Đóng
DANH MỤC CHÍNH
Hoạt động qua ảnh
Ảnh-20-03-2023-11-img0 Ảnh-17-03-2023-15-img0 Ảnh-17-03-2023-14-img0 Ảnh-17-03-2023-14-img1 Ảnh-17-03-2023-14-img2 Ảnh-17-03-2023-14-img0 Ảnh-22-11-2017-15-img0 Ảnh-22-11-2017-15-img0 Ảnh-22-11-2017-15-img2 Ảnh-22-11-2017-15-img3
Đóng
 
Thứ sáu, 14/05/2021 - 10:5

Chia sẻ kỹ năng phỏng vấn xin việc làm

NHỮNG CHIA SẺ HỮU ÍCH VỀ “KỸ NĂNG PHỎNG VẤN VÀ XIN VIỆC” CỦA CHỊ NGUYỄN THỊ THANH THẢO –TRƯỞNG PHÒNG ĐÀO TẠO CÔNG TY TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO GCCI

 

Với phương châm đào tạo “Học đi đôi với hành” nhằm cung cấp sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học chất lượng cao cho xã hội, Học viện Tài chính nói chung và Khoa Kế toán nói riêng thường xuyên tổ chức các buổi học tập và sinh hoạt ngoại khóa cho sinh viên nhằm nâng cao các kỹ năng mềm và kiến thức thực tế, giúp các bạn sinh viên tự tin và chủ động tham gia vào thị trường lao động.

Ngày 25 tháng 4 năm 2021, Khoa Kế toán đã tổ chức “Ngày hội kỹ năng mềm và tiếp cận thực tiễn cho sinh viên khoa kế toán” với hơn 1.300 sinh viên tham gia và hơn 20 báo cáo viên chia sẻ kinh nghiệm về các kỹ năng mềm và kiến thức thực tế. Tại các hội trường, các báo cáo viên và các bạn sinh viên đã tương tác với nhau rất sôi nổi, các bạn sinh viên đều cảm nhận được những chia sẻ hữu ích từ các báo cáo viên. Một trong những chủ đề mà các bạn sinh viên cảm thấy rất hữu ích đó là “Kỹ năng phỏng vấn và xin việc” được chia sẻ bởi giảng viên kỹ năng mềm Nguyễn Thị Thanh Thảo – Trưởng phòng đào tạo Công ty TNHH tư vấn và đào tạo GCCI. Buổi chia sẻ của cô đã mang lại cho các bạn sinh viên rất nhiều kiến thức, đặc biệt là kỹ năng phỏng vấn chinh phục nhà tuyển dụng.

Mở đầu của cô rất ấn tượng khi cô đã lấy hình ảnh Jackma chia nhân viên trong công ty Alibaba thành 3 nhóm là chó hoang, thỏ trắng và chó săn.

Ngay sau đó, cô đặt ra câu hỏi cho các bạn  sinh viên rằng : “ Nếu phải sa thải thì chúng ta sẽ sa thải nhóm nhân viên nào đầu tiên ? Các bạn sinh viên thảo luận theo nhóm trong vòng 10 giây. Sau 10 giây hăng hái thảo luận lần lượt các câu trả lời được đưa ra mỗi bạn đều có lập luận riêng cho câu trả lời của mình.

Sau khi ghi nhận các câu trả lời, cô đã đưa ra câu trả lời:

  • “Chó hoang”: Những nhân viên làm việc có hiệu suất cao, nhưng không cùng lý tưởng với công ty  sa thải sau “thỏ trắng”.
  • “Thỏ trắng”: Những nhân viên làm việc có hiệu suất thấp, nhưng có cùng lý tưởng với công ty  sa thải đầu tiên.
  • “Chó săn”: Những nhân viên làm việc có hiệu quả, có cùng lý tưởng với công ty  được trọng dụng.

è Tiêu chí tuyển dụng của các công ty: CÓ NĂNG LỰC – PHÙ HỢP.

