Tìm
English
Chủ nhật, 13/11/2022 - 20:1

Học viện Tài chính chủ trì tổ chức thành công Hội thảo Quốc tế “Tài chính - Kế toán thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững”
(HVTC)- Sáng 11/11, Học viện Tài chính chủ trì phối hợp với Trường Đại học Tài chính - Marketing, Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính và Trường Đại học Tài chính - Kế toán đồng tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: “Tài chính - Kế toán thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững” (FASPS-4) dưới hình trực tiếp kết hợp trực tuyến với 03 điểm cầu. Có 14 tham luận được trình bày, 7 bài báo được trao giải Best paper tại Hội thảo. Có 122 bài báo được chọn đăng trong kỷ yếu hội thảo trong 177 bài báo gửi tham gia.

Đại biểu tại điểm cầu Trường Đại học Tài chính - Marketing (TP. HCM)

Tham dự Hội thảo, tại điểm cầu Trường Đại học Tài chính – Marketing có sự hiện diện của GVCC.TS. Nguyễn Đào Tùng – Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Tài chính; PGS.TS Phạm Tiến Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính – Marketing; GS..TS. Trần Thọ Đạt - Chủ tịch Hội đồng trường  Đại Học kinh tế quốc dân; NGND. PGS..TS. Nguyễn Trọng Cơ – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Tài chính; GVCC. TS. Nguyễn Đào Tùng – Chủ tịch Hội đồng trường; NGƯT.PGS.,TS Trương Thị Thủy – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc HV; NGƯT. PGS.,TS Nguyễn Vũ Việt – Phó Giám đốc Học viện.

Đại biểu tại điểm cầu Học viện Tài chính (Hà Nội)

Về phía Đại học Tài chính- Kế toán Quảng Ngãi, có sự hiện diện của TS. Lê Xuân Lãm – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, TS. Bùi Thị Yến Linh – Phó Hiệu trưởng

Về phía Trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính, có sự hiện diện của ThS. Võ Văn Trường – Giám đốc Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính; PGS.,TS. Nhữ Trọng Bách – Phó Gíam đốc;

Về phía trường Đại học Tài chính – Makerting, có sự hiện hiện của PGS.,TS. Hồ Thủy Tiên – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS.,TS. Phạm Tiến Đạt – Hiệu trưởng; TS. Lê Trung Đạo – Phó Hiệu trưởng và đại diện các doanh nghiệp, đối tác.

GVCC.TS.Nguyễn Đào Tùng - Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Tài chính phát biểu dẫn đề tại Hội thảo (điểm cầu Trường Đại học Tài chính - Marketing  (TP. HCM)

Phát biểu dẫn đề tại hội thảo, GVCC. TS. Nguyễn Đào Tùng - Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Tài chính đã chỉ rõ chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong chú trọng phát triển kinh tế tư nhân. Theo đó, sau hơn 5 năm (năm 2017 đến nay) thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân, thành phần kinh tế quan trọng này đã trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam có sự phát triển mạnh cả về chất, lượng và quy mô, tiếp tục là động lực chính trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trong đó, vai trò, vị thế của kinh tế tư nhân ngày càng được khẳng định và thể hiện rõ nét thông qua những đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó,chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 nêu rõ, phát triển nhanh, hài hòa các khu vực kinh tế và các loại hình doanh nghiệp; phát triển kinh tế tư nhân thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Theo đó, phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân của người Việt Nam cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Phấn đấu đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp với tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt 60 - 65%....TS. Nguyễn Đào Tùng cũng chỉ rõ: Tuy đạt nhiều thành tựu, song nhìn chung, khu vực kinh tế tư nhân còn tồn tại, hạn chế. Cơ chế, chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, kinh tế tư nhân chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế, có quy mô nhỏ, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ… Hội thảo được tổ chức nhằm mục tiêu thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh mới.

