Tìm
English
Thứ ba, 29/09/2020 - 10:23

Hội thảo khoa học quốc tế: “Phát triển kinh tế và kinh doanh bền vững trong điều kiện toàn cầu hóa” lần thứ 3
(HVTC) – Ngày 25/9, tại trụ sở chính Học viện Tài chính, số 58, Lê Văn Hiến, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: “Phát triển kinh tế và kinh doanh bền vững trong điều kiện toàn cầu hóa”. Có hơn 100 bài viết của các nhà nghiên cứu đã gửi tới Ban tổ chức Hội thảo và có 84 bài được lựa chọn đăng ký yếu. 13 tham luận được trình bày tại Hội thảo đã nhân được nhiều ý kiến phản biện sâu sắc của các đại biểu trong và ngoài nước.

PGS.,TS. Nguyễn Trọng Cơ - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Tài chính phát biểu Khai mạc Hội thảo

 Toàn cảnh Hội thảo

Tham dự Hội thảo, có sự hiện diện của ông John Bruce Wells - chuyên gia kinh tế hàng đầu của Deloitte Mỹ, Giám đốc Chương trình năng lượng phát thải thấp Việt Nam (V-LEEP), USAID; PGS.,TS. Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ; Đại diện Viện Kế toán Công Chứng Vương quốc Anh và xứ Wales; PGS.,TS. Phạm Tiến Đạt - Phó Viện trưởng viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Bộ Tài chính; TS. Võ Quốc Ngữ - Bộ Lao động, Úc; GS. Chu Long -  Đại học quốc gia Úc; Bà Trần Phương Thảo - Giám đốc chi nhánh Đông Anh,  Ngân hàng Liên Việt Postbank.

PGS.,TS. Nguyễn Trọng Cơ - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Tài chính tặng hoa PGS.,TS. Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ

Về phía đơn vị đồng chủ trì Hội thảo, Đại học Tài chính – Marketing, có sự hiện diện của PGS., TS. Huỳnh Thu Sương – Trưởng khoa Quản trị kinh doanh; PGS.,TS. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư – Viện trưởng Viện đào tạo quốc tế, Đại học Tài chính – Marketing.

Về phía Học viện Tài chính – chủ trì Hội thảo, có sự hiện diện của PGS.,TS. Nguyễn Trọng Cơ - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Tài chính; PGS.TS Trương Thị Thủy – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc; PGS.TS Nguyễn Vũ Việt - Phó Giám đốc; TS. Nguyễn Đào Tùng - Phó Giám đốc Học viện và các nhà khoa học đến từ các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu trong và ngoài nước, các cơ quan thông tấn báo chí đã đến đưa tin về Hội thảo.

 PGS.,TS. Trương Thị Thủy – Phó Giám đốc và PGS.,TS. Lý Phương Duyên, Học viện Tài chính chủ trì phiên Hội thảo phiên thảo luận thứ nhất

Phát biểu phiên Khai mạc vào buổi sáng, PGS.,TS. Nguyễn Trọng Cơ - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Tài chính đã nhiệt liệt chào mừng các đại biểu tham gia Hội thảo và nêu ý nghĩa thực tiễn, sự cần thiết của Hội thảo trước xu thế tất yếu của toàn cầu hóa và với sự xuất hiện của kinh tế tri thức, đổi mới sáng tạo, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong đó, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm cho quá trình toàn cầu hóa diễn ra mỗi lúc một khác, tác động cả tích cực và tiêu cực đến kinh tế - tài chính – kế toán và an sinh xã hội.

 PGS.TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ; PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hòa (Học viện Tài chính).TS. Huỳnh Thu Sương (Đại học Tài chính – Marketing) đồng chủ tọa phiên thảo luận “Phát triển kinh tế - xã hội bền vững”

PGS.,TS. Nguyễn Trọng Cơ, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Tài chính chỉ rõ: Tiếp theo sự thành công của hai lần hội thảo trước Hội thảo lần thứ ba này, Học viện Tài chính đồng tổ chức với Trường Đại học Tài chính Marketing Thành phố Hồ Chí minh, cùng với hai đơn vị phối hợp là: Lienvietpostbank và ICEAW. Hội thảo đã thu hút đựợc sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học trong và ngoài nước ở các châu lục như: Mỹ, Úc, Nhật Bản, Newzealand, Lào và các trường Đại học, Học viện, Viên nghiên cứu, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước…

