Tìm
English
Thứ năm, 25/01/2024 - 13:4

Đào tạo nâng cao kiến thức năng suất và chất lượng cho đội ngũ giảng viên ngành Tài chính ngân hàng của các trường đại học
Trong khuôn khổ nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia “Nghiên cứu phát triển chương trình đào tạo và triển khai đào tạo năng suất chất lượng cho sinh viên các trường đại học khối ngành Tài chính-Ngân hàng của Việt Nam”, MS 02.3/NSCL-2022, do Học viện Tài chính là tổ chức chủ trì và PGS, TS Đoàn Hương Quỳnh chủ nhiệm nhiệm vụ, đã tổ chức thành công chương trình đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức năng suất và chất lượng cho đội ngũ giảng viên ngành Tài chính-Ngân hàng của 05 trường đại học tham gia thực hiện nhiệm vụ. Chương trình đào tạo bồi dưỡng giảng viên được chia thành 03 khoá đào tạo tại khu vực miền Bắc và miền Trung gồm: (1) Khoá đào tạo bồi dưỡng cho giảng viên của Học viện Tài chính; (2) Khoá đào tạo bồi dưỡng cho giảng viên Đại học Thuỷ Lợi và Đại học Công nghệ Đông Á; (3) Khoá đào tạo bồi dưỡng cho giảng viên Đại học Kinh tế- Đại học Huế và Đại học Đông Á.

Các chuyên gia đào tạo kiến thức năng suất chất lượng cùng các giảng viên tại Học viện Tài chính

Mục đích của khóa đào tạo nhằm bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về quản lý năng suất và chất lượng cho giảng viên nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo năng suất chất lượng cho sinh viên ngành Tài chính- Ngân hàng trong các trường Đại học. Các giảng viên sau khi được các chuyên gia đào tạo sẽ tham gia giảng dạy học phần Quản lý năng suất và chất lượng tại các trường đại học tham gia thực hiện nhiệm vụ. Nội dung khoá đào tạo giảng viên được thiết kế thành 02 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 đào tạo lý thuyết tại trường và giai đoạn 2 đào tạo thực tế tại doanh nghiệp. 

Giai đoạn 1: Giai đoạn đào tạo lý thuyết tại các trường đại học

Trong giai đoạn đào tạo lý thuyết, các giảng viên đã được các chuyên gia năng suất đến từ Viện năng suất Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng trang bị những kiến thức lý luận chuyên sâu về quản lý năng suất và chất lượng. Bên cạnh đó, giảng viên các trường đại học còn được tham gia các buổi toạ đàm nhằm lan toả tư duy năng suất đến từ Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng.

Nội dung đào tạo giai đoạn 1 gồm năm chủ đề chính:

Nội dung 1:  Tổng quan về năng suất và chất lượng

Nội dung 2:  Quản lý năng suất và chất lượng

Nội dung 3:  Đo lường và đánh giá năng suất chất lượng (tập trung vào đo lường và đánh giá năng suất chất lượng trong lĩnh vực tài chính công, tài chính doanh nghiệp, và ngân hàng).

Nội dung 4:  Hệ thống quản lý chất lượng và công cụ cải tiến năng suất

Nội dung 5:  Quản lý năng suất và chất lượng trong bối cảnh mới

Lễ khai giảng khóa đào tạo bồi dưỡng năng suất và chất lượng cho giảng viên tại Học viện Tài chính

Lễ khai giảng khóa đào tạo bồi dưỡng năng suất chất lượng cho giảng viên Đại học Thủy lợi Đại học Công nghệ Đông Á

Lễ khai giảng khóa đào tạo bồi dưỡng năng suất và chất lượng cho giảng viên tại Đại học Kinh tế- Đại học Huế

Trao đổi về năng suất và chất lượng từ các chuyên gia Năng suất chất lượng và các chuyên gia về tài chính tại Học viện Tài chính.

TS Hà Minh Hiệp - Phó Tổng cục trưởng phụ trách, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chia sẻ về năng suất và chất lượng

TS.Cao Hoàng Long - Trưởng phòng Giải pháp quản lý và đổi mới sáng tạo, Viện Năng suất Việt Nam giảng dạy kiến thức chuyên môn về Năng suất và chất lượng tới các các giảng viên.

