Tìm
English
Thứ hai, 07/04/2025 - 11:25

Học viện Tài chính tăng cường các chính sách phục vụ người học thông qua triển khai đào tạo theo hình thức E-learning
(HVTC) – Ngày 02/04/2025 tại trụ sở chính số 58, Lê Văn Hiến, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, HN, Học viện Tài chính tổ chức đánh giá kết quả thí điểm triển khai đào tạo theo hình thức E-learning đối với học lại, học cải thiện (theo hình thức trực tiếp và trực tuyến).

Đại biểu tham dự chương trình thực tiếp tại hội trường A1

Tham dự chương trình trực tiếp có: NGƯT, PGS.,TS. Nguyễn Đào Tùng - Uỷ viên BCH Đảng bộ Bộ Tài chính, Giám đốc Học viện Tài chính; NGƯT, PGS.,TS. Trương Thị Thủy - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện; TS. Lưu Hữu Đức - Trưởng ban Quản lý đào tạo; PGS.,TS. Hà Minh Sơn – Phó Trưởng ban (PT) CTCT&SV, Trưởng bộ môn Nghiệp vụ Ngân hàng; PGS.,TS. Đoàn Hương Quỳnh – Phó Trưởng khoa TCDN, Trưởng bộ môn TCDN; Ths. Vũ Huy Thành – Phó Trưởng ban Thanh tra giáo dục; TS. Trần Trọng Hưng – Phó Trưởng ban TCKT; cùng lãnh đạo các khoa, bộ môn qua nền tảng Zoom Meetings.

TS. Lưu Hữu Đức - Trưởng ban Quản lý đào tạo trình bày Báo cáo 

TS. Lưu Hữu Đức - Trưởng ban Quản lý đào tạo trình bày Báo cáo đánh giá kết quả thí điểm triển khai đào tạo theo hình thức E-learning đối với học lại, học cải thiện. Theo đó, báo cáo đã chỉ ra những số liệu tổng hợp về:  Tình hình triển khai thí điểm học lại, học cải thiện điểm, học bù đợt 1 học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 theo hình thức E-learning; Kết quả thực hiện thí điểm học lại, học cải thiện điểm, học bù theo hình thức E-learning. Từ đó, báo cáo đã đánh giá thuận lợi, khó khăn và đưa ra kiến nghị.

Báo cáo đã chỉ rõ: Đa số giảng viên và sinh viên có đánh giá tích cực về việc học tập theo hình thức E-learning. Thông qua đó, giúp sinh viên chủ động và linh hoạt hơn về thời gian học tập, tiếp cận tài liệu học tập dễ dàng; theo dõi học lại bài học ở bất cứ thời điểm nào; Sau mỗi buổi học đều có những bài luyện tập cho phép sinh viên làm lại nhiều lần để ghi nhớ và nắm rõ kiến thức; Việc học tập và làm bài ôn tập kiểm tra tạo cho sinh viên không cảm thấy áp lực với việc phải di chuyển nhiều lần trong những điều kiện bất lợi, thời gian sinh hoạt và sức khỏe không bị ảnh hưởng; Phần lớn sinh viên và giảng viên ủng hộ và có nguyện vọng mong muốn hình thức này vẫn được áp dụng vào giảng dạy đối với các lớp học lại, học cải thiện điểm, học bù cũng như mở rộng đối với các đối tượng, hình thức học khác; Kết quả học tập của sinh viên tương đối khả quan…

Tại chương trình, các đại biểu tham dự đã trao đổi, đánh giá hiệu quả của việc triển khai thí điểm đào tạo theo hình thức E-learning đối với học lại, học cải thiện. Các đại biểu tham dự đều đánh giá cao và đồng thuận trong việc áp dụng hình thức đào tạo này.

