HOẠT ĐỘNG QUA ẢNH
Ảnh-03-02-2015-08-img0 Ảnh-03-02-2015-08-img1 Ảnh-03-02-2015-08-img2 Ảnh-03-02-2015-08-img3 Ảnh-03-02-2015-08-img4 Ảnh-03-02-2015-08-img5 Ảnh-02-02-2015-22-img0 Ảnh-02-02-2015-22-img1 Ảnh-02-02-2015-22-img2 Ảnh-31-01-2015-17-img0
Bộ môn Tài chính doanh nghiệp
Thứ ba, 21/08/2018 - 19:3

GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

----------***---------

GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

 

1. Sự cần thiết đào tạo chất lượng cao

 Tại Nghị quyết TW 8 khóa XI, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định một số nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đây được xem như là định hướng chiến lược về phát triển lĩnh vực giáo dục đào tạo trong điều kiện hội nhập quốc tế, tạo điều kiện cho các trường đẩy mạnh quá trình liên kết đào tạo, nhập khẩu các chương trình đào tạo chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của người học. Bên cạnh đó, Chính phủ đang chỉ đạo đẩy mạnh quá trình tự chủ đối với các trường đại học công lập, đây là điểm cởi trói cho các trường trong việc đẩy mạnh các hoạt động nâng cao chất lượng đạo tạo để đáp ứng nhu cầu của xã hội.  

Hơn nữa, trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những biến đổi nhanh chóng và sâu sắc. Một mặt, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán đã tạo kênh huy động vốn và đầu tư vốn đa dạng hơn cho các doanh nghiệp; mặt khác, những biến động thăng trầm của kinh tế thế giới và Việt Nam trong thời gian qua, đã làm cho nhiều doanh nghiệp nước ta làm ăn thua lỗ, không ít doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình đó là do công tác quản trị tài chính trong doanh nghiệp vẫn còn chưa được thực hiện tốt.

          Vai trò của nhà quản trị tài chính hiện nay ở nước ta hiện chưa được coi trọng đúng mức. Các nghiệp vụ đánh giá hiệu quả chính sách huy động vốn, hiệu quả chính sách đầu tư vốn, đánh giá hiệu quả chính sách phân phối lợi nhuận, quản trị dòng tiền, lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp … được thực hiện không bài bản, thiếu khoa học và thiên về cảm tính. Đây là một trong các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trong thời gian qua có khá nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, khả năng kiểm soát rủi ro hoạt động và rủi ro tài chính rất yếu - nhất là đối với các doanh nghiệp nhà nước.

          Hiện nay, chỉ có rất ít doanh nghiệp Việt Nam có chức danh giám đốc phụ trách tài chính theo đúng nghĩa khoa học của vị trí này, nhưng hầu hết các giám đốc tài chính đều chưa được đào tạo bài bản. Mặt khác, thị trường tài chính ở nước ta mới ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển, nên các giám đốc tài chính cũng chưa có đủ điều kiện để phát huy hết khả năng của mình. Tình trạng thiếu giám đốc tài chính hoặc non kém về trình độ đồng nghĩa với việc thiếu một cán bộ quản lý chuyên nghiệp nhằm thường xuyên đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

          Với xu thế hội nhập kinh tế - tài chính ngày càng sâu rộng và mạnh mẽ với các quốc gia trên thế giới, cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính thì vị trí, vai trò của giám đốc tài chính doanh nghiệp trong tương lai không xa nữa sẽ được khẳng định và coi trọng đúng mức trong bộ máy quản trị doanh nghiệp. Cộng đồng doanh nghiệp tiến tới sẽ đòi hỏi cần có một đội ngũ cán bộ làm công tác quản trị tài chính doanh nghiệp có năng lực chuyên môn cao, có khả năng làm việc trong môi trường hội nhập quốc tế, có khả năng thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Trong những năm qua, nắm bắt xu hướng phát triển đó và đòi hỏi của thị trường lao động, Học viện Tài chính luôn không ngừng đổi mới để theo kịp trình độ của các trường hàng đầu trong khu vực và trên thế giới nhằm đào tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực tài chính doanh nghiệp có chất lượng cao.

Xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn của các doanh nghiệp, cùng quá trình hội nhập quốc tế, xét trên năng lực hiện có của Học viện Tài chính, Chương trình đào tạo chất lượng cao hệ đại học chính quy ngành Tài chính-Ngân hàng, chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp được xây dựng là rất cần thiết, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp.

2. Mục tiêu đào tạo chất lượng cao

- Mục tiêu đào tạo Cử nhân kinh tế chất lượng cao chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp phải có kiến thức chuyên sâu, khả năng ứng dụng một cách sáng tạo về công tác quản trị tài chính trong doanh nghiệp. Sinh viên đào tạo theo chương trình chất lượng cao sẽ có kỹ năng phân tích và đưa ra các quyết định tài chính trên cơ sở am hiểu các quy luật kinh tế chung và đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp. Bên cạnh kiến thức chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ, chương trình đào tạo chất lượng cao còn đào tạo ra các nhà quản trị tài chính có đạo đức nghề nghiệp, tôn trọng pháp luật. Chương trình đào tạo chất lượng cao sẽ nhằm đào tạo những cử nhân có kiến thức chuyên sâu, đồng bộ; có khả năng nhận diện rủi ro, nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, có năng lực phân tích tài chính và dự báo tài chính độc lập nhằm tư vấn cho doanh nghiệp đưa ra những quyết định tài chính tối ưu nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.

Sinh viên được đào tạo theo chương trình chất lượng cao khi tốt nghiệp ra trường có khả năng tư duy khoa học và làm việc độc lập, đạt được các kỹ năng để làm được các công việc như tư vấn lựa chọn quyết định tài chính, quản trị rủi ro tài chính, quản trị dòng tiền, dự báo tài chính cho doanh nghiệp, xây dựng cơ chế quản lý tài chính, ngoài ra còn có thể định giá tài sản, định giá doanh nghiệp. Sinh viên biết sử dụng thành thạo các phương tiện và phần mềm hỗ trợ để phân tích tài chính doanh nghiệp, phần mềm lập kế hoạch tài chính, lập và thẩm định dự án đầu tư. Ngoài ra, sinh viên có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh để làm việc trong môi trường hội nhập quốc tế, sử dụng các tài liệu nước ngoài để phục vụ cho việc phân tích và tư vấn tài chính doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại làm việc cho các Tập đoàn kinh tế đa quốc gia, công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty 90, 91, công ty đầu tư, công ty tài chính, các công ty tư vấn tài chính, các công ty niêm yết hoặc công ty cổ phần đại chúng.

3. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo chất lượng cao

Sinh viên được đào tạo chương trình chất lượng cao chuyên ngành TCDN, sau khi tốt nghiệp sẽ đạt được chuẩn đầu ra như sau:

- Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo chất lượng cao chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp đảm bảo vận hành tốt các công việc về quản trị tài chính doanh nghiệp, có khả năng thẩm định tài chính các dự án đầu tư, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp… Am hiểu và xử lý tốt các quy định của Nhà nước về quản lý doanh nghiệp, các quy định của luật thuế, luật kinh doanh - thương mại…

- Có đủ năng lực trong việc phân tích, đánh giá các hoạt động kinh tế, các mối quan hệ tài chính, tư vấn cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn, đưa ra các quyết định tài chính;

- Có khả năng nhận diện rủi ro, nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; nhận diện được đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp;

- Có khả năng thiết lập hệ thống quản trị rủi ro tài chính, quản trị dòng tiền, dự báo tài chính cho doanh nghiệp, xây dựng cơ chế quản lý tài chính, ngoài ra còn có thể định giá tài sản, định giá doanh nghiệp;

- Sử dụng thành thạo các phương tiện và phần mềm hỗ trợ để phân tích tài chính doanh nghiệp, lập kế hoạch tài chính, lập và thẩm định dự án đầu tư.

- Trình độ Tiếng Anh tối thiểu phải đạt bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp và trong công tác chuyên môn, đáp ứng đòi hỏi của các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế).