Thông qua chia sẻ của cô, các bạn sinh viên nhận ra rằng không phải cứ có chuyên môn cao, năng lực tốt là sẽ được tuyển dụng bên cạnh đó còn cần sự phù hợp giữa ứng viên và nhà tuyển dụng về lý tưởng. Và thông qua kinh nghiệm đã tích lũy của mình cô đã chia sẻ rằng yếu tố chinh phục được nhà tuyển dụng theo công thức 30-70 trong đó 30% là CV, 70% là kỹ năng phỏng vấn. Do vậy, muốn phỏng vấn và xin việc thành công, trước hết các ứng viên cần phải chuẩn bị soạn thảo một CV ấn tượng, phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng để được lọt vào vòng phỏng vấn và sau đó thực hiện các bước chuẩn bị trước, trong và sau phỏng vấn một cách phù hợp. Với vai trò là một nhà tuyển dụng, một giảng viên kỹ năng mềm nhiều năm, cô đã chia sẻ các kinh nghiệm của mình cho các bạn sinh viên những điều rất bổ ích giúp phỏng vấn và xin việc thành công gồm:

1. Định vị bản thân

Trước khi đi vào phần 1- Định vị bản thân , cô đặt cho các bạn sinh viên một câu hỏi:” Giả sử bạn có một khoản tiền trong phong bì, bạn muốn mua món đồ gì? “ Rất nhiều câu trả lời được đưa ra như mua sữa 30k, mua xe máy 20  triệu, mua sách 100k, mua máy tính 15 triệu,.. Nhưng thông qua sự chia sẻ của cô từ câu hỏi, các bạn sinh viên  đã hiểu được ra rằng : “Định vị bản thân thông qua tiền lương mà doanh nghiệp/ nhà tuyển dụng dưa ra hay tiền lương mà mình mong muốn nhận được. Nó phải phù hợp với năng lực bản thân, không quá cao cũng như không quá thấp.”

 

Để định vị bản thân, một công thức được dùng khá phổ biến là công thức KASH: Trong đó:          

  • K – Knowledge là kiến thức chuyên môn.
  • A – Attitude là thái độ cầu tiến, cầu thị trong công việc.
  • S – Skill là các kỹ năng mềm
  • H – Habit là thói quen

 Một số kỹ năng cần thiết để có thể ghi điểm với nhà tuyển dụng được cô đưa ra:

  • Đối với cấp nhân viên:
    • Giao tiếp;
    • Tin học văn phòng;
    • Làm việc nhóm;
    • Thuyết trình – báo cáo;
    • Phân tích – giải quyết vấn đề;
    • Tư duy sáng tạo,…
  • Đối với cấp trưởng phòng (quản lý):
    • Lãnh đạo đội nhóm;
    • Quản trị thời gian;
    • Quản trị nhân sự;
    • Giải quyết xung đột;
    • Uỷ thác công việc,…..
  • H – Habit:

Quản trị theo phương pháp 3L để tạo thành những thói quen tốt:

  • Leading self;
  • Leading people;
  • Leading business.

Sau khi định vị bản thân, cô chia sẻ những kênh tuyển dụng hiệu quả:

  • Vietnamwork.com
  • Careerbuilder.vn
  • Timviecnhanh.com
  • Website công ty
  • Phương tiện truyền thông: Facebook, Instagram,…
  • Người thân, bạn bè,…

Hay một vài câu hỏi để có thể tìm hiểu về nhà tuyển dụng ?

  • Lĩnh vực hoạt động, quy mô;
  • Họ tuyển vị trí gì?
  • Yêu cầu về vị trí đó như thế nào?
  • Tôi có thể đáp ứng được những gì cho doanh nghiệp?
  • Nếu thông qua 4 câu hỏi trên  Ai là người phỏng vấn tôi?

