy trì các mối quan hệ để giải quyết tốt công việc liên quan…

R19: Có kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi: tự học và sáng tạo; tiếp cận và khai thác các nguồn thông tin, hệ thống các văn bản pháp luật phục vụ công việc chuyên môn…

Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

Về năng lực tự chủ

R20: Có ý thức, trách nhiệm công dân, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.

R21: Có đạo đức tốt, trung thực, khách quan và công tâm khi giải quyết công việc; Tự tin và kiên trì theo đuổi mục tiêu.

Về  trách nhiệm

R22: Có trách nhiệm đối với công việc, tổ chức và xã hội.

R23: Tuân thủ chuẩn mực đạo đức chung về nghề nghiệp. Có tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp, tính kỷ luật cao. Chủ động, sẵn sàng hội nhập thị trường lao động khu vực và quốc tế.

2.2. CHUYÊN NGÀNH KIỂM TOÁN

2.2.1.MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung: Đào tạo cử nhân ngành Kế toán, chuyên ngành Kiểm toán có phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm với xã hội, nắm vững các kiến thức cơ bản và toàn diện về chính trị - kinh tế - xã hội, có trình độ công nghệ thông tin và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Người học sau khi tốt nghiệp nắm vững kiến thức cơ bản về tài chính, kinh doanh, quản lý kinh tế; có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Kiểm toán thuộc ngành Kế toán; có tư duy sáng tạo và logic; có khả năng hoạch định chính sách về lĩnh vực kế toán, kiểm toán và giải quyết các vấn đề về tài chính, kế toán, kiểm toán ở các đơn vị; có kỹ năng thực hành thành thạo về chuyên môn, có tính kỷ luật và tác phong chuyên nghiệp, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp; có các kỹ năng cần thiết để thực hiện các nghiệp vụ về Kiểm toán; có khả năng thích ứng nhanh với môi trường làm việc trong nước và quốc tế.

Sinh viên chuyên ngành kiểm toán tham quan, học tập tại công ty Kiểm toán E&Y Việt Nam

Mục tiêu cụ thể (Kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm, vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp, trình độ ngoại ngữ, tin học):

Về kiến thức

M1: Hiểu và vận dụng được kiến thức nền tảng về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học chính trị, pháp luật vào nghề nghiệp và cuộc sống.

M2: Có kiến thức nền tảng về Kế toán – Kiểm toán để giải quyết tốt các vấn đề về cơ bản lĩnh vực chuyên môn trong môi trường làm việc thực tế.

M3: - Có kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết sâu rộng về chuyên ngành Kiểm toán.

        - Vận dụng tốt kiến thức về chuyên ngành Kiểm toán để thực hiện các công vệc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính, kinh doanh; cung cấp thông tin phù hợp để tham mưu, tư vấn cho các nhà quản trị ra quyết định tối ưu.

Về kỹ năng

M4: Có kỹ năng nhận diện, phát hiện, thu thập và xử lý thông tin; có kỹ năng tổng hợp, đánh giá, phản biện; kỹ năng hoạch định, kỹ năng tổ chức điều hành, Kỹ năng phân tích và giải quyết các vấn đề liên quan đến kiểm toán, kĩ năng tự kiểm tra, giám sát chuyên môn và kĩ năng tổ chức kiểm toán trong doanh nghiệp và đơn vị kế toán khác. kỹ năng tham mưu, tư vấn chuyên môn cho các chủ thể quản lý liên quan đến lĩnh vực Kiểm toán nói riêng, ngành Kế toán nói chung và các lĩnh vực khác.

- Có kỹ năng khởi nghiệp và tạo việc làm cho người lao động.

PGS Trương Thị Thủy – Phó Giám đốc Học viện tặng hoa các nhà tài trợ học bổng cho sinh viên khoa Kế toán

M5: - Có kỹ năng sử dụng, vận dụng tốt Tiếng Anh và Tin học cơ bản trong công tác, chủ động và tự tin trong việc ra quyết định về chuyên môn.

- Có kỹ năng sử dụng thành tạo các phương tiện và vận hành hệ thống phần mềm hỗ trợ phục vụ công việc.

M6: Có kỹ năng truyền đạt vấn đề; kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề phức tạp; kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi

Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

M7: Tin tưởng và chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nội quy, quy chế của đơn vị; Có ý thức kỷ luật tốt,..