PGS.,TS. Phạm Tiến Đạt - Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính – Marketing phát biểu dẫn đề Hội thảo

Trong phát chào mừng tại Hội thảo, PGS.,TS. Phạm Tiến Đạt - Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Marketing cũng đã nêu vai trò, vị trí của khu vực kinh tế tư nhân trong góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm thay đổi diện mạo đất nước, nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; hình thành nhiều thương hiệu cạnh tranh khu vực và quốc tế và chỉ ra một số tồn tại, hạn chế: Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ. Khu vực kinh tế tư nhân có quy mô nhỏ, chủ yếu là hộ gia đình, chưa đáp ứng được vai trò là động lực quan trọng của nền kinh tế. Công nghệ, khả năng quản lý, năng lực tài chính, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh còn nhiều hạn chế. Cơ cấu ngành còn chưa hợp lý, thiếu liên kết với nhau và với các thành phần kinh tế khác. Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu tham gia chuỗi giá trị sản xuất khu vực và toàn cầu. Tình trạng vi phạm pháp luật, cạnh tranh không lành mạnh vẫn diễn ra khá phổ biến. Quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản, cơ hội kinh doanh và các nguồn lực xã hội của khu vực tư nhân chưa thực sự bình đẳng so với các thành phần kinh tế khác, ... Cần nhận thức đầy đủ quan điểm của Đại hội Đảng lần thứ 13 về phát triển khu vực kinh tế tư nhân, và đồng thời tạo điều kiện thiết thực để khu vực kinh tế tư nhân phát triển theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đóng góp lớn hơn vào phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng ở Việt Nam, cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản và phù hợp trong kỳ sắp tới.

GS. Robert Durand - Đại học Curtin (Australia) trình bày tham luận

Hội thảo diễn ra với 2 phiên họp toàn thể và phiên thảo luận theo các chủ đề. Tại phiên toàn thể, GS. Robert Durand - Đại học Curtin (Australia), keynote, đã có bài tham luận trực tiếp với chủ đề: "Chúng ta có thể đưa ra quyết định tài chính tốt không? Câu trả lời có lẽ là không". Tại phiên thảo luận toàn thể thứ 2, Hội thảo cũng được nghe TS. Hafiz Muhammad Ali - Đại học UCSI (Malaysia), keynote, trao đổi về nội dung: "Thúc đẩy hiệu quả hoạt động ngân hàng bền vững thông qua tài chính toàn diện ở các cường quốc kinh tế mới nổi".

Đoàn chủ tọa Hội thảo phiên toàn thể: PGS.TS. Hồ Thủy Tiên – Chủ tich HĐT, Trường Đại học Tài chính – Marketing (Trưởng Chair); GVCC.TS. Nguyễn Đào Tùng - Chủ tich Hội đồng Trường Học viện Tài chính; ThS Đỗ Văn Trường, Giám đốc Trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính

Các đại biểu đã cùng nhau trao đổi, phân tích và làm rõ nhiều nội dung như: Các quan điểm và nhận thức về kinh tế tư nhân; Các chính sách tài chính - kế toán cho phát triển kinh tế tư nhân; Quản lý kinh tế, cải cách tài chính công, cải cách hành chính để phát triển kinh tế tư nhân; Điều kiện, giải pháp, định hướng phát triển kinh tế tư nhân, những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tư nhân; Nguồn nhân lực, môi trường kinh doanh thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân; Thực trạng, vai trò, đóng góp của kinh tế tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam; Kinh tế tư nhân trong bối cảnh hội nhập, cách mạng 4.0, tham gia các Hiệp định thương mại tư do kinh doanh thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân; Vai trò của nhà nước và các chủ đề khác liên quan đến thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân; Các mô hình kinh tế (Kinh tế chia sẻ, kinh tế số, kinh tế ban đêm, kinh tế tuần hoàn …) và sự phát triển kinh tế tư nhân…

TS. Nguyễn Hữu Tân – Học viện Tài chính trình bày tham luận (tại TP. HCM)

Trong tham luận chủ đề "Roles of financial statement analysis of Vietnamese pharmaceutical enterprises" (Vai trò của phân tích báo cáo tài chính đối với các công ty dược tại Việt Nam" do TS. Nguyễn Hữu Tân – Học viện Tài chính, đại diện cho nhóm tác giả đã nêu lên sự cần thiết của phân tích báo cáo tài chính đối với các công ty dược như sự gia tăng nhanh chóng trong nhu cầu tiêu thụ dược phẩm tại Việt Nam và coi đây là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của ngành dược phẩm, các công ty dược nước ngoài có thể dễ dàng tiếp cận với thị trường trong nước hơn khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng và do sự tác động của dịch bệnh COVID-19 tới nền kinh tế nói chung trong đó có các doanh nghiệp ngành dược phẩm.Tham luận cũng đã đánh giá thực trạng tình hình tài chính của 10 doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và từ đó đưa ra một số đánh giá về tình hình tài chính của các doanh nghiệp này như tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản, các doanh nghiệp ngành dược trong nước chưa chú trọng đầu tư vào tài sản dài hạn.