  4. Chương trình đào tạo chất lượng cao chuyên ngành TCDN

TT

MÃ HP

TÊN HỌC PHẦN

SỐ

GHI CHÚ

TC

PHẦN KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

36

 

 

 

Phần bắt buộc

30

 

1

MPT0125

Những nguyên lý cơ bản của CN Mác- Lê nin 1

2

 

2

MPT0126

Những nguyên lý cơ bản của CN Mác- Lê nin 2

3

 

3

VPP0027

Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam

3

 

4

HVE0244

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

 

5

BFL0117

Tiếng Anh cơ bản

3

Tiếng Anh

6

BFL0118

Tiếng Anh nâng cao

4

Tiếng Anh

7

AMA0237

Toán cao cấp 1

2

 

8

AMA0238

Toán cao cấp 2

2

 

9

PAS0107

Lý thuyết xác suất và thống kê toán

3

 

10

GLA0141

Pháp luật đại cương

2

 

11

GCO0233

Tin học đại cương

3

 

 

 

Phần tự chọn

6

 

12

ETH0102

Lịch sử các Học thuyết kinh tế

2

 

13

SOC0248

Xã hội học

2

 

14

PAM0148

Quản lý hành chính công

2

 

15

EEC0097

Kinh tế môi trường

2

 

16

DEC0098

Kinh tế phát triển

2

 

 II

PHẦN KIẾN THỨC GDTC & GDQP

12

 

 

2.1.Giáo dục quốc phòng

8

 

17

MED0340

Đường lối quân sự của Đảng (HP 1)

3

 

18

MED0341

Công tác quốc phòng, an ninh (HP 2)

2

 

19

MED0342

Quân sự chung (HP 3)

3

 

 

2.2.Giáo dục thể chất

4

 

 

 

Phần bắt buộc

3

 

20

AED0343

 GDTC và thực hành chạy cự ly ngắn

1

 

21

AED0344

 GDTC và thực hành môn bóng rổ

1

 

22

AED0345

 GDTC và thực hành môn bóng chuyền

1

 

 

 

Phần tự chọn

1

 

23

AED0346

 GDTC và thực hành môn thể dục dụng cụ

1

 

24

AED0347

GDTC và thực hành môn bơi lội

1

 

III 

PHẦN KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

93

 

 3.1

Kiến thức cơ sở khối ngành

6

 

25

MAE0101

Kinh tế vĩ mô

3

 

26

MIE0100

Kinh tế vi mô

3

 

 3.2

Kiến thức cơ sở ngành

27

 

27

SFL0115

Tiếng Anh chuyên ngành 1

4

Tiếng Anh

28

SFL0116

Tiếng Anh chuyên ngành 2

4

Tiếng Anh

29

APR0123

Nguyên lý kế toán

4

Tiếng Anh

30

FAM0192

Tài chính tiền tệ

4

Việt-Anh

31

ELA0142

Pháp luật kinh tế (Corporate and Business Law)

3

Tiếng Anh

32

SPR0124

Nguyên lý thống kê

3

 

33

ACO0234

Tin học ứng dụng

2

 

34

QEC0096

Kinh tế lượng

3

 

 3.3.

Kiến thức ngành

18

 

35

TAX0215

Thuế (Taxation – Vietnam)

2

Tiếng Anh

36

INS0001

Bảo hiểm

2

 

37

CUS0030

Hải quan

2

Tiếng Anh

38

IFI0190

Tài chính quốc tế

3

Tiếng Anh

39

CBM0169

Quản trị ngân hàng thương mại 1

2

 

40

SMI0196

Thị trường tài chính

2

Tiếng Anh

41

AVA0025

Định giá tài sản 1

2

 

42

CFI0186

Tài chính doanh  nghiệp 1 (Financial  Management)

3

Tiếng Anh

 3.4

Kiến thức chuyên ngành

12

 

43

CFI0187

Tài chính doanh nghiệp 2

2

 

44

CFI0188

Tài chính doanh nghiệp 3

3

 

