Tìm
English
Thứ hai, 10/11/2014 - 9:48

Thông tin tóm tắt về những kết luận mới của luận án tiến sĩ của NCS Trịnh Ngọc Bảo Duy
Thông tin tóm tắt bằng tiếng việt và tiếng anh về những kết luận mới của luận án tiến sĩ của NCS Trịnh Ngọc Bảo Duy

1. Đề tài luận án: “Phân tích hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy ở Việt Nam”.

2. Chuyên ngành:  Kế toán;       Mã số: 62.34.03.01.

3. Họ và tên NCS:  Trịnh Ngọc Bảo Duy

4. Họ và tên cán bộ hướng dẫn khoa học:  1. PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ

                                                                        2. PGS.TS Lê Hoàng Nga

5. Những kết luận mới của luận án

5.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:

Một là, luận án tiếp cận nghiên cứu lĩnh vực PCCC với tư cách là dịch vụ, hàng hóa công cộng, nhưng có tính chất của hàng hóa cá nhân. Đây là cơ sở lý luận xuyên suốt luận giải cho việc phân tích hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC. 

Hai là, luận án đã hệ thống hóa và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC, bao gồm các chỉ tiêu phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu về nguồn tài chính; các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn tài chính.

Ba là, luận án đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC; mục đích, ý nghĩa, nội dung, các phương pháp và việc tổ chức phân tích hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC.

Bốn là, hệ thống hóa được những đặc điểm, những kết quả, ưu điểm đạt được và những hạn chế, bất cập; nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó trong phân tích hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC ở Việt Nam trong thời gian qua.

5.2. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu luận án:

Một là, việc nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC ở nước ta là cần thực hiện theo phương hướng sau: đẩy mạnh xã hội hóa và đa dạng hóa nguồn tài chính; có cơ chế đặc biệt về bố trí nguồn vốn đầu tư các dự án; đẩy mạnh phát triển hoạt động có thu; hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy quản lý tài chính, kế toán tại các đơn vị Cảnh sát PCCC.

Hai là, để nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC ở nước ta cần coi trọng đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo hướng: có các quy định linh hoạt hơn về nhiệm vụ chi cho PCCC giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, đẩy mạnh áp dụng chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thành lập quỹ hiến tặng.

Ba là, các giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả huy động nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC ở nước ta gồm: đổi mới công tác lập kế hoạch và ngân sách; đổi mới cơ cấu nguồn tài chính huy động, đặc biệt là nguồn tài chính do các tổ chức, cá nhân đầu tư cho công tác PCCC tại cơ sở và đầu tư các hạng mục PCCC trong các công trình xây dựng.

Bốn là, các giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC ở nước ta là cần ban hành quy định về quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động nghiệp vụ PCCC cho Cảnh sát PCCC; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các dự án đầu tư.

Năm là, thường xuyên tiến hành và không ngừng hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, phương pháp phân tích hiệu quả huy động và sử dụng nguồn tài chính trong lĩnh vực PCCC.

Bấm vào đây để tải file những kết luận mới bằng tiếng anh.

Bấm vào đây để xem toàn văn luận án

Khoa Sau đại học
Số lần đọc: 2961

Danh sách liên kết