HOẠT ĐỘNG QUA ẢNH
Ảnh-03-02-2015-08-img0 Ảnh-03-02-2015-08-img1 Ảnh-03-02-2015-08-img2 Ảnh-03-02-2015-08-img3 Ảnh-03-02-2015-08-img4 Ảnh-03-02-2015-08-img5 Ảnh-02-02-2015-22-img0 Ảnh-02-02-2015-22-img1 Ảnh-02-02-2015-22-img2 Ảnh-31-01-2015-17-img0
Bộ môn Định giá Tài sản
Thứ sáu, 24/08/2018 - 17:23

GIỚI THIỆU CHUYÊN NGÀNH THẨM ĐỊNH GIÁ & KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN

GIỚI THIỆU CHUYÊN NGÀNH

THẨM ĐỊNH GIÁ & KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN

----------------------- *   *   *   --------------------

1. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:

1.1 Môn học cơ sở:

Pháp luật kinh tế, Tài chính tiền tệ, Tin học ứng dụng, Kinh tế lượng, Quản trị kinh doanh, Thị trường chứng khoán, Kế toán tài chính, Kiểm toán căn bản, Cơ sở hình thành giá cả thị trường, Quản lý đất đai, Tài chính DN, Nguyên lý thẩm định giá…

1.2 Môn học nghiệp vụ:

1. Thẩm định giá bất động sản

2. Thẩm định giá máy thiết bị và tài sản vô hình

3. Thẩm định giá doanh nghiệp

4. Kinh doanh BĐS 1

5. Kinh doanh BĐS 2

6. Kiểm toán Báo cáo tài chính – (nghiệp vụ 2).

2. KỸ NĂNG CHUYÊN NGÀNH:  SV chuyên ngành được đào tạo kỹ năng:

 - Sử dụng các hàm tài chính trong thẩm định giá.

- Sử dụng các phần mềm dự báo biến động giá.

- Làm việc theo nhóm.

3. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHUYÊN NGÀNH.

      

  • Có quan điểm chính trị vững vàng.

  • Có chuyên môn sâu về Thẩm định giá và kinh doanh BĐS.

  • Biết sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp và trong công tác chuyên môn.

  • Có khả năng nghiên cứu khoa học chuyên ngành.

  • Biết sử dụng máy tính, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.

4. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN:

Sinh viên chuyên ngành có nhiều lựa chọn cho tương lai nghề nghiệp của mình:

4.1 - Các công ty Thẩm định giá chuyên nghiệp:

Công ty định giá tài sản, công ty dịch vụ tư vấn và thẩm định giá, công ty chứng khoán... Tại các công ty này bạn phải khuyến cáo, tư vấn và đưa ra mức giá hợp lý các loại máy móc thiết bị, nhà đất, cổ phiếu... và kể cả thương hiệu của doanh nghiệp, để khách hàng ra quyết định đầu tư, mua bán với rủi ro là thấp nhất.

Thẻ “Thẩm định viên” là một tấm thẻ danh giá ở mọi quốc gia. Muốn có tấm thẻ này hãy đăng ký học chuyên ngành Thẩm định giá & kinh doanh BĐS, sau khi ra trường đủ 36 tháng bạn sẽ là người đầu tiên đủ điều kiện dự thi cấp thẻ Thẩm định viên do Cục Quản lý giá Bộ Tài Chính Việt Nam tổ chức hàng năm.

4.2 - Các Ngân hàng thương mại: có khoảng 1/3 sinh viên Thẩm định giá & KDBĐS – làm việc tại các NHTM - bộ phận thẩm định tín dụng và đánh giá tài sản thế chấp luôn cần bằng cấp chuyên nghiệp để thẩm định tài sản đảm bảo, thẩm định tính pháp lý, tính hiệu quả các dự án đầu tư làm cơ sở ra quyết định cho vay một cách an toàn và hiệu quả nhất.

