ẢNH HOẠT ĐỘNG
Ảnh-03-02-2015-08-img0 Ảnh-03-02-2015-08-img1 Ảnh-03-02-2015-08-img2 Ảnh-03-02-2015-08-img3 Ảnh-03-02-2015-08-img4 Ảnh-03-02-2015-08-img5 Ảnh-02-02-2015-22-img0 Ảnh-02-02-2015-22-img1 Ảnh-02-02-2015-22-img2 Ảnh-31-01-2015-17-img0
Thông báo
Thứ năm, 05/09/2019 - 10:54

Đề cương HTKH Khoa TCDN 2019: “THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ VÀO DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”

Đề cương HTKH Khoa TCDN 2019:

“THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ VÀO DOANH NGHIỆP  Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”.

 

Phần I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ VÀO DN.

1.1. Tổng quan về vốn Nhà nước đầu tư vào DN

+ Sự cần thiết Nhà nước phải thực hiện đầu tư vốn vào DN

+ Mục tiêu và các phương thức Nhà nước đầu tư vốn vào DN

+ Phạm vi đầu tư vốn Nhà nước vào DN

+ Đặc điểm của vốn Nhà nước đầu tư vào DN

1.2. Thoái vốn Nhà nước đầu tư vào DN

+ Khái niệm, sự cần thiết phải thực hiện thoái vốn Nhà nước đầu tư vào DN

+ Mục tiêu, yêu cầu của việc thoái vốn Nhà nước đầu tư vào DN

+ Các hình thức và phương thức thoái vốn Nhà nước đầu tư vào DN

+ Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thoái vốn Nhà nước đầu tư vào DN

1.3. Kinh nghiệm quốc tế về thoái vốn Nhà nước đầu tư vào DN và bài học rút ra đối với Việt Nam

+ Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về thoái vốn Nhà nước đầu tư vào DN

+ Những bài học rút ra đối với Việt Nam

Phần 2: THỰC TRẠNG THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ VÀO DN Ở VIỆT NAM

2.1 Khái quát tình hình vốn Nhà nước đầu tư vào DN và hiệu quả của vốn Nhà nước đầu tư vào DN

- Khái quát tình hình đầu tư vốn của Nhà nước vào các DN ở Việt Nam: Bối cảnh kinh tế - xã hội trong mỗi giai đoạn, quy mô, lĩnh vực, cơ cấu, ngành nghề, năng lực cạnh tranh, kết quả hoạt động kinh doanh của DN có vốn đầu tư của Nhà nước và hiệu quả đầu tư của vốn Nhà nước (doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, vấn đề bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước đầu tư vào DN,..).

2.2. Thực trạng thoái vốn Nhà nước đầu tư vào các DN :

2.2.1. Giai đoạn trước năm 2016: Diễn biến, kết quả và nguyên nhân.

2.2.2. Giai đoạn trước sau 2016: Diễn biến, kết quả và nguyên nhân.

Trong mỗi giai đoạn cần đề cập:

-  Khung khổ pháp lý cho việc thực hiện thoái vốn Nhà nước đã đầu tư vào các DN: (các cơ chế, chính sách về cổ phần hoá, tái cơ cấu, đổi mới khu vực DNNN, các chủ trương, chính sách và văn bản pháp quy của đảng và Nhà nước có liên quan tới vấn đề đầu tư vốn Nhà nước vào DN hoặc thoái vốn Nhà nước đã đầu tư vào các DN).

- Mục tiêu, quan điểm thoái vốn Nhà nước đã đầu tư vào DN ở Việt Nam

- Các biện pháp phương thức và hình thức thoái vốn Nhà nước đã đầu tư vào DN

- Những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân

*Lưu ý:

Bài viết có thể đề cập vấn đề thoái vốn Nhà nước trên phạm vi toàn bộ các DN có vốn đầu tư Nhà nước, hoặc trong từng Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, trong từng DN có vốn đầu tư của nhà nước đã thực hiện thoái vốn thành công và không thành công, chỉ ra nguyên nhân dẫn đến thành công hoặc ngược lại; có thể đề cập tình hình thoái vốn trong 1 giai đoạn hoặc trong cả 2 giai đoạn; khung khổ pháp lý trong từng giai đoạn hoặc cả 2 giai đoạn; có thể phân tích một số trường hợp thoái vốn điển hình tại VINAMILK; Bia Sài Gòn,..

Phần 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ VÀO DN Ở VIỆT NAM

3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội và mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm về thoái vốn  Nhà nước đã đầu tư vào DN trong những năm tới

- Bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế

- Mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm của thoái vốn Nhà nước đầu tư vào DN ở Việt Nam giai đoạn 2019-2025

3.2. Giải pháp đẩy mạnh thoái vốn Nhà nước đầu tư vào DN ở Việt Nam

- Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí phân loại DNNN

- Giải pháp thúc đẩy sắp xếp, đổi mới DNNN; đặc biệt là CPH DNNN

- Đẩy mạnh thoái vốn đầu tư ở các DN ngoài ngành, DN kinh doanh kém hiệu quả

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý đầu tư vốn ; tăng cường giám sát tài chính của Nhà nước với DN có vốn đầu tư Nhà nước

- ...

3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp:

 

 Ghi chú:

1. Không hạn chế số bài và số trang của mỗi bài viết đối với một tác giả.

2. Để tiện cho việc biên tập, đề nghị các bài viết sử dụng thống nhất phông chữ Times New Roman trên khổ giấy a4, chế độ dãn dòng 1,5 line.

3. Bài viết gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: khoatcdn@gmail.com chậm nhất vào ngày 15/10/2019. Những bài nào gửi trước ngày 06/10/2019 sẽ được ưu tiên xét chọn đưa vào số chuyên san của Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Kế toán của Học viện tháng 11/2019.

4. Các bài viết cần trình bày theo quy định chuẩn đối với một bài báo khoa học của Học viện: có phần tóm tắt, từ khoá (bằng tiếng Việt và tiếng Anh), danh mục tài liệu tham khảo.

 

T/M Hội đồng Khoa học Khoa

Trưởng Khoa - Chủ tịch

 

 

 

PGS,TS. Bùi Văn Vần

Số lần đọc: 46