Ths. Lê Minh Tâm-Phó giám đốc phụ trách Trung tâm đào tạo nghiệp vụ Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chia sẻ kiến thức đào tạo Năng suất và chất lượng tới giảng viên

Giai đoạn 2: Giai đoạn đào tạo thực tế tại các doanh nghiệp:

Các giảng viên của các trường đại học sau khi đã được đào tạo về mặt lý thuyết sẽ tham gia chương trình đào tạo thực tế tại doanh nghiệp. Trong chương trình đào tạo thực tế, các giảng viên đã được tìm hiểu về hệ thống quản lý chất lượng và công cụ nâng cao năng suất tại các doanh nghiệp với những ngành nghề kinh doanh đa dạng gồm các doanh nghiệp trong ngành dệt, may, nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất xi măng. Các giảng viên đã hiểu rõ về hệ thống quản lý chất lượng và công cụ cải tiến năng suất được áp dụng tại các doanh nghiệp như ISO9001, ISO 45001, ISO 31000, 5S, Kaizen… cũng như những sáng kiến cải tiến của các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đặc biệt, giảng viên cũng đã có thể vận dụng phương pháp đo lường năng suất trên khía cạnh tài chính nhằm đánh giá hiệu quả của các biện pháp cải tiến năng suất đối với doanh nghiệp. 

Đoàn giảng viên tham gia thực tế tại Công ty cổ phần May Hưng Việt ( Tỉnh Hưng Yên).

Đoàn giảng viên tham gia thực tế tại Công ty cổ phần Công ty cổ phần Dệt Hà Đông Hanosimex ( Tỉnh Hà Nam).

Đoàn giảng viên trao đổi chuyên sâu các vấn đề trong sản xuất gắn với năng suất chất lượng tại doanh nghiệp ngành May.

Đoàn giảng viên tham gia thực tế tại Công ty cổ phần Nông Nghiệp Nam Sông Hồng.

Niềm vui của các chuyên gia, các giảng viên khi Công ty cổ phần Nông Nghiệp Nam Sông Hồng chia sẻ sự thay đổi hiệu quả trong sản xuất kinh doanh khi áp dụng công cụ quản lý năng suất chất lượng vào quản lý doanh nghiệp.

Đoàn giảng viên tham gia thực tế tại Công ty cổ phần Công ty cổ phần Công ty cổ phần Long Thọ ( Huế).

Đoàn giảng viên cùng các chuyên gia về năng suất chất lượng đào tạo thực tế tại công ty cổ phần Long Thọ

Các giảng viên được trải nghiệm quy trình sản xuất tại công ty cổ phần Long Thọ gắn với năng suất chất lượng

Chương trình đào tạo năng suất và chất lượng cho đội ngũ giảng viên các trường đại học được nghiên cứu, biên soạn dựa trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của các chương trình đào tạo năng suất và chất lượng trong và ngoài nước, được cập nhật thực tế theo yêu cầu cụ thể của nhiệm vụ 02.3/NSCL-2022. Thông qua chương trình, các giảng đã được bổ sung, cập nhật thường xuyên những kiến thức mới và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý năng suất chất lượng trong lĩnh vực Tài chính-Ngân hàng. Đây chính là tiền đề để tạo ra một đội ngũ giảng viên và chuyên gia năng suất nhằm phục vụ cho hoạt động đào tạo về năng suất và chất lượng trong các trường đại học cũng như lan toả tư duy năng suất đến toàn xã hội. Các khoá đạo tạo được đánh giá tín nhiệm rất cao từ phía các giảng viên và các chuyên gia về năng suất chất lượng hiện nay./.

Nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia “Nghiên cứu phát triển chương trình đào tạo và triển khai đào tạo năng suất chất lượng cho sinh viên các trường đại học khối ngành Tài chính-Ngân hàng của Việt Nam”, MS 02.3/NSCL-2022.

PGS.TS. Đoàn Hương Quỳnh, TS. Hồ Quỳnh Anh
Số lần đọc: 2156
Các bài đã đăng

Danh sách liên kết