(HVTC) – Là Hội thảo diễn ra chiều 31/10, tại trụ sở chính số 58, Lê Văn Hiến, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, HN, Học viện Tài chính. Gần 50/60 bài viết có chất lượng cao, tập trung vào những vấn đề quan trọng, thiết thực trong dạy – học chuyên ngành tiếng Anh được chọn đăng trong kỷ yếu. Có 3 tham luận được trình bày tại Hội thảo và hàng chục ý kiến phản biện, đóng góp trự tiếp và trực tuyến, thu hút đông đảo nhà quản lý, giáo, nhà khoa học, đại diện các đơn vị, doanh nghiệp trong, ngoài nước tham dự.

Đại biểu tham dự
Tham dự Hội thảo, về phía Học viện Tài chính (HVTC) có NGƯT.PGS.,TS. Trương Thị Thủy - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc HVTC; NGƯT.PGS.,TS. Ngô Thanh Hoàng – Trưởng Ban Quản lý khoa học; GS. TS. Chúc Anh Tú – Trưởng Ban Khảo thí & Quản lý chất lượng; PGS.,TS. Lê Xuân Trường – Trưởng khoa Thuế - Hải Quan; PGS.,TS. Lý Phương Duyên – Giảng viên khoa Thuế - Hải quan; TS. Trịnh Thanh Huyền – Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế; Đại diện lãnh đạo các khoa, Ban; Lãnh đạo và toàn thể giảng viên khoa Ngoại ngữ cùng đông đảo sinh viên Học viện.
Về phía các trường ngoài Học viện, có ThS. Lê Sỹ Quyền - Giảng viên chương trình Cử nhân ngành Kinh tế-TC ĐH Southern New Hampshire; PGS.,TS. Mai Anh Tuấn, giảng viên cao cấp ĐHQG; TS. Khương Thu Hải – Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Trường ĐH Công nghiệp Việt Nam – Hungary; ThS. Nguyễn Thị Vân, ptk tiếng anh, trường ĐH KD và Công nghệ HN.
Về doanh nghiệp, có ThS. Nguyễn Thanh Huyền - Giám đốc điều hành (CEO) - Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo GCCI Group - Consultants-CompanyInternational; Ông Phan Vương Cường - Tổng giám đốc công ty cổ phần Caligroup; Ông Phạm Hải Hòa - GĐ khu vực Đông Nam Á Kintetsu Logistics (online).

Đồng chủ tọa phiên Hội thảo thứ nhất
Hội thảo diễn ra với 2 phiên chủ đề chính: Phiên 1, Phương pháp dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh với sự chủ trì của NGƯT.PGS.,TS. Ngô Thanh Hoàng – Trưởng Ban Quản lý khoa học và TS. Nguyễn Thị Thùy Trang – Phó Trưởng khoa Ngoại ngữ (PT) ;

Đồng chủ tọa phiên Hội thảo thứ 2
Phiên 2, Năng lực tiếng Anh chuyên ngành của SV với sự chủ trì của GS. TS. Chúc Anh Tú – Trưởng Ban Khảo thí & Quản lý chất lượng; PGS.,TS. Lý Phương Duyên và GS. TS. Chúc Anh Tú – Trưởng Ban Khảo thí & Quản lý chất lượng, HVTC.
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, NGƯT.PGS.,TS. Trương Thị Thủy - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc HVTC đã nêu bối cảnh hội nhập với yêu cầu cấp bách đặt ra đối với bất kì quốc gia nào về quốc tế hóa giáo dục nào. Theo đó, với mục đích đổi mới giáo dục đại học và thúc đẩy sự phát triển của chất lượng dạy và học cũng như nâng cao sự thu hút của nhà trường trong việc quảng bá tuyển sinh, các chương trình quốc tế đã và đang được các trường đại học trên thế giới áp dụng rộng rãi. Tại Việt Nam, rất nhiều trường đại học cung cấp các chương trình quốc tế cũng như các chương trình hướng theo chuẩn quốc tế cho sinh viên đại học. Các chương trình này đều hoàn toàn sử dụng tiếng Anh trong các hoạt động dạy và học các môn chuyên ngành. NGƯT.PGS.,TS. Trương Thị Thủy nhấn mạnh về nội dung, vai trò và ý nghĩa của hội thảo: “ Học viện Tài chính cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Với mục đích tạo diễn đàn chuyên môn học thuật để tìm hiểu về thực trạng phát triển hoạt động dạy và học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế, Học viện Tài chính tổ chức Hội thảo khoa học cấp Học viện” này.