45

CFI0189

Tài chính doanh nghiệp 4

2

 

46

CFI0200

Tài chính doanh nghiệp thực hành

2

 

47

CFA0133

Phân tích tài chính doanh nghiệp

3

 

   3.5      

Kiến thức bổ trợ

20

 

 

 

Phần bắt buộc

12

 

48

FAC0048

Kế toán tài chính 1

4

Tiếng Anh

49

MAC0043

Kế toán quản trị 1(Management Accounting)

2

Tiếng Anh

50

BMA0167

Quản trị kinh doanh

2

Tiếng Anh

51

FAC0050

Kế toán tài chính 3

2

 

52

PMA0147

Quản lý dự án

2

 

 

 

Phần tự chọn

8

 

53

IEC0099

Kinh tế quốc tế 1

2

Tiếng Anh

54

MMO0113

Mô hình toán kinh tế

2

 

55

IEC0033

Internet & Thương mại điện tử

2

 

56

CCU0246

Văn hoá doanh nghiệp

2

 

57

PRE0144

Quan hệ công chúng

2

 

58

GAU0078

Kiểm toán căn bản (Audit and Assurance)

2

Tiếng Anh

59

MSI0056

Khoa học quản lý

2

 

60

LBU0087

Kinh doanh bất động sản 1

2

 

61

FAC0051

Kế toán tài chính 4 (KTM và THKT)

2

 

62

GMA0111

Marketing căn bản

2

Tiếng Anh

63

CST0197

Thống kê doanh nghiệp

2

 

 IV

THỰC TẬP  TỐT NGHIỆP, LUẬN VĂN CUỐI KHÓA

10

 

64

SPR0204

Thực tập tốt nghiệp 11 CLC

10

Tiếng Anh

 

 

Tổng số tín chỉ

141

 

Tổng cộng toàn khoá: 141 tín chỉ

(Trong đó: 129 tín chỉ học chuyên môn, 12 tín chỉ GDTC và GDQP).

5. So sánh chuẩn đầu ra của chương trình chất lượng cao cao hơn của chương trình đào tạo đại trà tương ứng

        5.1. Về năng lực chuyên môn: CTCLC được thiết kế để bảo đảm sinh viên CTCLC có kiến thức chuyên môn cao hơn so với sinh viên chương trình đại trà. Giảng viên và trợ giảng CTCLC đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn được quy định ở Điều 6 của Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT. Ngoài các môn học về chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp, sinh viên CTCLC còn được tham gia các buổi seminar, kỹ năng mềm cần thiết cho cán bộ làm công tác Tài chính. Một điểm khác biệt của CTCLC so với CTĐT đại trà là sinh viên được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ bởi giảng viên trình độ tiến sĩ ở nước ngoài. Ngoài ra, sinh viên CTCLC được tổ chức tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề, hội thảo khoa học và đi thực tế ở mỗi cuối các môn học để sinh viên có thể tiếp xúc với các vấn đề thực tiễn và do đó có kiến thức toàn diện hơn đối với từng môn học. Điều này cũng góp phần tăng cường năng lực thích nghi với môi trường làm việc thực tế sau tốt nghiệp của sinh viên.

        5.2.Về năng lực nghiên cứu. Sinh viên CTCLC có cơ hội được tham gia các đề tài nghiên cứu về Tài chính Doanh nghiệp từ cấp cơ sở đến cấp Bộ Tài chính.

        5.3.Về năng lực ngoại ngữ. Sinh viên CTCLC có cơ hội được sử dụng và nâng cao trình độ ngoại ngữ hơn so với sinh viên CTĐT đại trà. Trong chương trình đào tạo CLC chuyên ngành Tài chính Doanh nghiệp có ít nhất 20% số tín chỉ các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, ngành và chuyên ngành được dạy bằng ngôn ngữ Tiếng Anh. Sinh viên tốt nghiệp CTCLC phải đạt chuẩn đầu ra về trình độ ngoại ngữ đạt bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương, điều này giúp sinh viên tăng tính cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hoá.