2:  Hồ sơ xin việc:

  1. Những yêu cầu cơ bản của một CV (Curriculum Vitae)
    • Sơ lược bản thân;
    • Mục tiêu công việc trong ngắn hạn và dài hạn
    • Học vấn – bằng cấp;
    • Kinh nghiệm làm việc: thực tập sinh, làm việc parttime.
    • Điểm nổi bật;
    • Thông tin đối chiếu: email, số điện thoại, facebook,…
  2. Nguồn lấy CV: topcv.vn, các anh/ chị khoá trên,…

[Lưu ý]:

  1. Ảnh avatar, email, facebook  trang trọng; tránh để ảnh avatar không phù hợp với vị trí của ứng viên, tránh đặt tên email không chuẩn tắc, đặc biệt các thông tin đưa trên facebook kém lịch sự, không phù hợp với công việc mà bản thân đang hướng tới hiện tại và tương lại
  2. Không phải tất cả CV đều được chọn  mà chỉ những CV chuyên nghiệp về hình thức, phù hợp về nội dung.
  3. Trước khi gửi CV:
    • NÊN:
      • Kiểm tra thông tin, địa chỉ liên lạc
      • Kiểm tra lỗi chính tả;
      • Gạch đầu dòng, có điểm nhấn;
      • Sử dụng các Font chữ phổ biến: Time New Romans, Arial,…
    • KHÔNG NÊN:
      • Có quá nhiều màu sắc;
      • Nhiều font chữ;
      • Địa chỉ email không phù hợp,…

Một số lầm tưởng:

Ứng viên

Nhà tuyển dụng

CV không cần thiết, chỉ cần làm sơ sài, năng lực sẽ được chứng minh thông qua phỏng vấn.

CV không ấn tượng  LOẠI

Nhiều chi tiết càng tốt

Mất thời gian

Phải thể hiện mình là một người có trình độ thật “xuất sắc” khi phỏng vấn.

Tìm người phù hợp. Người giỏi quá  lương cao  không phù hợp.

3. Chinh phục nhà tuyển dụng:

 

Cô Thảo cho thảo luận nhóm

  1. Trước phỏng vấn:
    • Tìm hiểu công ty, văn hoá làm việc;
    • Mức lương mong muốn;
    • Mục tiêu nghề nghiệp;
    • Kỹ năng kinh nghiệm, điểm mạnh/ yếu;
    • Địa chỉ công ty;
    • Ai sẽ phỏng vấn bạn?;
    • List ra những câu hỏi cần luyện tập: thông qua internet, tham khảo từ những con người thành công,…
  2. Trong khi phỏng vấn:
    • Chọn trang phục phù hợp;
    • Đến sớm trước 10 – 15’;
    • Chuyển điện thoại sang chế độ rung/ im lặng;
    • Chuyên nghiệp ngay từ khu vực “chờ”;
    • Trung thực;
    • Hiểu rõ câu hỏi, tránh trả lời lan man;
    • Mang sổ, bút để ghi lại những câu hỏi liên tiếp của nhà tuyển dụng;
    • Xưng hô, mở đóng cửa/ ghế,…
  3. Công thức 3V:
    • Verbal (ngôn từ);
    • Voice (giọng nói, ngữ điệu);
    • Visual (hình ảnh, ngôn ngữ cơ thể);
  4. Công thức 3S:
    • Smart (hãy thể hiện tác phong thông minh, chuyên nghiệp);
    • Smile (hãy luôn nở nụ cười);
    • See the eyes (nhìn vào mắt của người phỏng vấn).

[Nên tránh]:

  • Trang phục không chuyên nghiệp;
  • Đi “cho biết”;
  • Nghe điện thoại, xoay bút để giảm bớt căng thẳng;
  • Quá tự hào về bản thân (thường là con người không cầu tiến);
  • Trả lời lan man;
  • Liên tục hỏi về lương bổng;
  • Nói xấu về công ty cũ/ nơi làm thêm/ thực tập,…
  1. Sau phỏng vấn:
    • Gửi thư cảm ơn;
    • Xem lại những điều mình làm chưa tốt;
    • Rút kinh nghiệm;
    • Suy nghĩ tích cực dù kết quả như thế nào;
    • Không nói xấu công ty dù kết quả ra sao.