TS. Nguyễn Thị Nhung – Học viện Tài chính, đại diện cho nhóm tác giả đã trình bày tham luận “Sự hài lòng của khách hàng đối với sự phát triển siêu thị chuyên doanh trong bối cảnh kinh tế số”. Tham luận đã nêu mối liên hệ giữa sự hài lòng của khách hàng đối với sự phát triển siêu thị chuyên doanh trong bối cảnh kinh tế số và đã hệ thống hóa lý luận về dịch vụ, chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng. Cùng với việc làm rõ khái niệm về dịch vụ bán hàng siêu thị,  nghiên cứu mô hình chất lượng dịch vụ của các nhà nghiên cứu, tham luận cũng phân tích được một số lý thuyết đánh giá chất lượng dịch vụ nói chung và đánh giá siêu thị nói riêng. Bên cạnh đánh đó, nhóm tác giả đã đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của siêu thị chuyên doanh trên tại Việt Nam, từ đó đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, hướng tới sự hài lòng của khách hàng trong bối cảnh kinh tế số.

Trong tham luận “Kế toán trách nhiệm xã hội của các công ty thép niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam – Thực trạng và khuyến nghị chính sách” do NCS. Hoàng Thị Kim Ưng – Học viện Tài chính đại diện nhóm tác giả trình bày đã chỉ ra ba hạn chế của kế toán trách nhiệm xã hội (SRA)  ở các công ty này: (i) chỉ một số công ty lớn cung cấp báo cáo phát triển bền vững; (ii) thiếu thông tin chi tiết về tuân thủ môi trường, phúc lợi lao động và hoạt động hỗ trợ cộng đồng; (iii) thiếu các chỉ số đo lường được. Đồng thời, tham luận đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm cải thiện công tác hạch toán trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp thép niêm yết tại Việt Nam, nhất là xây dựng một hệ thống phân loại chi phí phát thải. Hơn nữa, việc hoàn thiện các chỉ số đo lường hiệu quả tác động xã hội và tăng cường tuân thủ báo cáo có thể nâng cao việc thực hiện hạch toán trách nhiệm xã hội tại các công ty thép niêm yết tại Việt Nam.

Phát biểu tổng kết Hội thảo, TS. Lê Trung Đạo – Phó Hiệu Trưởng trường Đại học Tài chính – Makerting đã nêu: Các phiên của Hội thảo đã diễn ra với 14 tham luận được trình bày với các đề liên quan về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó có các chủ đề nổi bật: Việc ra các quyết định tìa chính; phân tích và làm báo cáo Tài chính; Vấn đề vốn, tín dụng trong phát triển kinh tế tư nhân; Đổi mới mô hình quản trị kinh; Đổi mới công tác kế toán; Các giải pháp phát triển kinh tế tư nhân. .. Có gần 35 lượt trao đổi, thảo luận và đặt ra các câu hỏi về các vấn đề liên quan đến tài chính, kế toán, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững. Hội thảo thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, các chuyên gia, các doanh nghiệp. Các nội dung troa đổi trong hội thảo không chỉ về học thuật mà còn cso ý nghĩa thực tiễn to lớn, đóng phần tích cực trong hoạc định phát triển kinh tế tư nhân nahnh bền vững trong điều kiện hòa nhập quốc tế. Nhiều bài học giá trị được đúc rút như: Sử dụng nguồn vốn hiệu quả trong doanh nghiệp tư nhân, các giải phát để doanh nghiệp tư nhân phát triển nhanh và bền vững.

CÁC THAM LUẬN ĐƯỢC TRÌNH BÀY TẠI HỘI THẢO

* Chủ đề: Can We Make Good Financial Decision?  The Answer is Probably “No”

Keynote Speaker: Professor Robert Durand (Professor of Finance, Curtin University)

Bài 1: THE ROLE OF FINANCIAL STATEMENT ANALYSIS OF VIETNAMESE PHARMACEUTICAL ENTERPRISES

Tác giả: TS Nguyễn Đào Tùng, TS Nguyễn Hữu Tân

 (Học viện Tài chính)

Bài 2: EFFECTS OF BANK CREDIT ON THE PRIVATE SECTOR - EXPERIMENTAL EVIDENCE IN VIETNAM

Tác giả: PGS.TS Phạm Tiến Đạt, PGS.TS Phan Thị Hằng Nga, ThS Nguyễn Xuân Dũng

(Trường Đại học Tài chính – Marketing)