        5.4.Về  năng lực dẫn dắt, chủ trì, làm việc theo nhóm. Với số lượng sinh viên hạn chế, CTCLC được giảng dạy và học tập theo hướng tăng cường năng lực làm việc nhóm và phát triển khả năng lãnh đạo của sinh viên. Sinh viên CTCLC thường xuyên phải làm việc theo nhóm, thuyết trình và tự chủ trì các buổi thảo luận trên lớp. Ngoài ra, sinh viên còn được tham gia các khoá học để xây dựng và nâng cao kỹ năng quản lý, lãnh đạo và đàm phán qua các học phần tương ứng. Các môn học này khó có thể áp dụng ở CTĐT đại trà do lượng sinh viên khá đông.

6. Về nội dung đào tạo chuyên ngành TCDN

Để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ cần thiết cho công tác quản trị tài chính doanh nghiệp, ngoài phần kiến thức giáo dục đại cương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thì được trang bị thêm hai khối kiến thức: Kiến thức cơ sở ngành và Kiến thức chuyên ngành.

6.1. Về khối kiến thức cơ sở ngành: Sinh viên sẽ được trang bị các môn học chủ yếu như: Nguyên lý kế toán, Pháp luật kinh tế, Tài chính tiền tệ, Nguyên lý thống kê, Tin học ứng dụng, Quản lý tài chính công, Thuế, Bảo hiểm, Hải quan, Tài chính quốc tế, Quản trị ngân hàng thương mại, Thị trường chứng khoán và đầu tư chứng khoán, Định giá tài sản, Kế toán tài chính, Kế toán quản trị, Quản trị kinh doanh, Thống kế doanh nghiệp, Quản lý dự án, Kiểm toán, Kinh tế lượng…

6.2.Về khối kiến thức chuyên ngành: Sinh viên sẽ được trang bị các môn học về chuyên ngành là: Tài chính doanh nghiệp, Tài chính doanh nghiệp thực hành, Phân tích tài chính doanh nghiệp…

Chương trình đào tạo chất lượng cao có tỷ lệ số môn học bằng Tiếng Anh khá lớn so với chương trình đào tạo đại trà.

7. Về vị trí công tác sau khi tốt nghiệp ra trường

 Sinh viên được đào tạo chất lượng cao chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường có khả năng lựa chọn nơi làm việc là rất rộng lớn, cụ thể có thể đảm nhiệm ở nhiều vị trí công tác khác nhau như sau:

- Làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước, như: Bộ Tài chính; Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải quan; Cục Tài chính doanh nghiệp; Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Sở Tài chính, Cục Thuế và Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố; Phòng Tài chính, Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nước các quận - huyện; các Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Chính sách tài chính,.. thuộc các Bộ, Ban, Ngành; v.v.

- Làm việc tại khu vực các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: Làm chuyên viên Ban Tài chính - Kế toán; Ban đầu tư; Ban kiểm soát của các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty; Phòng Tài chính - Kế toán của các công ty, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Làm việc tại các doanh nghiệp tài chính như: Các Ngân hàng thương mại; Công ty Bảo hiểm; Công ty chứng khoán; Quỹ đầu tư; Công ty Tài chính; Công ty Kiểm toán; Công ty Thẩm định giá; Sở Giao dịch chứng khoán,.. đảm nhận các công việc như: Thẩm định tài chính dự án đầu tư hoặc cho vay vốn; quản trị rủi ro của các hoạt động và dự án đầu tư của doanh nghiệp; triển khai các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán quốc tế và các dịch vụ tài chính ở các tổ chức tài chính-tín dụng và ngân hàng; trở thành các nhà môi giới đầu tư trên thị trường chứng khoán; các chuyên gia tư vấn tài chính ở các công ty chứng khoán, công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán v.v.

- Làm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học như:  Làm Giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng; làm Nghiên cứu viên tại các cơ quan nghiên cứu khoa học, các Viện nghiên cứu về lĩnh vực Kinh tế  - Tài chính - Ngân hàng nói chung và Tài chính doanh nghiệp nói riêng.

 

 

BỘ MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Số lần đọc: 422