 TS. Nguyễn Huy Cường – Cục phát triển thị trường doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học công nghệ phát biểu

Ngoài phiên Khai mạc do PGS.TS.NGƯT Nguyễn Trọng Cơ - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Tài chính và phần trình bày bài keynote speech do ông John Bruce Wells thực hiện, Hội thảo đã diễn ra trong cả ngày, qua 03 phiên với các chủ đề: Phát triển kinh tế - xã hội bền vững do PGS.,TS. Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ; TS. Huỳnh Thu Sương (Đại học Tài chính – Marketing) và PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hòa (Học viện Tài chính) đồng Chủ tọa; Chủ đề 2: Tài chính - kế toán trong bối cảnh toàn cầu hóa với ông John Bruce Wells; PGS.,TS. Lý Phương Duyên (Học viện Tài chính); PGS.TS. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư: (Đại học Tài chính – Marketing); TS. Nguyễn Thị Hồng Vân (Học viện Tài chính) đồng chủ trì; Chủ đề 3: Chuyển đổi số trong lĩnh vực Ngân hàng – Bảo hiểm với sự chủ trì của TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ; TS. Nghiêm Văn Bảy (Học viện Tài chính); Bà Trần Phương Thảo - Giám đốc chi nhánh Đông Anh,  Ngân hàng Liên Việt Postbank và Phiên toàn thể do PGS.,TS. Lý Phương Duyên (Học viện Tài chính) và PGS.TS. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư  (Đại học Tài chính – Marketing) với Keynote speaker: PGS.TS. Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.

TS .Hoàng Thị Phương Lan, Học viện Tài chính trả lời phản biện

Tại các phiên Hội thảo, có 13 bài tham luận do cá nhân và đại diện các nhóm nghiên cứu trình bày đã nhận được nhiều ý kiến phản biện sắc bén. Các vấn đề nghiên cứu và thảo luận đều là những vấn đề mang tính thực tiễn, cần thiết không chỉ ở Việt Nam mà có tính toàn cầu. Đặc biệt, vấn đề sử dụng năng lượng xanh, tăng trưởng xanh là những yêu cầu cấp bách đang đặt ra cho mỗi quốc gia cần hướng tới trong phát triển kinh tế và tập trung phân tích đánh giá, nhận định về kinh tế, tài chính, quản trị, nhân lực, kế toán và kiểm toán gắn với phát triển bền vững.

PGS.TS. Trần Đình Thiên nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ trình bày tham luận tại Hội thảo

Theo PGS.TS. Trần Đình Thiên đánh giá, nội dung của Hội thảo có ý nghĩa quan trọng, đi tiên phong về vai trò của lĩnh vực tài chính - ngân hàng với “Phát triển kinh tế và kinh doanh bền vững trong điều kiện toàn cầu hóa”. Hội thảo là diễn đàn để các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và hoạch định chính sách trong và ngoài nước chia sẻ, đúc rút về lý luận cũng như trải nghiệm, nghiên cứu từ thực tiễn, đưa ra những gợi ý về giải pháp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu cũng như đổi mới trong nội dung giảng dạy của các cơ sở đào tạo về tài chính – ngân hàng. Hội thảo này cũng như các hội thảo khoa học nói chung, không thể giải quyết được mọi vấn đề nhưng là cơ sở cho việc phát triển, mở rộng những nghiên cứu được đặt ra. Đây là động lực cho các nhà nghiên cứu, người dạy và người học tiếp tục nghiên cứu cũng như lan tỏa ý nghĩa, vai trò của Hội thảo.

Ths. Lưu Huyền Trang (Học viện Tài chính) trình bày tham luận

Tại Hội thảo, có 05 bài báo của các nhóm nghiên cứu được chọn đăng trong kỷ yếu Hội thảo đã được trao Giải thưởng bài báo xuất sắc nhất (Best Paper).  

Hội thảo quốc tế “Phát triển kinh tế và kinh doanh bền vững trong điều kiện toàn cầu hóa” (SEDBM) là hội thảo thường niên, do Học viện Tài chính tổ chức, bắt đầu từ năm 2018. Với năm đầu tiên tổ chức, Học viện Tài chính đã phối hợp cùng với trường đại học Greenwich – vương quốc Anh và năm nay, Học viện Tài chính phối hợp với Đại học Tài chính – Marketing để tổ chức. Mặc dù ở Việt Nam, chính phủ đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh, đến nay đã hơn 20 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 ở cộng đồng, số ca bệnh nhập cảnh cũng rải rác, chỉ một vài ca đều được cách ly ngay sau khi nhập cảnh nhưng tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Hội thảo lần này được tổ chức phối hợp 2 hình thức online và oflline, nhằm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19, vừa đảm bảo kế hoạch, mục tiêu và chất lượng của Hội thảo quốc tế.