PGS., TS. Mai Anh Tuấn, ĐHQG trình bày tham luận
Tại phiên 1, PGS., TS. Mai Anh Tuấn, ĐHQG với tham luận: “Phương pháp tiếp cận dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh” đã giới thiệu về các khóa học, công cụ sử dụng cho việc hỗ trợ dạy học khóa học chuyên nghành kĩ thuật bằng tiếng Anh cho sinh viên. Từ thực tế, kinh nghiệm giảng dạy các khóa tiếng Anh về kỹ thuật cũng như những thách thức đặt ra, tác giả đã chỉ ra những điểm yếu của sinh viên trong học tiếng Anh, từ đó đưa ra những gợi ý, đề xuất. Theo đó, việc học tập tiếng Anh phải tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn với những điều thú vị và tạo được niềm vui trong học tập.

GS., TS. Chúc Anh Tú – Trưởng Ban Khảo thí & Quản lý chất lượng, HVTC trình bày tham luận
GS., TS. Chúc Anh Tú – Trưởng Ban Khảo thí & Quản lý chất lượng, HVTC trình bày tham luận “Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bằng ngôn ngữ Tiếng Anh tại các cơ sở giáo dục đại học”. Cũng với kinh nghiệm của người dạy môn chuyên ngành bằng tiếng Anh cho chương trình đào tạo Chất lượng cao của HVTC, tác giả đã phân loại các chương trình học tiếng Anh với tiếng Anh cơ bản, tiếng Anh chuyên ngành theo nội dung, đối tượng học cụ thể. Tác giả cũng đưa ra một số hàm ý chính sách như: Phân loại đối tượng đầu vào có trình độ đồng đều; Từng bước tăng cường sinh viên quốc tế trong lớp học, môi trường giảng dạy – học tập; Trình độ ngoại ngữ tiếng Anh của giảng viên và kiến thức chuyên môn phải được kết hợp và tăng cường; Giáo trình, tài liệu tham khảo cần được hội tụ hơn nữa các nội dung khu vực, quốc tế.; Gắn kết và hội tụ hơn nữa các tiếng Anh chuyên ngành (trong thương mại, tài chính kế toán, xây dựng…) với các môn chuyên ngành giảng dạy bằng tiếng Anh; Gắn chặt kết quả chuẩn đầu ra và thực hiện quá trình đánh giá chặt chẽ; Tăng cường các hoạt động ngoại khóa, có sự tham gia của GV, NCS, SV nước ngoài.

MBA. Lê Sỹ Quyền - Giám đốc điều hành Asia Pioneer Travel trình bày tham luận
Tại phiên 2, tham luận “Năng lực tiếng Anh chuyên ngành của SV – góc nhìn thực tiễn từ đơn vị sử dụng lao động” của MBA. Lê Sỹ Quyền - Giảng viên chương trình Cử nhân ngành Kinh tế-TC ĐH Southern New Hampshire (Mỹ) cấp bằng; Giám đốc điều hành Asia Pioneer Travel đã chia sẻ những kinh nghiệm, thực tiễn dạy học tiếng Anh của bản thân và đưa ra một số đề xuất: Luôn tạo động lực cho người học; Xây dựng môi trường học chủ động; Learning by doing: Học và thực hành trên tài liệu thực tế xin từ doanh nghiệp; Giáo trình tailor -made và hybird: Cân bằng Sullabus và sở trường của người học; Ứng dụng đa dạng các hoạt động để sinh viên được chủ động và thực hành; Đan xen giảng dạy bằng tiếng Anh cho 1 vài môn chuyên ngành; Less is more: Gairn lược các yếu tố giáo khoa, học thuật, tăng cường thực tiễn; Cho sinh viên đi thực tập chuyên ngành từ năm thứ nhất.
Các tham luận trình bày tại Hội thảo đã thu hút nhiều ý kiến thảo luận, bổ sung, làm sáng tỏ thêm những vấn đề mà các tác giả đề cập, đề xuất.

PGS.,TS. Lê Xuân Trường – Trưởng khoa Thuế - Hải Quan, HVTC phát biểu
PGS.,TS. Lê Xuân Trường – Trưởng khoa Thuế - Hải Quan, HVTC trong ý kiến đóng góp tại Hội thảo đã khẳng định việc nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ của giảng viên là yếu tố quan trọng, quyết định chất lượng đào tạo tiếng Anh tại các trường đại học. Những năm qua, giảng viên Khoa Ngoại ngữ, HVTC đã tích cực học chuyên môn về kinh tế, tài chính và kế toán bằng cách tham gia học văn bằng hai, cao học, nghiên cứu sinh về kinh tế, tài chính, kế toán. Các giảng viên các khoa chuyên ngành tự học ngoại ngữ (bằng hai, tại chức...). Các khoa chuyên ngành và Khoa Ngoại ngữ phối hợp trong biên soạn giáo trình, đề tài... Học viện đã có cơ chế khuyến khích để giảng viên nâng cao trình độ ngoại ngữ bằng cơ chế thanh toán giờ giảng và khoa học. PGS.,TS. Lê Xuân Trường đề xuất: Học viện nên nghiên cứu cơ chế tạo áp lực bắt buộc để giảng viên học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ gắn với cơ chế đảm bảo thu nhập để giảng viên yên tâm học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ; Khoa Ngoại ngữ và các khoa chuyên ngành cần tiếp tục đẩy mạnh phối hợp nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Giảng viên xác định rõ mục tiêu giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành, xác định rõ môi trường làm việc của sinh viên sử dụng tiếng Anh trong tương lai để lựa chọn nội dung giảng dạy và phương pháp giảng dạy phù hợp. Giảng viên phải truyền cảm hứng và tạo động lực để khuyến khích sinh viên học tập các môn học chuyên ngành bằng tiếng Anh.