Bài 3: DEVELOPMENT OF CORPORATE BOND MARKET IN VIETNAM

Tác giả: TS Vũ Ngọc Anh, TS Nguyễn Thùy Linh        

(Học viện Tài chính)

Bài 4: FACTORS AFFECTING CREDIT RISK: AN EMPIRICAL EVIDENCE IN VIETNAM’S COMMERCIAL BANKS

Tác giả: ThS. Nguyễn Xuân Bảo Châu, Nguyễn Hùng Minh Trung, Đặng Thị Hồng Đào, Đào Việt Đức, Đới Sỹ Hoàng Anh

(Trường Đại học Tài chính – Marketing)

Bài 5: SOCIAL RESPONSIBILITY ACCOUNTING OF STEEL COMPANIES LISTED ON THE VIETNAM STOCK MARKET – SITUATION AND POLICY RECOMMENDATION

Tác giả: ThS Phạm Minh Đức, TS Trần Thanh Thu, TS Hồ Quỳnh Anh, ThS Hoàng Thi Kim Ưng, ThS Hoàng Mỹ Linh

(Học viện Tài chính)

Bài 6: THE IMPACT OF CORPORATE SOCIAL RESPONSIBILITIES ON EARNINGSS MANAGEMENT: EVIDENCE FROM VIETNAM

Tác giả: TS Ngô Nhật Phương Diễm, NCS Đoàn Thị Thu Thủy

(Trường Đại học Tài chính – Marketing, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM)

Bài 7: THE ROLES OF ACCOUNTANTS AND THE INFORMATION QUALITY

Bài 8: THE CHANGE OF BANKS STOCK PRICE:  THE 4 WAVES OF THE COVID-19 PANDEMIC CONTEXT IN VIETNAM

Tác giả: PGS.TS Phan Thị Hằng Nga, ThS Phạm Minh Tiến, Nguyễn Thị Thảo, Trương Xuân Nguyên

(Trường Đại học Tài chính – Marketing)

Bài 9: THE THRESHOLD OF SHADOW ECONOMY FOR ECONOMIC GROWTH IN ASEAN COUNTRIES

Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Linh, ThS Thái Duy Tùng, ThS Nguyễn Thị Thương, TS Bùi Ngọc Toản

(Trường Đại học Tài chính – Marketing, Trường Đại học Công nghiệp TPHCM)

Bài 10: FACTORS AFFECTING EMPLOYEES’ CREATIVITY AT SMES IN QUANG NGAI PROVINCE, VIETNAM

Tác giả: TS. Nguyễn Thị Lệ Huyền, Nguyễn Thị Như Mai,

Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Phụng, Nguyễn Thị Phương Tú, Trần Thị Thanh Thanh

(Trường Đại học Tài chính – Kế toán)

Bài 11: CUSTOMER SATISFACTION TOWARDS THE DEVELOPMENT OF SPECIALIZED SUPERMARKETS IN THE CONTEXT OF DIGITAL ECONOMY

Tác giả: TS Nguyễn Thị Nhung, ThS Nguyễn Linh Phương, TS Nguyễn Thị Phương Ngọc, TS Lê Thu Hương

(Học viện Tài chính, Trường ĐH Tài chính – Kế toán, Trường ĐH Tài chính – Ngân hàng Hà Nội)

Bài 12: THE IMPACT OF INFORMATION AND COMMUNICATION TECHNOLOGY APPLICATIONS ON THE COMPETITIVENESS OF VIETNAMESE COMMERCIAL BANKS IN THE DIGITAL AGE

Tác giả: TS Phạm Thủy Tú, ThS Đặng Nguyễn Phương Thảo

(Trường Đại học Tài chính – Marketing)

Thanh Hòa.

