Tìm
English
Thứ ba, 30/08/2022 - 9:48

SEDBM lần thứ 5: Cùng hướng đến thúc đẩy phát triển kinh tế số và kinh tế xanh
(HVTC) - Ngày 19/8, tại trụ sở chính số 58, Lê Văn Hiến, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Học viện Tài chính phối hợp Đại học Greenwich (Vương quốc Anh), Viện Kinh tế (Học viện Chính trị quốc gia TP. HCM), ĐH Kinh tế và Luật (ĐHQG TP. HCM) tổ chức lần thứ V Hội thảo quốc tế về “Phát triển kinh tế bền vững và quản lý kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu hóa” (SEDBM5). Hội thảo được tổ chức trực tuyến và trực tiếp với sự tham gia của hàng trăm các nhà khoa học trong, ngoài nước, sự theo dõi của đông đảo sinh viên Học viện Tài chính.

 Đại biểu tham dự tại Hội thảo trực tiếp

Tham dự Hội thảo, về phía Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, có sự tham dự của PGS. TS Bùi Văn Huyền –Viện trưởng Viện Kinh tế - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Về phía Học viện Tài chính, chủ trì hội thảo, có sự tham dự của NGND.PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Tài chính; GVCC.TS., Nguyễn Đào Tùng, Chủ tịch hội đồng trường; NGƯT. PGS.,TS. Trương Thị Thủy, Phó Giám đốc Học viện Tài chính; NGƯT. PGS.,TS. Nguyễn Vũ Việt, Phó Giám đốc Học viện Tài chính ;

Về phía trường Đại học kinh tế Luật – ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, có sự hiện diện của PGS.,TS. Hoàng Công Gia Khánh, Hiệu trưởng; Về phía Viện chiến lược và chính sách tài chính, có sự hiện diện của TS. Lê Thị Thùy Vân - Viện Phó Viện chiến lược và chính sách tài chính.

Về phía trường đại học Greenwich University, có sự hiện diện của TS. Nicholas Hand - Giám đốc quan hệ quốc tế, Đại học Greenwich - Vương quốc Anh;

Về phía Đại học Tài chính và Quản trị kinh doanh, có sự hiện diện của TS. Lê Tuấn Hiệp - chủ tịch hội đồng trường;

Về phía Viện Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADBI), có sự hiện diện của Giáo sư Naoyuki Yoshino - Giám đốc điều hành ADBI, Trưởng khoa và Giáo sư danh dự tại Đại học Keio, Tokyo, Nhật Bản.

Hội thảo còn có sự tham gia của các nhà khoa học thuộc Viện Kinh tế (Học viện Chính trị quốc gia TP. HCM), ĐH Kinh tế và Luật (ĐHQG TP. HCM) và sự tham dự của các nhà khoa học, nhà quản lý của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam), Bộ Tài chính, Ban Kinh tế Trung ương và các trường thuộc Bộ Tài chính, các đối tác của Học viện Tài chính.

Hội nghị được tổ chức kết hợp trực tiếp và trực tuyến, với hơn 400 người tham dự trực tiếp tại hội trường chính và hơn 500 người tham gia các trang fanpage chính thức của Học viện Tài chính và các kênh fanpage của Hội Sinh viên và các câu lạc bộ của Học viện Tài chính.

NGND.PGS.,TS. Nguyễn Trọng Cơ - Giám đốc Học viện Tài chính phát biểu trực tuyến khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc, NGND.PGS.,TS. Nguyễn Trọng Cơ - Giám đốc Học viện Tài chính đã nhiệt liệt chào mừng các đại biểu, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã tham dự Hội thảo và nêu mục tiêu, vai trò, vị trí,  ý nghĩa của Hội thảo Quốc tế lần thứ 5 đối với sự phát triển của kinh tế Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế và cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và chỉ rõ: Thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục xu hướng đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển đổi số để đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đặc biệt, sự quyết tâm chính trị, đồng thuận xã hội và nâng cao năng lực, hiệu lực hiệu quả hoạt động quản lý của nhà nước; thúc đẩy tự do hóa kinh doanh, khuyến khích xã hội hóa, sự tham gia của cộng đồng người dân và doanh nghiệp; cũng như tăng cường phối hợp và hợp tác quốc tế trong phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường có tầm quan trọng đặc biệt, mang tính quyết định để thực hiện thành công và đạt các mục tiêu chiến lược phát triển bền vững  của Việt Nam trong thế kỷ 21, phấn đấu đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Hội thảo là diễn đàn trao đổi học thuật, chia sẻ tri thức từ các nghiên cứu của các học giả trong nước và quốc tế về vấn đề Phát triển kinh tế và kinh doanh bền vững trong điều kiện toàn cầu hóa.