4. Kỹ năng phỏng vấn. Cô đã hướng dẫn các bạn sinh viên về các câu hỏi nhà tuyển dụng thướng hỏi và gợi ý cách trả lời phù hợp. Các câu hỏi đó thường là:

  1. Giới thiệu bản thân;
    • Quá trình học tập;
    • Kinh nghiệm;
    • Kỹ năng, điểm nổi bật;
    • Em được biết công ty mình …
  2. Điểm mạnh/ yếu:
    • Điểm mạnh (điểm mạnh nêu 3 – 4), ví dụ cụ thể;
    • Điểm yếu (nên nêu 1);
    • Định hướng khắc phục điểm yếu.
  3. Kiến thức, kinh nghiệm:
    • Hỏi sâu hơn: qua bài kiểm tra, bài test;
    • Hỏi kiến thức chuyên môn, kỹ năng;
    • Kinh nghiệm đi làm thêm, thực tập;
    • Yêu cầu về giải quyết tình huống: Xác định vấn đề; Nguyên nhân; Giải pháp; Thực thi; Đánh giá hiệu quả.
  4. Tại sao lại nghỉ việc công ty cũ.
    • Tại sao bạn lại muốn làm việc ở công ty chúng tôi?/ nên tránh trả lời theo kiểu nói xấu công ty cũ.
  5. Định hướng tương lai
    • Mục tiêu 3 – 5 năm;
    • Kế hoạch phát triển bản thân;
  6. Áp lực công việc:
    • Có thể làm thêm không?
    • Có thể đi công tác không?
    • Có thể chịu được áp lực của công việc?
  7. Mức lương:
    • Tìm hiểu mặt bằng lương;
    • Hỏi bạn bè hoặc các công ty tương tự;
    • Lương gross/ net, trợ cấp.
  8. Quy tắc tính lương 3P:
    • Person: trả lương theo mức độ định vị bản thân
    • Position: phụ cấp trách nghiệm, trách nghiệm cang cào thì phụ cấp trách nhiệm sẽ cao
    • Performence: trả lương theo hiệu suất của bạn

Song song với hướng dẫn lý thuyết, cô đã hướng dẫn các bạn sinh viên được thực hành phỏng vấn giúp các bạn sinh viên có cái nhìn thực tế hơn về 1 buổi phỏng vấn. Cô đã chỉnh sửa các trả lời các câu hỏi phỏng vấn giúp các bạn sinh viên có kinh nghiệm hơn trong các buổi phỏng vấn.

 

 

Cô Thảo cho các bạn sinh viên trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng

Sau buổi chia sẻ của chị Thảo, các bạn sinh viên cảm thấy dường như mình đã có thêm tự tin tham gia phỏng vấn, cảm thấy buổi học trong 2,5 tiếng đồng hồ dường như vẫn rất ngắn. Các bạn sinh viên đã rút ra được bài học cho mình và xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Thảo đã mang đến cho chúng em buổi học với rất nhiều kiến thức bổ ích và các thầy cô trong khoa Kế toán đã tổ chức “ Ngày hội kỹ năng mềm và tiếp cận thực tiễn cho sinh viên khoa kế toán” để sinh viên chúng em có thêm kiến thức, kỹ năng trên con đường nghề nghiệp. Chúng em mong rằng sẽ có được nhiều buổi học ngoại khóa để nhận được sự chia sẻ, hướng dẫn từ các báo cáo viên, giúp chúng em tự tin hơn trên con đường sự nghiệp của mình.

 

Cô Thảo chụp ảnh cùng cô Bùi Hương – Phó trưởng BM Kế toán tài chính và các em sinh viên sau buổi chia sẻ kinh nghiệm “Kỹ năng phỏng vấn và xin việc”

 
Số lần đọc: 3971
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin hoạt động  |  Thông báo  |  Ảnh hoạt động  |  Liên hệ  |  Trang TT HVTC
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA KẾ TOÁN
© Cơ quan chủ quản: Học viện Tài chính
Chịu trách nhiệm chính: Ths. Ngô Vút Bổng - Phó Giám đốc (PT) Trung tâm Thông tin
Địa chỉ: 53E, Phan Phù Piên - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: (04)37.338.680 37.338.681 37.338.682 Fax: :(04)37.304.320.
E-mail: | Website: http://www.hvtc.edu.vn/khoaketoan
Phát triển bởi Công ty TNHH Phần mềm Hoàng Hà