M8: Có trách nhiệm đối với công việc, tổ chức và xã hội. Tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Có tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp, tính kỷ luật cao. Chủ động, sẵn sàng hội nhập thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Về vị trí/chức danh làm việc sau khi tốt nghiệp

- Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kiểm toán có cơ hội và có khả năng đảm nhận các công việc chuyên môn được đào tạo về lĩnh vực Kiểm toán và các lĩnh vực khác thuộc ngành Kế toán trong các cơ quan Nhà nước; các công ty, tổ chức, tập đoàn trong nước và quốc tế; cụ thể:

+ Ở Lĩnh vực Doanh nghiệp: Làm việc ở mọi loại hình doanh nghiệp, từ Trung ương đến địa phương không phân biệt thành phần kinh tế.

+ Lĩnh vực Nhà nước: có thể làm công việc chuyên môn tại Kiểm toán Nhà nước, ở các Bộ ngành, tỉnh thành, các cơ quan quản lý kinh tế của nhà nước như: Thuế, Hải quan, Chứng khoán, Ngân hàng, Bảo hiểm, Kho bạc, Kế hoạch và đầu tư, quản lý thị trường, Tài chính Nhà nước từ Trung ương đến địa phương; các đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị sử dụng công quỹ của Nhà nước.

+ Khởi nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ kế toán, tư vấn tài chính, thuế và các lĩnh vực liên quan.

          - Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kiểm toán thuộc ngành Kế toán có thể làm giảng viên, trợ giảng, chuyên gia tư vấn, nghiên cứu viên chuyên môn về lĩnh vực Kế toán nói chung và lĩnh vực Kiểm toán nói riêng tại các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu khoa học trên phạm vi cả nước như: các trường đại học/học viện, các viện nghiên cứu, ....

Khả năng học tập nâng cao trình độ của người học sau khi tốt nghiệp

- Có khả năng tiếp tục học tập ở bậc cao hơn trong nước và các cơ sở đào tạo nước ngoài.

- Có khả năng tự học, tự cập nhật kiến thức mới phục vụ công tác chuyên môn.

- Có khả năng tham gia các kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề chuyên nghiệp về kế toán – kiểm toán trong nước và quốc tế.

Về trình độ ngoại ngữ, tin học

- Trình độ ngoại ngữ: Đạt bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014.

- Trình độ tin học: Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo khoản 1, điều 2, Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/03/2014.

    Festival Kế toán, Kiểm toán thường niên của sinh viên

2.2.2. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Về kiến thức:

Kiến thức giáo dục đại cương

R1: Vận dụng được các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ chương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tế

R2: Nắm vững những kiến thức cơ bản về Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn để vận dụng nghiên cứu, giải quyết các vấn đề phát sinh thuộc phạm vi công việc được giao.

R3: Trang bị thế giới quan, nhân sinh quan theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, có quan điểm và nguyên tắc phân tích, đánh giá các hiện tượng kinh tế, chính trị, xã hội một các logic, khách quan, tích cực và tiến bộ.

 Tọa đàm năng lực lãnh đạo trong kỷ nguyên số cho sinh viên

R4: Nắm vững những nội dung cơ bản về giáo dục QP-AN của Việt Nam trong điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước.

R5: Vận dụng tốt kiến thức cơ bản về giáo dục thể chất, rèn luyện, nâng cao thể lực đáp ứng tốt yêu cầu học tập và làm việc trong bối cảnh hội nhập lao động quốc tế

Kiến thức cơ sở khối ngành

R6: Giúp cho sinh viên nắm bắt được những nội dung lý thuyết cơ bản của nguyên lý kinh tế học, các vấn đề chính sách liên quan đến hoạt động của từng thị trường trong việc ra quyết định của các chủ thể kinh tế, giải thích được một số vấn đề kinh tế cụ thể mà thực tiễn đặt ra.

          Tọa đàm về công nghệ tài chính, kế toán cho sinh viên

R7: Cung cấp cho sinh viên thấy được bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế, nghiên cứu các hoạt động của nền kinh tế dưới góc độ tổng thể, đề cập đến các vấn đề kinh tế diễn ra hàng ngày cùng các chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước, đồng thời giải thích được một số vấn đề kinh tế cụ thể mà thực tiễn đặt ra.

Kiến thức ngành và chuyên ngành

R8: Hiểu và vận dụng các kiến thức ngành gồm nguyên lý kế toán, nguyên lý thống kê, pháp luật kinh tế, tài chính tiền tệ, tin học ứng dụng và kinh tế lượng để nắm bắt được cơ chế vận hành của doanh nghiệp, đo lường, đánh giá, hệ thống các mô hình kinh tế vào các hoạt động cơ bản trong doanh nghiệp.

- Nắm vững cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước và vận dụng kiến thức chuyên môn phù hợp vào thực tiễn.