Ngoài 2 phiên toàn thể, Hội thảo diễn ra 2 phiên thảo luận chuyên sâu là “Phát triển kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa”“Tài chính Quản trị trong bối cảnh toàn cầu hóa”.

 Keynote Speaker -  Ph.D. Naoyuki trình bày tham luận

Trong phiên toàn thể đầu tiên, Keynote Speaker -  Ph.D. Naoyuki Yoshino đã trình bày tham luận “Green Finance and Optimal portfolio allocation in Asia" (Tài chính xanh và Tối ưu hóa phân bổ danh mục ở Châu Á) và Keynote Speaker - PGS. Farhad Taghizadeh-Hesary trình bày tham luận "Role of Role of Credit Guarantee Scheme in the Business Recovery" (Vai trò của Bảo lãnh tín dụng trong phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp).

Ph.D. Nicholas Hand trình bày tham luận tham luận

Phiên toàn thể thứ 2, Ph.D. Nicholas Hand trình bày tham luận “Vietnam/UK collaborative research directions in Sustainable Economic Development” (Các hướng nghiên cứu hợp tác giữa Việt Nam và Vương quốc Anh trong phát triển kinh tế bền vững”).

Tại 2 phiên thảo luận chuyên sâu, có 10 bài tham luận được trình bày.

 Đại diện nhóm nghiên cứu trình bày tham luận

Nhiều vấn đề mới mẻ và cấp bách, những tìm tòi ý nghĩa được các nhà khoa học trình bày tại Hội thảo đã thu hút hàng trăm câu hỏi tại của các nhà khoa học, sinh viên tham dự trực tiếp tại Hội thảo và trên nền tảng zoom như: bộ chỉ số đo lường môi trường - xã hội - quản trị (ESG) và tác động của chỉ số này đến phân bổ danh mục, hành vi của nhà đầu tư; giải pháp tăng cường tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam cũng như khu vực Châu Á;  phi công nghiệp hoá; việc hoàn thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam; giảm nghèo đa chiều; kế toán môi trường, vai trò của nó ở các doanh nghiệp Việt Nam và vấn đề đào tạo nhân lực kế toán về vấn đề này; hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; xây dựng bộ chỉ số đo lường quản trị công ty trong các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam; nền kinh tế chia sẻ, đặc biệt là các nền tảng kết hợp giữa lợi ích với rủi ro, bất cập ..... Tăng cường hợp tác giữa Học viện Tài chính và Đại học Greenwich - Vương quốc Anh, định hướng nghiên cứu, đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế bền vững thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên tại Học viện Tài chính. Trong đó, câu hỏi về nâng cao vị trí xếp hạng của Học viện Tài chính trong khu vực và thế giới đã được thảo luận sôi nổi.

GVCC.TS. Nguyễn Đào Tùng - Chủ tịch hội đồng trường Học viện Tài chính phát biểu bế mạc và tổng kết Hội thảo

Phát biểu bế mạc và tổng kết Hội thảo, GVCC.TS. Nguyễn Đào Tùng - Chủ tịch hội đồng trường Học viện Tài chính đã đánh giá cao sự nghiêm tục và tâm huyết của các nhà nghiên cứu tham gia Hội thảo và chỉ rõ: Hội nghị Quốc tế SEDBM 5 đã thu hút sự tham gia của các chuyên gia về tài chính, kế toán, kiểm toán, kinh tế và quản trị kinh doanh… là cơ hội kết nối, giao lưu giữa các nhà nghiên cứu hàng đầu trong học viện với các trường đại học trong và ngoài nước về mang tính lý luận và thực tiễn cao. Tổng số bài viết được đăng trên kỷ yếu hội thảo là 117 bài đến từ các nhà khoa học. Các bài viết có chất lượng cao, bao quát các vấn đề nổi bật được quan tâm trong thời điểm hiện tại. Các bài thảo luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu đa dạng dựa trên dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. 10 bài viết được lựa chọn trình bày trực tiếp tại hội thảo với các ý kiến phát biểu trao đổi trực tiếp và gần 300 câu hỏi của nhiều nhà khoa học, chuyên gia trong nước, những người quan tâm đến lĩnh vực phát triển kinh tế bền vững. Đây là những ý kiến đóng góp tâm huyết, những luận cứ khoa học và thực tiễn sinh động, quý báu rất cần thiết cho quá trình tiếp tục nghiên cứu sau này. Các bài viết trong kỷ yếu của hội thảo là một nguồn tham khảo và trích dẫn tin cậy đối với các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách. Qua tổng kết, đánh giá các bài nghiên cứu, hội đồng chuyên môn của Hội thảo đã chọn và trao giải 6 bài viết xuất sắc nhất.