NGƯT, PGS.,TS. Trương Thị Thủy - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện phát biểu

NGƯT, PGS.,TS. Trương Thị Thủy - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện đánh giá cao việc thí điểm triển khai đào tạo theo hình thức E-learning đối với học lại, học cải thiện. Đây là hướng đi đúng, được khẳng định từ các kết quả đạt được qua báo cáo, phù hợp với yêu cầu về áp dụng công nghệ, đổi mới và thúc đẩy phát triển đào tạo. Ngay từ giai đoạn dịch bệnh COVID-19 bùng phát, thực hiện nghiêm chỉ thị của Thủ tướng chính Phủ, Học viện đã nhanh chóng chuyển các hoạt động từ trực tiếp sang trực tuyến, đảm bảo đúng kế hoạch, hiệu quả của các nhiệm vụ, trong đó có đào tạo. Với phương thức học tập này, người học của Học viện có điều kiện phát huy năng lực học tập của người học, tạo điều kiện nâng cao kết quả học tập và ra trường đúng hạn.

Đặc biệt, đối với những sinh viên học tại các chương trình đào tạo có ít sinh viên, việc triển khai đồng bộ hệ thống E – learning đảm bảo cho sinh viên công bằng với các CTĐT khác khi có thể tham gia học lại, học cải thiện nhanh chóng không cần chờ học ghép với khoá sau hay chờ đủ số sinh viên mở lớp theo quy định.

Theo TS. Vũ Thị Thu Hương - Phó Trưởng bộ môn Kinh tế Chính trị Mác – Lênin đánh giá, việc học tập môn Kinh tế chính trị bằng hình thức E- learning này, sinh viên tiếp thu kiến thức tốt, điểm thi tốt.

Theo PGS.,TS. Hà Minh Sơn – Phó Trưởng ban (PT) CTCT&SV, Trưởng bộ môn Nghiệp vụ Ngân hàng đánh giá cao việc triển khai đào tạo theo hình thức E-learning. Với góc nhìn của người học – khi đang theo học chương trình đào tạo từ xa ngành Ngôn ngữ Anh của Học viện Tài chính: Sinh viên nâng cao kiến thức và mức điểm học tập qua các lần làm bài tập từ sự chuyên cần của mình. Tuy nhiên, cần hoàn thiện hơn nữa các yếu tố về công nghệ.  

Theo PGS.,TS. Phan Thị Thoa – Trưởng bộ môn Lịch sử Đảng& TT HCM, cần phải tăng cường hơn nữa tính tích cực, tự giác của sinh viên; Cảnh báo thời hạn trả bài; Giáo viên cần nỗ lực cao nhất để giải đáp các vấn đề về việc học tập của sinh viên; Hệ thống học liệu cần đồng bộ hơn nữa với ngân hàng đề thi.

Theo PGS.,TS. Đoàn Hương Quỳnh, việc luyện tập của sinh viên trong các bài tập có ý nghĩa lớn trong ôn luyện, nâng cao kiến thức. Mặt khác, việc học tập này sẽ tạo điều kiện để sinh viên chuyên ngành sớm được đi thực tập. Đề nghị mở rộng, đồng bộ toàn bộ học liệu, hệ thống đặc biệt là các học liệu chuyên ngành.

NGƯT, PGS.,TS. Nguyễn Đào Tùng - Uỷ viên BCH Đảng bộ Bộ Tài chính, Giám đốc Học viện Tài chính phát biểu chỉ đạo

Phát biểu chỉ đạo và tổng kết chương trình, NGƯT, PGS.,TS. Nguyễn Đào Tùng khẳng định việc triển khai hình thức học tập này là hướng đi cần thúc đẩy, mở rộng. Học viện đã triển khai chương trình đào tạo trình độ đại học theo phương thức đào tạo này với loại hình đào tạo từ xa. Đây là điều kiện giúp người học học tập suốt đời. Sinh viên được tạo điều kiện để nâng cao kết quả học tập cũng như tạo điều kiện để sinh viên ra trường đúng hạn. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả hình thức học tập này, cần hoàn thiện hệ thống và tăng cường sự tương tác của giảng viên – sinh viên. Giao Ban Quản lý đào tạo tiếp tục nghiên cứu, xây dựng lộ trình báo cáo Ban Giám đốc để triển khai đồng bộ trong thời gian tới. 

Một số hình ảnh khác

 
Đại biểu đóng góp ý kiến trực tiếp và qua zoom
Ban CTCT&SV
Số lần đọc: 421
Các bài đã đăng

Danh sách liên kết