Th.S. Cao Phương Thảo - Khoa Ngoại ngữ, HVTC phát biểu
Th.S. Cao Phương Thảo - Khoa Ngoại ngữ, HVTC đã phân tích toàn diện của các nghiên cứu liên quan, tổng hợp những vấn đề còn tồn tại trong việc ứng dụng EMI vào chương trình chất lượng cao, đồng thời đưa ra một số gợi ý nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy EMI tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam. ThS. Cao Phương Thảo nhấn mạnh vào vấn đề phát triển nguồn nhân lực để tham gia giảng dạy các chương trình này và đề xuất nội dung đào tạo cho giáo viên EMI, bao gồm phát triển phương pháp giảng dạy, năng lực ngoại ngữ và đa văn hóa.

ThS. Nguyễn Thanh Huyền - Giám đốc điều hành (CEO) - Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo GCCI Group-Consultants-CompanyInternational phát biểu
ThS. Nguyễn Thanh Huyền - Giám đốc điều hành (CEO) - Công ty TNHH Tư vấn và Đào tạo GCCI Group-Consultants-CompanyInternational chia sẻ: Đối với nhân lực có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt: Lương ít nhất cao hơn 30 %. Nhân viên thực tế chủ yếu chỉ biết đọc và giao tiếp và kiến nghị: Nên kiến tập part-time từ năm thứ 2, thực tập trực chiến (tiếp xúc trực tiếp: tham gia cùng thư kí cuộc họp); Nên có các cuộc thi sử dụng tiếng Anh, doanh nghiệp sẵn sàng tài trợ; Kiến nghị giao lưu, hợp tác: Mời các thầy cô để giảng dạy; Tổ chức các hoạt động hỗ trợ tham quan, thực tập và giao lưu trao đổi; Giới thiệu đơn vị thực tập cho sinh viên

Ông Phan Vương Cường - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Caligroup phát biểu
Ông Phan Vương Cường - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Caligroup chia sẻ về yêu cầu của nguồn nhân lực tại công ty của mình nói riêng, các doanh nghiệp nói chung. Ngoài trình độ chuyên môn tốt, tiếng Anh là một kỹ năng cần thiết và bắt buộc phải có đối với hầu hết các vị trí việc làm, là kỹ năng giao tiếp cần thiết để triển khai, tổ chức công việc. Đơn vị đào tạo cần đảm bảo học thật và thi thật (bảo chứng đào tạo), trường hợp không có bảo chứng đào tạo thì đơn vị sẽ có cách kiểm chứng và đào thải nếu không đáp ứng được. Mặt khác, chú ý hướng dẫn sinh viên có định hướng tự học (đọc báo: financial times, nghe CNN). Ông Phan Vương Cường cũng nhấn mạnh: Hiện tại các dự án FDI đang rất nhiều, có lợi thế rất lớn, là cơ hội tuyệt vời, vậy nên tìm cách tối ưu nhất các lợi thế đó bằng cách trang bị cho mình, cho sinh viên những kĩ năng cần thiết.

TS. Trần Thị Thu Nhung - Khoa Ngoại ngữ, HVTC phát biểu
TS. Trần Thị Thu Nhung - Khoa Ngoại ngữ, HVTC nêu vai trò của Khoá luận tốt nghiệp bằng tiếng Anh của sinh viên Học viện và chỉ ra lợi ích, những thuận lợi, khó khăn lợi đối với việc làm luận văn tốt nghiệp này, cũng như những thuận lợi và khó khăn đối với sinh viên khi thực hiện. Tác giả cũng đưa ra các giải pháp thúc đẩy viết luận văn bằng Tiếng Anh và nâng cao chất lượng luận văn hơn nữa như: Kết nối nội dung các môn học. Từ các học phần Tiếng Anh chuyên ngành đến các môn học/học phần chuyên ngành bằng tiếng Anh; Phối kết hợp giữa giáo viên chuyên ngành với giáo viên khoa Ngoại ngữ trong việc hướng dẫn luận văn tốt nghiệp được viết bằng tiếng Anh.