* Chủ đề: Promoting Sustainable Banking Performance through Financial Inclusion in Rising Economic Powers

Keynote Speaker: Dr Hafiz Muhammad Ali (Assistant Professor of Finance, UCSI University, Malaysia)

DANH SÁCH BEST PAPER

  1. Bài: THE ROLE OF FINANCIAL STATEMENT ANALYSIS OF VIETNAMESE PHARMACEUTICAL ENTERPRISES

Tác giả: TS Nguyễn Đào Tùng, TS Nguyễn Hữu Tân (Học viện Tài chính)

  1. Bài: EFFECTS OF BANK CREDIT ON THE PRIVATE SECTOR - EXPERIMENTAL EVIDENCE IN VIETNAM

Tác giả: PGS.TS Phạm Tiến Đạt, PGS.TS Phan Thị Hằng Nga, ThS Nguyễn Xuân Dũng (Trường Đại học Tài chính – Marketing)

  1. Bài: SOCIAL RESPONSIBILITY ACCOUNTING OF STEEL COMPANIES LISTED ON THE VIETNAM STOCK MARKET – SITUATION AND POLICY RECOMMENDATION

Tác giả: ThS Phạm Minh Đức, TS Trần Thanh Thu, TS Hồ Quỳnh Anh, ThS Hoàng Thi Kim Ưng, ThS Hoàng Mỹ Linh (Học viện Tài chính)

  1. Bài: THE IMPACT OF CORPORATE SOCIAL RESPONSIBILITIES ON EARNINGSS MANAGEMENT: EVIDENCE FROM VIETNAM

Tác giả: TS Ngô Nhật Phương Diễm, NCS Đoàn Thị Thu Thủy (Trường Đại học Tài chính – Marketing, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM)

  1. Bài: THE ROLES OF ACCOUNTANTS AND THE INFORMATION QUALITY WITH PERFORMANCE – AN EMPIRICAL STUDY IN SMALL AND MEDIUM HOTELS

Tác giả: ThS. NCS Phan Thị Thùy Nga, ThS Nguyễn Thị Hồng Oanh, ThS Nguyễn Thị Minh Tâm (Trường Đại học Tài chính – Kế toán)

  1. Bài: CUSTOMER SATISFACTION TOWARDS THE DEVELOPMENT OF SPECIALIZED SUPERMARKETS IN THE CONTEXT OF DIGITAL ECONOMY

Tác giả: TS Nguyễn Thị Nhung, ThS Nguyễn Linh Phương, TS Nguyễn Thị Phương Ngọc, TS Lê Thu Hương (Học viện Tài chính, Trường ĐH Tài chính – Kế toán, Trường ĐH Tài chính Ngân hàng Hà Nội)

  1. Bài: THE IMPACT OF INFORMATION AND COMMUNICATION TECHNOLOGY APPLICATIONS ON THE COMPETITIVENESS OF VIETNAMESE COMMERCIAL BANKS IN THE DIGITAL AGE

Tác giả: TS Phạm Thủy Tú, ThS Đặng Nguyễn Phương Thảo (Trường Đại học Tài chính – Marketing).

Một số hình ảnh khác:

PGS.TS Hồ Thủy Tiên - Trường Đại học Tài chính – Marketing tặng hoa cho lãnh đạo các đơn vị đồng tổ chức Hội thảo: GVCC.TS. Nguyễn Đào Tùng - Chủ tich Hội đồng Trường Học viện Tài chính, TS. Bùi Thị Yến Linh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính – Kế toán, ThS.  Đỗ Văn Trường, Giám đốc Trường Bồi dưỡng CBTC

 PGS.,TS. Hồ Thủy Tiên – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Tài chính – Makerting phát biểu

NGND. PGS..TS. Nguyễn Trọng Cơ – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Tài chính tại điểm cầu HN

NGƯT.PGS.,TS Trương Thị Thủy – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc HV tại điểm cầu HN

Đại biểu tại điểm cầu HN

TS Nguyễn Thị Hồng Vân (Trưởng Chair), ThS Thái Trần Vân Hạnh và PGS.TS Nhữ Trọng Bách chủ trì phiên Hội thảo chủ đề “Kế toán và phát triển kinh tế tư nhân”

PGS.TS Hồ Thủy Tiên (Trưởng Chair), PGS.TS Phạm Thị Thanh Hòa, TS. Trần Hoàng Vũ chủ trì phiên hội thảo chủ đề Tài chính và phát triển kinh tế tư nhân

PGS.TS Huỳnh Thị Thu Sương (Trưởng Chair), TS. Trần Thanh Thu (HVTC); PGS.TS Đặng Văn Mỹ chủ trì phiên chủ đề Kinh tế

Đại biểu tại điểm cầu TP. HCM

Đại biểu tại điểm cầu TP. HCM chụp ảnh lưu niệm

Đại biểu tại điểm cầu TP. HN chụp ảnh lưu niệm

Ban CTCT&SV
Số lần đọc: 1533

Danh sách liên kết