GVCC.TS. Nguyễn Đào Tùng - Chủ tịch hội đồng trường và NGƯT. PGS.,TS. Trương Thị Thủy, Phó Giám đốc Học viện Tài chính tặng hoa chúc mừng đại diện các nhóm nghiên cứu được trao giải Bestpaper

SEDBM là Hội thảo quốc tế thường niên được tổ chức từ năm 2018. Qua 5 mùa Hội thảo, Học viện Tài chính đã khẳng định được năng lực tổ chức Hội thảo quốc tế với tính khoa học, chuyên nghiệp cao, với hạ tầng hiện đại và năng lực chuyên môn sâu, khả năng ngoại ngữ, thuyết trình tốt của các nhà khoa học Học viện Tài chính nói riêng, các nhà nghiên cứu Việt Nam nói chung. Thành công của các mùa Hội thảo còn là việc đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong nghiên cứu các vấn đề cấp bách, cốt lõi của toàn cầu hoá hiện đại và đưa ra các giải pháp đáp ứng trong bối cảnh mới. Đây cũng là khẳng định sự thành công trong hợp tác giữa Học viện Tài chính với Trường Đại học Greenwich, Viện kinh tế - Học viện chính trị QG.HCM, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM trong tổ chức Hội thảo quốc tế.

06 bài báo được trao giải Bestpaper

- The impact of the public revenue burden on the performance of small and medium-sized enterprises in vietnam (Academy of Finance)

- Assessment of corporate governance in vietnam state-owned enterprises (Institute of Economics - Ho Chi Minh National Academy of Politics)

- Corporate income tax and Vietnamese listed firm performance (Academy of Finance)

- Recognizing and governing labor relations in the sharing economy:  the key to building and developing  a sustainable sharing economy in Vietnam (University of Economics and Law - Vietnam National University  HCM City)

- effects of FDI linkages on domestic firms’ technological progress: the role of local business environment (Academy of Finance)

- Developing environmental accounting practices in vietnamese enterprises (Academy of Finance)

10 bài báo được trình bày tại Hội thảo tại 2 chuyên đề Hội thảo

- The impact of the public revenue burden on the performance of small and medium-sized enterprises in vietnam (Academy of Finance)

- Assessment of corporate governance in vietnam state-owned enterprises (Institute of Economics - Ho Chi Minh National Academy of Politics)

- Corporate income tax and Vietnamese listed firm performance (Academy of Finance)

- Recognizing and governing labor relations in the sharing economy:  the key to building and developing  a sustainable sharing economy in Vietnam (University of Economics and Law - Vietnam National University  HCM City)

- effects of FDI linkages on domestic firms’ technological progress: the role of local business environment (Academy of Finance)

- Developing environmental accounting practices in vietnamese enterprises (Academy of Finance)

- Deindustrialization and the relationship with globalization in Vietnam

(Academy of Finance)

- Multidimensional poverty reduction in lao cai province

(Institute of Economics-Ho Chi Minh National Academy of Politics)

- Agritourism as a pathway toward sustainability

(University of Economics and Law - Vietnam National University  HCM City)

- Banking industry with the international integration in the supply chain 4.0 and the formation of an international financial center (Academy of Finance)

Topic: Economic development in the context of globalization

Topic: Finance and management in the context of globalization

Chairpersons: 

1. PhD. Nguyen Thi Hong Van

2. Prof. Naoyuki Yoshino

3. PhD. Phung Thanh Binh

4. Assoc. Prof. Dr. Ly Phuong Duyen

5. MSc. Ha Tuan Vinh

6. MSc. Tran Thi Thu Nga

7. PhD. Vu Thi Thu Huong

Secretary:

MSc. Nguyen Thi Phuong Tuyen

     Chairpersons: 

1. Assoc. Prof. Dr. Pham Thi Thanh Hoa

2. Assoc. Prof. Farhad Taghizadeh-Hesary

3. Assoc. Prof. Dr. Nguyen Ngoc Toan

4. MSc. Phi Thi Minh Nguyet

5. PhD. Tran Thanh Thu

6. PhD. Ngo Duc Tien

7. PhD. Nguyen Huu Tan

Secretary:

PhD. Bui Ha Linh

Keynote Speaker:

1/ Nicholas Hand, ACCA, MSc, BComm

Director of International Affairs, Principal Lecturer in Finance,

Department of Accounting & Finance,

Nick Hand qualified with the ACCA in 1993, holds a Master degree in Operational Research and is a Senior Fellow of the Higher Education Academy.

Nick is Director of Partnerships and International in the University of Greenwich Business School. He was previously the Head of Department of Accounting and subsequently spent six years posted overseas, based in China, developing the Business School’s international partnerships. He has substantial experience in the development of academic programs both at the UK campus and at partner institutions internationally and particular in the South-East/East Asia region.