4.3 - Công ty Kiểm toán và dịch vụ tài chính:

Theo quy định hiện hành, muốn hành nghề Kiểm toán bắt buộc phải có chứng chỉ Thẩm định giá. Từ khóa 56 môn Kiểm toán Báo cáo tài chính là nghiệp vụ 2 của chuyên ngành Thẩm định giá & KDBĐS, điều này mở ra nhiều lựa chọn và cơ hội việc làm cho bạn.

4.4 - Các công ty chuyên đầu tư và kinh doanh BĐS:

Ở những đơn vị này bạn có thể làm hầu hết công việc như một nhà kinh doanh BĐS thực thụ, từ công tác quảng cáo, môi giới, maketing, thẩm định và quản lý dự án, cho đến quản lý sàn giao dịch bất động sản. Đó là môi trường để bạn chiêm nghiệm cơ hội và rủi ro của các đại gia đầu tư và kinh doanh BĐS.

4.5 - Các cơ quan nhà nước:

Các Bộ, Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Cục Quản lý giá Bộ Tài Chính, Ủy Ban chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, các trường Đại học, Viện nghiên cứu có giảng dạy và nghiên cứu về Thẩm định giá và kinh doanh BĐS.

4.6- Ngoài ra, nếu thực sự say sưa, tâm huyết nghề nghiệp, sinh viên chuyên ngành hoàn toàn có thể trực tiếp đầu tư  và tự gánh chịu rủi ro mà không cần phải đi tìm việc ở bất kỳ một doanh nghiệp hay tổ chức nào khác.

*

 

*          *

            Sau 12 khóa tốt nghiệp, chuyên ngành đã đào tạo được trên 800 sinh viên chính quy. Qua khảo sát sơ bộ, sinh viên chuyên ngành hiện đang làm việc tại nhiều tổ chức: Bộ Tài chính, Sở tài chính, Sở Tài nguyên môi trường và các doanh nghiệp; các công ty Thẩm định giá, công ty kiểm toán, công ty chứng khoán, các ngân hàng thương mại và cơ quan khác. Trong đó: khoảng 60%  số sinh viên làm tại các công ty thẩm định giá và các ngân hàng thương mại, 27% số sinh viên làm tại các công ty kinh doanh BĐS và 13% sinh viên làm về kiểm toán, kế toán.

          Những năm gần đầy, nhu cầu xã hội về Thẩm định viên đang gia tăng một cách đều đặn và ổn định, xuất phát từ nhu cầu Thẩm định giá trong tiến trình cải cách DNNN và gia tăng quy mô hoạt động của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Nhiều sinh viên chuyên ngành đã tự vận dụng kiến thức để giao dịch chứng khoán và môi giới bất động sản ngay khi còn trên ghế nhà trường. Một tỷ lệ lớn sinh viên được các công ty tuyển dụng ngay trong quá trình thực tập.

          Một thực tế đáng mừng và hoàn toàn có thể kiểm chứng được một cách dễ dàng là hiện nay: nhiều doanh nghiệp, tổ chức đến liên hệ với Khoa, Bộ môn để tuyển dụng sinh viên chuyên ngành phải ra về tay trắng vì 100% sinh viên CQ52.16 - chuyên ngành Thẩm định giá và KDBĐS của HVTC đã đi làm đúng nghề ngay khi Học viện Tài chính chưa cấp bằng tốt nghiệp.

          Chúng tôi xác định rằng: “Tương lai nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Thẩm định giá và KDBĐS là sứ mạng của người chèo đò”.  Thực tế nói trên là một minh chứng hùng hồn về sự thừa nhận và đánh giá cao của xã hội về chất lượng đào tạo của chuyên ngành Thẩm định giá và kinh doanh BĐS tại HVTC. Giảng viên Bộ môn và sinh viên chuyên ngành Thẩm định giá và kinh doanh BĐS hoàn toàn có quyền tự hào vì đã góp phần quan trọng làm nên "Thương hiệu" của Học viện Tài chính.

 

                                                   BỘ MÔN ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

Số lần đọc: 3122
Các bài đã đăng