- Có khả năng phân tích dữ liệu, đánh giá các vấn đề trong lĩnh vực Kiểm toán. Có khả năng tự cập nhật những vấn đề mới và những thay đổi trong các lĩnh vực Kiểm toán để phục vụ cho công tác chuyên môn.

R9: Nắm vững đầy đủ, toàn diện và hệ thống các kiến thức bổ trợ chuyên ngành Kiểm toán và có khả năng tự cập nhật kiến thức để phân tích, đánh giá các vấn đề trong lĩnh vực khác như: kinh tế, tài chính- ngân hàng, quản trị kinh doanh, hệ thống thông tin quản lý.

R10: - Có kiến thức tổng hợp, toàn diện và hệ thống kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Kiểm toán như: Tổ chức hoạt động kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ và kiểm toán nhà nước trong các hoạt động kiểm toán BCTC, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động tại các đơn vị. Vận dụng thành thạo những kiến thức chuyên ngành để hệ thống hóa, phân tích, đánh giá và tổng hợp, xử lývà ra quyết định đối với một vấn đề nghiên cứu và thực tiễn cụ thể trong lĩnh vực kiểm toán.

         - Có kiến thức cơ bản và nắm vững kiến thức được đào tạo, tự cập nhật các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực Kiểm toán, ngành Kế toán và các lĩnh vực khác.

         - Sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật, phần mềm chuyên dùng phục vụ công việc được đảm nhận.

Về kỹ năng:

Kỹ năng cứng

R11: Có kỹ năng phát hiện, xử lý các vấn đề liên quan đến chuyên ngành Kiểm toán.

R12: Có kỹ năng đánh giá, phản biện các vấn đề chuyên môn liên quan đến chuyên ngành Kiểm toán.

R13: Có kỹ năng tham mưu, tư vấn chuyên môn liên quan đến chuyên ngành Kiểm toán.

R14: Có kỹ năng khởi nghiệp và tạo việc làm cho người khác trong ngành Kế toán, lĩnh vực Kiểm toán hoặc các lĩnh vực liên quan khác.

R15: Trình độ ngoại ngữ của sinh viên hệ chính quy đạt trình độ bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 hoặc tương đương.

R16: Sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành phải đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo Khoản 1, điều 2, Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 (gồm các modul cụ thể sau: (i) Hiểu biết về CNTT cơ bản; (ii) Sử dụng máy tính cơ bản; (iii) Xử lý văn bản cơ bản; (iv) Sử dụng bảng tính cơ bản; (v) Sử dụng trình chiếu cơ bản; (vi) Sử dụng Internet cơ bản) hoặc các chứng chỉ tương đương.

Kỹ năng mềm

R17: Có kỹ năng truyền đạt vấn đề: giao tiếp và thuyết trình, ứng xử, soạn thảo văn bản…

R18: Có kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề phức tạp: làm việc nhóm; làm việc độc lập; và thiết lập duy trì các mối quan hệ để giải quyết tốt công việc liên quan…

R19: Có kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi: tự học và sáng tạo; tiếp cận và khai thác các nguồn thông tin, hệ thống các văn bản pháp luật phục vụ công việc chuyên môn…

Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

Về năng lực tự chủ

R20: Có ý thức, trách nhiệm công dân, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.

R21: Có đạo đức tốt, trung thực, khách quan và công tâm khi giải quyết công việc; Tự tin và kiên trì theo đuổi mục tiêu.

Về  trách nhiệm

R22: Có trách nhiệm đối với công việc, tổ chức và xã hội.

R23: Tuân thủ chuẩn mực đạo đức chung về nghề nghiệp. Có tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp, tính kỷ luật cao. Chủ động, sẵn sàng hội nhập thị trường lao động khu vực và quốc tế.

BAN CHỦ NHIỆM KHOA KẾ TOÁN

 

 

Số lần đọc: 3863
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin hoạt động  |  Thông báo  |  Ảnh hoạt động  |  Liên hệ  |  Trang TT HVTC
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA KẾ TOÁN
© Cơ quan chủ quản: Học viện Tài chính
Chịu trách nhiệm chính: Ths. Ngô Vút Bổng - Phó Giám đốc (PT) Trung tâm Thông tin
Địa chỉ: 53E, Phan Phù Piên - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: (04)37.338.680 37.338.681 37.338.682 Fax: :(04)37.304.320.
E-mail: | Website: http://www.hvtc.edu.vn/khoaketoan
Phát triển bởi Công ty TNHH Phần mềm Hoàng Hà