Nick’s research interests are in the areas of efficiency measurement and his publications are mainly in this area and particularly in the area of the application of mathematical models of measuring bank efficiency.

2/ FarhadTaghizadeh-Hesary

Associate Professor of Economics, Tokai University

Visiting Professor, Faculty of Economics, Keio University

 FarhadTaghizadeh-Hesary is an associate professor of economics at Tokai University in Japan, and a visiting professor at Keio University, Japan. He completed his master’s degree in energy economics from Tehran University, Iran, in 2011. Subsequently, He obtained a Ph.D. in energy economics from Keio University in 2015 with a scholarship from the government of Japan (MEXT). He has taught as an assistant professor at Keio following the completion of his Ph.D. until March 2018 and as an assistant professor at the faculty of political science and economics of WasedaUniversity 2018-2020.

He is a recipient of the Excellent Young Researcher (LEADER) status from the Ministry of Education, Culture, Sports, Science, and Technology (MEXT) of Japan with a five years’ competitive research grant (2019-2024). Presently he is also a visiting professor at Chiang Mai University (Thailand) and a distinguished research fellow and external scientific member at the University of Economics Ho Chi Minh City (Vietnam).

Farhad worked as a visiting scholar, visiting professor, and visiting fellow at several institutions and universities such as the Institute of Energy Economics of Japan (IEEJ) (2013–2015); the Credit Risk Database (CRD) association of Japan (2014–2015); Graduate School of Economics of the University of Tokyo (2016–2017), Griffith University, (Australia; 2019); The University of Tasmania, (Australia; 2019).

He has published a wide range of topics, including energy economics, energy policy, green finance, small and medium-sized enterprises finance, monetary policy, banking, and the Asian and Japanese economies.

He also led, managed, and has been involved in dozens of research, capacity building and training (CBT) and consulting projects on energy, economic, and financial related topics for the international organizations and institutions, including; United Nations; Asian Development Bank, Asian Development Bank Institute; Economic Research Institute for ASEAN and East Asia; Central Asian Regional Economic Cooperation Institute; and financial institutions and governments of various countries.

3/ Professor Naoyuki Yoshino

Chief Executive Officer of the ADBI 

Naoyuki Yoshino is Dean of the Asian Development Bank Institute (ADBI) and Professor Emeritus at Keio University, Tokyo, Japan. He obtained his PhD from Johns Hopkins University (United States) in 1979 where his thesis supervisor was Sir Alan Walters, economic adviser to former British Prime Minister Margaret Thatcher. Naoyuki has been a visiting scholar at the Massachusetts Institute of Technology (United States) and a visiting professor at various universities including the University of New South Wales (Australia), FondationNationale des Sciences Politiques (France), and University of Gothenburg (Sweden). He has also been an assistant professor at the State University of New York at Buffalo and an economics professor at Keio University.

Naoyuki’s professional career includes membership in numerous government committees. He was named Director of the Japan Financial Services Agency’s (FSA) Financial Research Center (FSA Institute) in 2004 and is now Chief Advisor. He was appointed as Chair of the Financial Planning Standards Board in 2007. He has served as Chairperson of the Japanese Ministry of Finance’s Council on Foreign Exchange as well as its Fiscal System Council (Fiscal Investment and Loan Program Section). Additionally, he has been a Board Member of the Deposit Insurance Corporation of Japan and President of the Financial System Council of the Government of Japan.

He was nominated for inclusion in Who’s Who in the World for 2009 and 2013, and was named one of the Top 100 Educators in 2009. He obtained honorary doctorates from the University of Gothenburg (Sweden) in 2004 and Martin Luther University of Halle-Wittenberg (Germany) in 2013. He also received the Fukuzawa Award in 2013 for his contribution to research on economic policy.

Một số hình ảnh khác

ASED5: TS. Lê Tuấn Hiệp - Chủ tịch hội đồng trường Đại học Tài chính và Quản trị kinh doanh tặng hoa chúc mừng Hội thảo cho GVCC.TS. Nguyễn Đào Tùng - Chủ tịch hội đồng trường Học viện Tài chính

 ThS. Phạm Thị Lan Phương - Trưởng Khoa Ngoại ngữ, Học viện Tài chính, phiên dịch tại Hội thảo

 Đại diện các nhóm tác giả trình bày tham luận

 Phản biện của các đại biểu tham dự

Chairpersons

 Đại biểu tham dự

 Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Báo chí đưa tin về Hội thảo:

1. Báo Nhân dân 

Ban CTCT&SV
Số lần đọc: 2199
Các bài đã đăng

Danh sách liên kết