Hội thảo đã khẳng định năng lực tổ chức Hội thảo quốc tế của Học viện Tài chính cũng như năng lực của các nhà khoa học Việt Nam nói chung, Học viện Tài chính nói riêng. Hơn thế nữa, thông qua đó, Học viện Tài chính khẳng định khả năng đáp ứng về hạ tầng, công nghệ hiện đại trong việc tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo cũng như hợp tác quốc tế qua trực tuyến cũng như offline.

Một số hình ảnh khác:

Công tác phòng dịch bệnh COVID-19

  Các đại biểu tại Hội thảo:

 Các tác giả, đại diện nhóm tác giả nhận Giải thưởng bài báo xuất sắc nhất (Best Paper)

 các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Giải thưởng bài báo xuất sắc nhất (Best Paper) cho tác giả và các nhóm tác giả:

1. TS. Nguyễn Quyết, Đại học Tài chính – Marketing;

2. ThS. Nguyễn Thùy Trang, Học viện Tài chính: Measuring permanent establishment concept in double taxation agreements of Vietnam

3. PGS.,TS. Đoàn Thị Hương Quỳnh; TS. Nguyễn Quang Anh (Học viện Tài chính): Central Banks’ Monetary Policy - Quantitative Easing: Application for Vietnam

4. ThS. Nguyễn Minh Hằng, Đại học Tài chính – Marketing; Trần Hồng Vân; Trần Thị Phương Lan: Application scope of strategic management accounting in vietnamese enterprises.

5. TS. Bùi Thị Thu Hương (Học viện Tài chính), TS. Nguyễn Diệu Linh, Hoàng Hồng Tuấn (Học viện Ngân hàng): Research factors affecting profit adjustment of the listed firms in the real estate and construction industries on Vietnam stock market.

Các tham luận và vấn đề tham luận tại Hội thảo:

1. Deloitte's Chief of Party for the US Agency for International Development (USAID) Vietnam Low Emission Energy Program (V-LEEP): Keynote Speaker - John Bruce Wells

2. Viet Nam’s participation in global apparel value chain in the context of 4.0 industrial revolution: TS .Hoàng Thị Phương Lan, Học viện Tài chính

3. The asymmetric effect of gasoline price on consumer prices: An evidence from the vietnamese market. TS. Nguyễn Quyết, Đại học Tài chính – Marketing

4. Measuring permanent establishment concept in double taxation agreements of Vietnam: Ths. Nguyễn Thùy Trang, Học viện Tài chính

5. Key elements of tax competitiveness of viet nam's tax system in comparison with other countries in the world: PGS. TS. Lê Xuân Trường, NCS Phan Lê Nga, Học viện Tài chính

6. Sustainable growth rate: Evidence from Pharma and Transportation Construction Enterprises in Vietnam: PGS. TS.Vũ Văn Ninh, NCS. Nguyễn Thị Thùy Dung, Học viện Tài chính

7. Examine the effect of internal control on the vietnamese banks: case at state-owned commercial banks: ThS. Nguyễn Kim Quốc Trung, Đại học Tài chính – Marketing.

8. Central Banks’ Monetary Policy - Quantitative Easing: Application for Vietnam

PGS.TS. Đoàn Thị Hương Quỳnh, TS. Nguyễn Anh Quang, Học viện Tài chính

9. Application scope of strategic management accounting in vietnamese enterprises.

ThS. Nguyễn Minh Hằng, Đại học Tài chính – Marketing

10. Corporate tax incentives for small and medium enterprises in Viet Nam: TS. Phạm Quỳnh Mai, Ths. Lưu Huyền Trang, Học viện Tài chính

11. Research factors affecting profit adjustment of the listed firms in the real estate and construction industries on Vietnam stock market: TS. Bùi Thị Thu Hương, TS. Nguyễn Diệu Linh, Hoàng Hồng Tuấn, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng.

12. Chuyển đổi số trong lĩnh vực Ngân hàng –Bảo hiểm

13. Những vấn đề chung

 

Ban CTCT&SV
Số lần đọc: 28

Danh sách liên kết