Tìm
English
Thứ năm, 17/10/2024 - 9:35

Khoa Lý luận chính trị, Học viện Tài chính tổ chức hội thảo “Hoàn thiện cơ chế quản lý trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam”
(HVTC) - Hội thảo diễn ra chiều 11/10/2024. Có 6 tham luận được trình bày và nhận được nhiều ý kiến đóng góp và thảo luận tại hội thảo. 29 bài viết có giá trị lý luận và thực tiễn được chọn đăng kỷ yếu. TS. Dương Quốc Quân – Trưởng khoa Lý luận chính trị chủ tọa Hội thảo.

 Đại biểu tham dự tại Hội thảo

Tham dự Hội thảo có Lãnh đạo và toàn thể viên chức khoa Lý luận chính trị.

TS. Dương Quốc Quân – Phó trưởng khoa (PT) Lý luận chính trị phát biểu

Phát biểu Khai mạc, TS. Dương Quốc Quân – Phó trưởng khoa (PT) Lý luận chính trị đã nêu nội dung, mục tiêu của hội thảo và cho biết, trong những thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) đã tạo ra những bước tiến đáng kể trong việc nâng cao đời sống nhân dân, phát triển kinh tế bền vững và duy trì ổn định xã hội. Tuy nhiên, trước bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng và sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0, biến đổi khí hậu, già hóa dân số,…Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức mới, đòi hỏi sự hoàn thiện về thể chế trong đó có cơ chế quản lý. Do đó, hội thảo “Hoàn thiện cơ chế quản lý trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” được khoa Lý luận chính trị tổ chức đã góp phần trao đổi các vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế trong kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta thời gian qua.

 TS. Dương Quốc Quân – Trưởng khoa Lý luận chính trị chủ tọa Hội thảo

Hội thảo diễn ra qua 2 phần, phần 1: Các vấn để đặt ra đối với cơ chế quản lý trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay; phần 2: Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Có 06 tham luận được trình bày.

TS. Vũ Thị Thu Hương - Phó Trưởng bộ môn Kinh tế chính trị Mác- lênin trình bày tham luận 

Tại phần 1, TS. Vũ Thị Thu Hương - Phó Trưởng bộ môn Kinh tế chính trị Mác- lênin trình bày tham luận “Dân chủ - yêu cầu hàng đầu trong hoàn thiện cơ chế quản lý trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”. Tác giả thông qua các số liệu đã chỉ ra các vấn đề: Mức độ tư do kinh tế còn thấp; môi trường cạnh tranh chưa bình đẳng; sự tham gia của người dân vào quản lý nhà nước còn mang tính hình thức, chưa có cơ chế cụ thể và chế tài tiếp thu và giải quyết ý kiến của người dân. Tác đánh giá, việc hoàn thiện cơ chế quản lý nếu đáp ứng được yêu cầu dân chủ về kinh tế sẽ huy động sức dân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; đồng thời tăng trưởng kinh tế cao mang lại điều kiện vật chất sung túc để không ngừng nâng cao cải thiện đời sống của nhân dân trong tương lai.

 TS. Nguyễn Thanh Quý – bộ môn Đường lối cách mạng của Đảng CSVN trình bày tham luận tại hội thảo

Với tham luận “Xây dựng chính phủ hiệu quả động lực cho tăng trưởng bền vững cho kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, TS. Nguyễn Thanh Quý đã làm rõ những đặc trưng, khái quát thực trạng và chỉ ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả xây dựng chính phủ trong thời gian sắp tới nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Đại hội XIII đã đề ra. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ đến các nước trên thế giới, việc đẩy mạnh xây dựng chính phủ hiệu quả là yếu tố quan trọng để hiện thực hoá các mục tiêu này.

TS. Phạm Quỳnh Trang - Phó Trưởng bộ môn Triết học Mác – lênin trình bày tham luận

Trong phần 2 của Hội thảo, TS. Phạm Quỳnh Trang - Phó Trưởng bộ môn Triết học Mác - Lênin trình bày tham luận “Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý quan hệ phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo quan điểm của đại hội đảng XIII”. Tác giả đã phân tích rõ sự cần thiết của việc hoàn thiện cơ chế quản lý quan hệ phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay; đề xuất 6 giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý quan hệ phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

 Ths. Vương Thúy Hợp - bộ môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin trình bày tham luận

Ths. Vương Thúy Hợp - bộ môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin với tham luận “Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thể chế kinh tế để hoàn thiện cơ chế quản lý trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Viêt Nam” đã khẳng định: đổi mới ở Việt Nam gắn liền với quá trình đổi mới thể chế kinh tế với việc chuyển từ thể chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đây là một mô hình hoàn toàn mới, chưa hề có tiền lệ cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn trong lịch sử nhân loại. Do đó, cần phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, góp phần xây dựng một nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại; hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tác giả cũng đề xuất 5 giải pháp căn bản hướng đến hoàn thiện cơ chế quản lý này.

TS. Nguyễn Ngọc Ánh với tham luận “Cơ chế phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiệu quả trong thực hiện thích ứng linh hoạt kiểm soát tình hình cơn bão yagi ở Việt Nam tháng 9/2024” đã chỉ rõ, bên cạnh sự chia sẻ của đồng bào cả nước, vai trò to lớn của Đảng, Nhà nước trong phân bổ nguồn lực thích ứng trước tình hình diễn biến phức tạp của cơn bão. Đây là một trong những thành công to lớn của công tác phân bổ nguồn lực ở Việt Nam hiện nay. Nguồn lực này đóng vai trò chủ công trong hoạt động phòng, chống thiên tai và duy trì, phục hồi sản xuất.

Các tham luận trình bày đã nhận được nhiều ý kiến phản biện và đóng góp của các đại biểu tham dự hội thảo.

Tổng kết Hội thảo, TS. Dương Quốc Quân đánh giá cao sự nhiệt huyết, trách nhiệm cao của các giảng viên trong công tác NCKH với 29 bài. Các tham luận và ý kiến trao đổi trực tiếp tại hội trường đã làm rõ hơn nhiệm vụ

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, gồm: Hoàn thiện thể chế về sở hữu, hoàn thiện thể chế phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp; hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường; hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm phát triển bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội;phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. ..

Thứ 2, hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, hội thảo đã tổng hợp đề xuất 08 nhóm giải pháp, gồm: Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật; Cải cách thủ tục hành chính phải theo hướng thống nhất, công khai, minh bạch, đơn giản. Kiên quyết xóa bỏ các thủ tục hành chính gây phiền hà, sách nhiễu. Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức chuyên nghiệp, vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Xây dựng và hoàn chỉnh các chính sách kinh tế và xã hội đồng bộ và nhất quán để huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước, trên cơ sở các nguyên tắc của thị trường; Nhà nước phải thể hiện vai trò định hướng, giảm tối đa các can thiệp quá sâu và bảo đảm đầy đủ quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, quyền tự chủ của các cá nhân, doanh nghiệp. Nhà nước phải tạo lập môi trường cạnh tranh hợp pháp, bình đẳng; Nhà nước phải sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, quản lý tốt vốn và tài sản công...

Một số hình ảnh tại buổi hội thảo:

Đại biểu tham đóng góp ý kiến và thảo luận tại hội thảo

 

Khoa LLCT
Số lần đọc: 176

Danh sách liên kết