TS. Nguyễn Thanh Huyền – Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế (DDP) phát biểu
TS. Nguyễn Thanh Huyền – Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế (DDP) đã nêu thực tiễn và năng lực học bằng tiếng Anh của sinh viên DDP. Hết năm 2, sinh viên pđều có trình độ Tiếng Anh tương đương IELTS 6.0 và hết năm 3 đều có chứng chỉ IELTS quốc tế 6.0. TS. Nguyễn Thanh Huyền cũng chia sẻ giải pháp giúp nhiều sinh viên trong đó có sinh viên DDP không biết nghĩa của từ trong tiếng Việt với bộ từ điển thuật ngữ chuyên ngành. Đây là cơ sở giúp sinh viên học tốt hơn và đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

TS. Khương Thu Hải - Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ - tin học, Trường ĐH Công nghiệp Việt Nam – Hungary phát biểu
TS. Khương Thu Hải - Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ - tin học, Trường ĐH Công nghiệp Việt Nam – Hungary chia sẻ việc day- học tiếng Anh tại đơn vị: Mục tiêu ban đầu là sinh viên phải đạt được một chuẩn nhất định cho đầu vào trước khi tham gia học phần đó. Trường đã tổ chức các lớp học bổ trợ để sinh viên đạt chuẩn trước khi vào học các môn chuyên ngành.
Tổng kết Hội thảo, NGƯT.PGS.,TS. Trương Thị Thủy - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc HVTC đã đánh giá cao các tham luận và trên 20 ý kiến đóng góp tại Hội thảo với sự tâm huyết và sâu sắc về chuyên môn, bề dày kinh nghiệm dạy học môn tiếng Anh cũng như những yêu cầu về trình độ tiếng Anh của nhân lực làm việc tại các doanh nghiệp. Nhiều ý kiến thảo luận đã được trình bày tại Hội thảo như: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động dạy và học chuyên ngành bằng tiếng Anh của giảng viên bậc đại học; Những vấn đề lý luận và thực tiễn về sử dụng tiếng Anh như 1 công cụ (EMI) trong dạy học các môn chuyên ngành; phương pháp dạy tích hợp nội dung và ngôn ngữ (CLIL); dạy tiếng Anh chuyên ngành; các hình thái tương tác trong lớp học chuyên ngành… Chương trình giảng dạy và đánh giá các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh; Các chính sách liên quan đến dạy và học chuyên ngành bằng tiếng Anh; Những vấn đề đặt ra đối với giảng viên, cán bộ, nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách; Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh của giảng viên tại Học viện Tài chính trong giai đoạn hội nhập và phát triển công nghệ; Các khó khăn trong hoạt động dạy và học chuyên ngành bằng tiếng Anh tại các cơ sở giáo dục đại học khác;Những vấn đề đặt ra đối với giảng viên, cán bộ, nhà nghiên cứu; giải pháp nâng cao việc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành…Và các chủ đề khác có liên quan.
NGƯT.PGS.,TS. Trương Thị Thủy nhấn mạnh: Học viện khuyến khích và có chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho giảng viên để nâng cao trình độ (như học thêm các chứng chỉ ACCA) và đặt ra yêu cầu để việc dạy học Ngoại ngữ tại HVTC nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả: Tăng cường hơn nữa sự kết hợp chặt chẽ giữa các đơn vị như Trung tâm Ngoại ngữ Tin học; Khảo thí và Quản lý chất lượng; Ban Hợp tác quốc tế; Khoa Ngoại ngữ và các khoa trong việc vận dụng và đổi mới giảng dạy tiếng Anh; Hai khối chuyên môn và ngoại ngữ có thể hoàn toàn đổi vai cho nhau: Nên tạo thực đơn cho riêng mình để có thể đáp ứng được các chuyên ngành (như từ điển cho 22 chuyên ngành)…
Hội thảo là một trong chuỗi các hoạt động chào mừng 60 năm xây dựng và phát triển Học viện Tài chính và là diễn đàn cho các giảng viên, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, học viên, sinh viên, nghiên cứu sinh trao đổi về nghiên cứu, dạy – học tiếng Anh hiệu quả. Hội thảo cũng là nơi đề xuất chính sách, giải pháp nhằm đổi mới và cải tiến các phương pháp giảng dạy, học tập các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh, tiếng Anh chuyên ngành cũng như học tiếng Anh nói chung, đáp ứng yêu cầu Hội nhập quốc tế hiện nay.
Một số hình ảnh khác:


Chủ tọa tại Hội thảo


Đại biểu chụp ảnh lưu niệm