Tìm
English
Thứ tư, 16/07/2025 - 17:19

Cảnh giác với nạn bắt cóc online – thủ đoạn lừa đảo mới nhắm vào các bạn trẻ
(HVTC) – Tội phạm lừa đảo không cần sử dụng dây trói hay vũ lực mà chỉ bằng vài cuộc gọi video đã khiến hàng loạt nạn nhân tự giam lỏng mình trong khách sạn, tự yêu cầu người nhà chuyển tiền chuộc. Học viện Tài chính cảnh báo thủ đoạn tinh vi của tội phạm lừa đảo này để sinh viên nâng cao cảnh giác.

Từ kịch bản giả danh công an hù dọa nạn nhân liên quan đến tội phạm

Thủ đoạn gọi video để nạn nhân nhì thấy hình ảnh "tội phạm" ma túy/ rửa tiền...

Hiện nay, có rất nhiều nạn nhân, chủy yếu là học sinh, sinh viên tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước sập bẫy thủ đoạn gọi điện lừa đảo của loại tội phạm giả danh công an hay cơ quan điều tra. Chiêu trò của chúng là hù dọa nạn nhân tham gia vào đường dây lừa đảo; rửa tiền; buôn bán ma túy… Chúng đề nghị tải ứng dụng để khai báo, yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản do chúng đưa ra để “chứng minh” tài sản hợp pháp và giữ kín thông tin, nếu không sẽ bị bắt. 

Đại diện Phòng 5, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cho biết: nhóm lừa đảo đa phần ngồi ở các nước lân cận Việt Nam. Chúng có được các thông tin cá nhân của nạn nhân và thực hiện gọi điện lừa đảo theo các kịch bản vạch sẵn.  Kịch bản này thường là chúng có một nhóm khoảng 3 người với "ba cấp bậc công an". Người đầu tiên đóng vai công an cấp huyện hoặc tỉnh để gọi điện đe dọa, kèm thao túng tâm lý như phải cập nhật ngay căn cước công dân hoặc thông báo đang điều tra vụ án. Mở đầu cuộc nói chuyện, chúng sẽ xưng mình là công an, đọc tên tuổi, số căn cước công dân, địa chỉ của người đang nghe máy. Tiếp sau đó là một người khác với vai trò "điều tra viên gọi, hướng dẫn hỗ trợ nạn nhân qua điện thoại và gửi một đường link yêu cầu nạn nhân tải ứng dụng để cập nhật dữ liệu.

Thực chất đây là một ứng dụng chứa mã độc, khi người dùng tải về, nhóm lừa đảo sẽ chiếm toàn bộ quyền sử dụng điện thoại từ xa. "Điều tra viên" này tiếp tục trò chuyện để thao túng tâm lý, còn người khác đang ngồi ở máy tính bên cạnh sẽ điều khiển điện thoại người dùng để truy cập ứng dụng ngân hàng.

Hình ảnh đối tượng lừa đảo giả danh công an gọi điện cho người dân để lừa đảo

Đến bước cần sinh trắc học để chuyển tiền đi, "điều tra viên" đang nói chuyện sẽ tìm nhiều lý do để nạn nhân bật video cuộc hội thoại. Chỉ cần nạn nhân bật camera, nhóm lừa đảo sẽ lập tức lấy hình ảnh khuôn mặt để chuyển toàn bộ tiền trong tài khoản ngân hàng của họ. Trường hợp không bật camera, chúng chỉ lấy được số tiền dưới 10 triệu vì khi chuyển tiền khỏi tài khoản, không cần dùng sinh trắc học.

Mặt khác, nhóm lừa đảo thường nhắm đến người dùng điện thoại Android. Với người dùng iPhone (phần mềm IOS), chúng sẽ không chiếm được quyền điều khiển điện thoại. Với người dùng IOS, chúng lấy lý do là không hỗ trợ được để rút lui.

Trong thực tế, cơ quan công an không làm việc qua điện thoại nên người dân cần cảnh giác trước các cuộc gọi đến từ số máy lạ. Khi giải quyết thủ tục hành chính, vụ việc hình sự, công an sẽ gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc phân công cảnh sát khu vực trực tiếp mời người dân đến trụ sở làm việc.

Khi có người gọi điện tự xưng là "cán bộ công an" yêu cầu cài app hoặc chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng để bảo lãnh cho bản thân, nộp phí hồ sơ, người dân cần xác định ngay đây là cuộc gọi lừa đảo.

Để tự bảo mật thông tin cá nhân, công an khuyến cáo mọi người không công khai thông tin cá nhân lên mạng xã hội, không tùy tiện đăng nhập tài khoản mạng xã hội trên các website, ứng dụng không phải do các nhà phát hành cung cấp. Người dùng không tải app qua link do người lạ cung cấp, không đăng nhập hoặc đọc mã OTP xác thực cho người lạ.

Đến kịch bản dẫn dắt nạn nhân tự cô lập bản thân

Tinh vi và xảo quyệt hơn, chúng còn thông báo và đe dọa nạn nhân đang bị những người thuộc băng nhóm tội phạm đang truy lùng. Vì vậy, cần tuân thủ những chỉ dẫn của "cảnh sát" để được an toàn với yêu cầu rút sim điện thoại, xóa toàn bộ ứng dụng Zalo, Messenger, không liên hệ với gia đình, người thân hay bạn bè, chỉ giữ liên lạc qua phần mềm Zoom với chúng và vào một khách sạn "ẩn náu". Sau khi kiểm soát được tài khoản, chúng gọi cho gia đình nạn nhân dựng tiếp vở kịch "con bị bắt cóc", yêu cầu chuộc hàng trăm triệu đồng. Thậm chí, chính nạn nhân sẽ yêu cầu gia đình chuyển tiền để chuộc bản thân.

Công an TP HCM cho biết nạn nhân mà tội phạm mạng nhắm đến là học sinh, sinh viên, hoặc những người trẻ ít kinh nghiệm sống. Ngay cuộc gọi đầu tiên, chúng đe dọa trấn áp tinh thần, cáo buộc họ liên quan đến vụ án (thường là ma túy, rửa tiền...). Chúng liên tiếp gây áp lực tâm lý, đe dọa "sẽ bắt giam" nếu không hợp tác. Từ đó, chúng ép nạn nhân tự cô lập, thuê phòng ở khách sạn, không tiếp xúc hoặc nghe điện thoại từ bất cứ ai, kể cả người thân.

Khi đã khống chế, điều khiển từ xa, chúng hướng dẫn nạn nhân chuyển tiền để "giải quyết vụ việc" hoặc "kiểm tra tài khoản" nhằm minh oan cho mình. Từ thông tin có được, khi đe dọa người thân của nạn nhân, nhóm này sẽ dùng chính tài khoản ngân hàng mang tên thật của "người bị bắt cóc" để tăng độ tin tưởng khi chuyển tiền.

Thống kê của Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia (NCA), năm 2024 người dân Việt Nam thiệt hại lên đến 18.900 tỷ đồng từ lừa đảo trực tuyến và tấn công mạng. Còn Bộ Công an cho biết, năm 2023 người dân thiệt hại từ lừa đảo trực tuyến khoảng 10.000 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi năm 2022. Đây là mức rất cao, cho thấy phạm vi lừa đảo trực tuyến đang lan rộng và tinh vi, gây ảnh hưởng đặc biệt với nhóm người dễ bị tổn thương như người cao tuổi, sinh viên, người nhẹ dạ.

Những lưu ý để tránh bị lừa đảo và bắt cóc online

 

Ban CTCT&SV (tổng hợp)
Số lần đọc: 157

Danh sách liên kết