Tìm
English
Thứ tư, 06/01/2021 - 10:20

Hội thảo Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2020 và dự báo 2021
Sáng 05/01/2021, tại Hà Nội, Viện Kinh tế Tài chính - Học viện Tài chính đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2020 và dự báo 2021”.

Tham dự hội thảo có sự góp mặt của: PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ - Giám đốc Học viện Tài chính; PGS.TS Nguyễn Vũ Việt - Phó Giám đốc Học viện Tài chính; PGS.TS Nguyễn Bá Minh - Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính; Đại diện các Ban, Khoa thuộc Học viện Tài chính cùng đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý đến từ các viên nghiên cứu, các trường đai học, học viện, các cơ quan quản lý kinh tế như: TS. Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính; PGS.TS Trần Kim Chung - Phó Viện trưởng Viện NC quản lý kinh tế TW; Ông Nguyễn Quốc Lân P.GĐ TT TT Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công thương; Viện Chiến lược & Chính sách Tài chính, Viện chiến lược Ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân,… cùng các cơ quan báo trí, truyền thông đến dự và đưa tin về Hội thảo.

PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ - Phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ - Giám đốc Học viện Tài chính cho biết. Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2020 diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid- 19 bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới . Kinh tế - xã hội trong nước gặp những thuận lợi từ kết quả phát triển tích cực trong năm 2019, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức như: Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường làm tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao… Tháng 12/2020, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo tăng trưởng toàn cầu giảm 4,2% trong năm 2020; Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng toàn cầu giảm 4,4%... Kinh tế - xã hội trong nước gặp những thuận lợi từ kết quả phát triển tích cực trong năm 2019, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức như: Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường làm đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu khiến cho tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực của Việt Nam chậm lại; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao. Bên cạnh đó, hạn hán, xâm nhập mặn, bão lũ diễn ra liên tiếp gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh mạng, đời sống và hoạt động sản suất của nhân dân, dịch tả lợn châu Phi chưa được khống chế hoàn toàn...

Trước bối cảnh đó, Đảng và Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết quan trọng và chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện  một cách quyết liệt như: Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020; Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19; Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; văn bản số 622/TTg-KTTH và số 623/TTg-KTTH ngày 26/5/2020 về việc tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 Những giải pháp kịp thời này đã góp phần quan trọng tạo sự chuyển biến tích cực trong ổn định kinh tế đất nước: GDP năm 2020 ước tính tăng 2,91% so với cùng kỳ năm 2019 (tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020, nhưng là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới, được Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá qua báo cáo công bố ngày 22/12/2020 là “thành tích gần như độc nhất vô nhị trong khủng hoảng toàn cầu do Covid-19”); CPI bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với bình quân năm 2019, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra là dưới 4%; Lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng 2,31% so với bình quân năm 2019...

Dưới sự chủ trì của PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ, TS. Nguyễn Anh Tuấn. Hội thảo tập trung thảo luận những vấn đề chính như:

- Diễn biến thị trường, diễn biến của thị trường giá cả năm 2020 và dự báo 2021.

- Những yếu tố cơ bản, những nguyên nhân chủ yếu tạo nên bức tranh thị trường trong thời gian qua; Dịch bệnh Covid-19 - Bùng nổ các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động.

- Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến tình hình giá cả, lạm phát của thị trường trong thời gian qua.

- Tác động của diễn biến giá, thị trường tới các vấn đề về phát triển và tăng trưởng kinh tế; thu - chi ngân sách nhà nước; lãi suất ngân hàng; tỷ giá ngoại hối; nợ công;…

- Đề xuất giải pháp quản lý, điều hành và bình ổn giá cả, tổ chức thị trường phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay.

Hội thảo đã nhận được 35 bài tham luận được đăng trong kỷ yếu Hội thảo và rất nhiều ý kiến thảo luận trực tiếp tại Hội thảo. Phát biểu bế mạc Hội thảo, PGS. TS Nguyễn Trọng Cơ đánh giá rất cao các bài tham luận và các ý kiến đóng góp tại Hội thảo là những căn cứ khoa học và thực tiễn vững chắc để dự báo và đề xuất giải pháp góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nhưng năm tới.

Các báo cáo và các ý kiến đóng góp tại Hội thảo được tổng hợp và lưu trữ tại Phòng Khoa học và Đào tạo, Viện Kinh tế - Tài chính.

Hội thảo kết thúc vào hồi 12h 200 cùng ngày.

Một số hình ảnh của buổi Hội thảo:

PGS.TS Nguyễn Bá Minh - Trình bày tham luận

Đại diện Cục quản lý giá - trình bày tham luận

          Ông Nguyễn Quốc Lân – PGĐ TTTT Công nghiệp và thương mại BCT - Trình bày tham luận

Viện Kinh tế - Tài chính
Số lần đọc: 311

Danh sách liên kết